Cần phải hút sinh viên giỏi vào ngành khoa học cơ bản
Nghị quyết Trung ương VI và ngay cả dự thảo Hiến pháp vẫn tiếp tục khẳng định, khoa học cơ bản (KHCB) là cốt lõi cho sự phát triển của đất nước. Vậy làm thế nào để phát triển KHCB trong thời gian tới? PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS.VS Nguyễn Văn Hiệu.
Nghị quyết Trung ương 6 vê phát triển Khoa học và Công nghệ thừa nhận hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng; đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao… Theo GS.VS, để giải quyết những bất cập này thì nên bắt đầu từ đâu?
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ VI (khóa XI) đã chỉ rõ những giải pháp đồng bộ để chấn hưng khoa học và công nghệ nước ta. Nhiều giải pháp có liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, phải được thực hiện đồng thời mới đạt hiệu quả cao. Muốn cho khoa học và công nghệ phát triển, trước hết phải có đội ngũ khoa học mạnh gồm những cán bộ khoa học vừa có tài về chuyên môn khoa học công nghệ, vừa có ý chí làm khoa học để xây dựng đất nước, đoàn kết và hợp tác với nhau. Cần thực hiên ngay các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc rèn luyện đội ngũ khoa học mạnh đó.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.
Qua công tác tuyển sinh của các trường hiện nay cho thấy, nhiều học sinh giỏi chưa thực sự quan tâm đến các ngành học KHCB. Nhiều ngành học có số lượng thí sinh đăng ký rất ít. Chính yếu tố này đã khiến cho công tác tạo nguồn các nhà khoa học trẻ gặp nhiều khó khăn. Theo GS. VS, vấn đề bất cập ở đây là do đâu? Cần giải pháp gì để làm thay đổi quan niệm của giới trẻ về ngành KHCB?
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Hiện tượng rất đáng buồn mà phóng viên vừa nói là nguy cơ dẫn đến sự tuyệt tự của khoa học Việt Nam mà tôi đã cảnh báo vài năm trước đây trong một câu trả lời phỏng vấn cũng của phóng viên báo điện tử Dân trí. Sở dĩ có nguy cơ đó là vì từ khi nền kinh tế của đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc rèn luyện cho được một đội ngũ khoa học công nghệ mạnh không còn được các cấp lãnh đạo quan tâm như trước nữa.
Muốn phát triển khoa học cơ bản một cách bền vững thì chúng ta cần hội tụ những yếu tố nào? Việc ngân sách đất nước còn hạn hẹp chưa thể đầu tư cho KHCB nhiều có phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm phát triển của khoa học công nghệ?
Video đang HOT
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Có rất nhiều yếu tố, nhưng không cần phải hội tụ các yếu tố đó lại với nhau, vì có một yếu tố quan trọng nhất làm cho các yếu tố khác tự động hội tụ lại với nhau. Yếu tố quan trọng nhất đó là việc lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp có quyết tâm phát triển khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khoa học công nghệ bằng các chính sách và biện pháp thật cụ thể, đặc biệt là chính sách trọng dụng trọng dụng những cán bộ khoa học công nghệ thực sự có tài và có ý chí.
Một vấn đề đặt ra, vào những năm 80 – 90, trong khi đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì lúc đó KHCB lại phát triển khá thịnh vượng. Khi đất nước phát triển đi lên thì lại thấy dấu hiệu chững lại, thậm chí là tụt lùi. GS.VS có thể lý giải điều nghịch lý này?
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Chính là vì trong hai thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước và trước đó nữa, ngay từ khi Cách mạng tháng 8 vừa thành công, Chính phủ đã quan tâm và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học phát triển, còn về sau thì sự quan tâm đó không còn như trước nữa, mặc dầu trên văn bản thì vẫn viết phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Hiện tại các ngành đào tạo “ nóng” như Tài chính – Ngân hàng, Kế toán… đang có dấu hiệu dư thừa nên với việc tiếp tục đưa chiến lược phát triển khoa học cơ bản vào Nghị Quyết Trung ương 6 có thể sẽ tạo nên một cuộc chạy đua mở ngành liên quan đến lĩnh vực này. GS.VS có chia sẻ gì đối với các trường đang và sẽ mở ngành đào tạo KHCB hiện nay? Những thí sinh như thế nào thì nên đầu đơn theo học các ngành KHCB? Việc đào tạo của các trường có truyền thống đào tạo KHCB phải thay đổi như thế nào?
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Không nên vội thành lập thêm các đơn vị đào tạo đại học về các ngành KHCB, mà cũng không nên vội tăng chỉ tiêu đào tạo về KHCB, mà trước hết cần có chính sách trọng dụng những người giỏi KHCB để khuyến khích học sinh giỏi các trường trung học phổ thông chọn học các ngành KHCB khi thi vào trường đại học.
“Quý hồ tinh, bất quý đa” như Đại vương Trần Hưng Đạo đã chủ trương khi có viên tướng đề nghị tuyển mộ thêm trai tráng đi lính để đánh giặc Nguyên. Muốn có KHCB tiên tiến cốt yếu là phải có những người nghiên cứu cơ bản rất giỏi, đương nhiên càng nhiều người rất giỏi thì càng tốt, nhưng không cần những người kém. Thà có hàng chục tiến sĩ giỏi còn hơn có hàng trăm tiến sĩ làng nhàng hoặc hàng ngàn tiến sĩ tồi.
Xã hội còn rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp tham gia phát triển các ngành kinh tế, rất cần có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và công nghệ giỏi. Do đó cũng cần phải định hướng cho học sinh trung học phổ thông, kể cả các học sinh giỏi, vào học các trường đại học và cao đẳng đào tạo nhân lực cho các ngành nông – công nghiệp, y tế, văn hóa v.v… Điều cốt yếu là khi nào cũng có một tỷ lệ nhất định các học sinh đam mê khoa học, có năng khiếu khoa học, có thành tích học tập tốt, lựa chọn học các ngành KHCB khi vào đại học.
Số trường đại học đang có ngành đào tạo về KHCB ở nước ta hiện nay có thể coi là tạm đủ. Đáng lo ngại là chất lượng đào tạo còn thấp và có rất ít hoặc không có sinh viên giỏi, kể cả ở các trường đại học hàng đầu. Để đào tạo được đội ngũ khoa học trẻ tài năng cho đất nước, phải nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học có các ngành đào tạo về KHCB và thu hút được sinh viên giỏi vào học các ngành này.
Xin cảm ơn GS.VS!
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo dân trí
Phạt tiền nếu vi phạm dạy thêm: Chế tài có thật sự cần thiết?
Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đề cập đến việc "phạt nặng" đối với các vi phạm về dạy thêm nhằm nâng cao tính răn đe để chấn chỉnh. Tuy nhiên, xoay quanh điểm này đã có những ý kiến trái chiều.
Ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, trước đây, mới chỉ có xử phạt việc tổ chức lớp độc lập chứ chưa từng đi vào khái niệm dạy thêm. Dự thảo lần này quy định các vi phạm liên quan đến dạy thêm sẽ chịu mức 3 - 30 triệu đồng. Mục đích đưa ra hình thức xử phạt hành chính ở mức cao là nhằm nhắc nhở giáo viên (GV) cần thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 17)
Tuy nhiên, theo cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) cho rằng, Thông tư 17 về dạy thêm đã có những hình thức xử lý đối GV vi phạm. Theo đó, GV có thể bị cảnh cáo, nhắc nhở... thậm chí là đình chỉ đứng lớp. Chính vì thế, việc xử phạt bằng tiền có nên hay không? Nếu chúng ta xác định phạt nặng để răn đe nhằm chấn chỉnh dạy thêm thì cần phải xem xét lại. Ở đây cần nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khách quan hơn, dạy thêm học thêm là nhu cầu có thật và chúng ta đang xử lý việc dạy thêm mang tính chất ép buộc.
"Tôi nghĩ khi GV bị xử lý kỹ luật do vi phạm về dạy thêm đã là một hình phạt nghiêm khắc rồi. Do đó việc phạt tiền là không nên" - cô Yến nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Ngô Văn Hợi - phó giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, đơn vị tiên phong trong việc chấn chỉnh dạy thêm học thêm phân tích: "Khi xử phạt hành chính bắt buộc phải quy rõ ràng lỗi vi phạm. Song trên thực tế, việc quy lỗi vi phạm không đơn giản như chúng ta nghĩ. Bên cạnh đó, việc xử phạt hành chính cũng không phải là cái gốc để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm".
Phân tích về tình huống hành vi vi phạm, ông Nguyễn Tiến Quang - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang chia sẻ: "Thực tế trong Thông tư 17, Bộ GD-ĐT đưa quy định, các trường tiểu học không dạy thêm môn văn hóa, trừ bồi dưỡng về văn hóa văn nghê, thể dục thể thao và rèn kỹ năng sống. Hiện nay ở Bắc Giang có biểu hiện các trường tiểu học lách luật đề nghị làm tờ trình xin cấp phép dạy thể dục thể thao và rèn kỹ năng sống, nhưng cấp phép lại dạy thêm văn hóa, dạy thêm trá hình.
Bên cạnh đó, trong Thông tư 17 có quy định, đối với GV đang hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức dạy thêm, nhưng được tham gia dạy thêm. Vậy hành vi tổ chức dạy thêm ở nhà có bị xử phạt không?".
Tại Hội thảo góp ý về Nghị định xử phạt hành chính giáo dục ngày 19/3, ông Đỗ Văn Thông - phó giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Bình thẳng thắn cho biết: "Kiểm tra dạy thêm học thêm trên địa bàn là rất khó. Do cơ chế hiện này là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thậm chí là còn phải xin phép nên việc tiếp cận "bắt tận tay" gần như là không có". Cũng theo ông Thông: "Việc chúng ta cứ lôi nhau ra mà phạt rất khó khăn. Vì thế cần coi trọng tính tuyên truyền, trừ những chỗ khó khăn quá".
Giải đáp về những băn khoăn này, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng nhấn mạnh: "Đưa ra mức xử phạt không phải là ngành lúc nào cũng nhắm đến việc xử phạt mà có tính răn đe để mọi người biết đó là lỗi vi phạm, tránh bị xử phạt. Chúng ta nên nhớ, dự thảo Nghị định cũng nêu rất rõ hình thức xử lý vi phạm đó là nhắc nhở sau đó mới tiến đến phạt tiền. Chính vì thế, việc xử phạt chỉ được tiến hành khi mà nhắc nhở vẫn cố tình tái diễn vi phạm".
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Bỏ quy định miễn học phí bậc tiểu học Trong khi điều 59 của Hiến pháp 1992 quy định "bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" thì dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bỏ ý này mà thay bằng câu ở điều 42: "công dân có quyền và nghĩa vụ học tập". Với việc quy định chung chung như vậy khiến dư luận đặt ra câu...