Cần phải chín chắn khi chọn nghề
Đang mùa tuyển sinh 2019. Trong số những thí sinh hăm hở chọn trường đúng ngành đúng nghề theo nguyện vọng, vẫn còn không ít thí sinh đang “băn khoăn đứng giữa đôi dòng nước”.
Bạn hãy mạnh dạn chọn đúng ngành nghề mình thích, không nhất thiết phải là nhân viên văn phòng sáng láng hay chuyên viên xách cặp đi – về ngày hai buổi nơi công đường.
Trong số những thí sinh hăm hở chọn trường đúng ngành đúng nghề theo nguyện vọng, vẫn còn không ít thí sinh đang “băn khoăn đứng giữa đôi dòng nước”. Nguồn: internet
Bạn Nguyễn Công Đức, sinh viên Trường Đại học Văn Lang học ngành công nghệ thực phẩm, dẫu ra trường hơn một năm vẫn chưa tìm được việc làm. Bởi với chuyên môn Đức học 4 năm trời ở trường đại học, bạn không thể làm việc ở văn phòng, công việc của Đức phải gắn liền với chiếc áo blouse trắng ở phân xưởng chế biến thực phẩm hay phòng kiểm nghiệm KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Tiếc là, Đức chỉ dự tuyển vào công việc “bàn giấy” nên mãi không tìm được nơi làm phù hợp.
Bạn Nguyễn Thị Như Tâm, sinh viên năm 2, khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, quyết định bỏ luôn gần hai năm học tập. Mùa tuyển sinh năm ngoái, Tâm cầm hồ sơ thi tuyển hai năm trước, xin được vào học tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ngành sinh vật.
Bởi cuối cùng, Tâm phát hiện mình rất thích đứng trên bục giảng với mái tóc dài ngang vai và chiếc áo dài thướt tha. Hồ sơ cũ không được chấp nhận, Tâm quyết định thi lại. Với số điểm đạt được như ý trong kỳ thi vừa qua, Tâm đã trở thành sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh như mong muốn.
Qua các câu chuyện thực tế kể trên, rút ra một điều rằng, khi chọn ngành nghề, mọi người cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Không “can đảm” bỏ hai năm đã học ngành không thích như bạn Tâm, cuối cùng, Đức đã phải “ôm” luôn bốn năm ngành công nghệ thực phẩm để chọn công việc “bàn giấy”.
Video đang HOT
Nếu may mắn tìm được việc làm, tất nhiên, sau này Đức phải đi học lại ngành nghề phù hợp. Còn không thì Đức vẫn phải chấp nhận làm cái nghề mà bạn đã “trót học”. Còn Tâm, chúc mừng bạn đã mạnh mẽ chọn lối rẽ mình thích. Hai năm học ngành khoa học sinh học, thời gian không ngắn cũng không dài, nhưng đủ để bạn cảm thấy mình chính chắn hơn, mình muốn gì và không muốn gì.
Chọn đúng ngành nghề để học để làm, quả không phải công việc dễ dàng. Không loại trừ “những ám ảnh phù hoa” của công việc như các nghề diễn viên, đạo diễn, phi công, tiếp viên hàng không; người mới vào đời như các bạn tân sinh viên còn “vấp” phải sức hút của các nghề có thu nhập “khủng” như phiên dịch, biên dịch, chuyên viên cao cấp… ở những dự án, những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, đôi khi những cảm nhận, những “sức hút ban đầu” ấy chỉ là cảm tính, là sở thích tạm thời chưa được “liệu cơm gắp mắm”. Sự chọn lựa cảm tính này sẽ tạo cho bạn một cảm giác chông chênh khi làm việc, còn con đường “nhất nghệ tinh” hầu như không có.
Cho nên, bạn hãy “đo ni đóng giày” cho chính mình khi chọn một ngành nghề để học hay để làm. Khi bạn làm việc, không chỉ để mưu sinh, không chỉ để đóng góp cho xã hội, mà còn là niềm đam mê với những gì bạn thích. Học hoặc làm một công việc không có đam mê, bạn sẽ thấy mịt mùng lối ra.
Không gì thú vị hơn, khi mai này vào đời, sau bốn năm học đại học hoặc qua một khóa học nghề chi chi đó, bạn tìm được công việc nhiều trong một. Vừa yêu thích vừa đúng sở trường, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung. Bởi đây không chỉ là “người tình” để bạn gắn bó, đam mê; mà còn là “bến đỗ” để bạn cảm thấy tự tin dấn tới, dù “cuộc đời có thay đổi thì ta cũng chẳng buồn đổi thay”.
Theo Minh Phương/doanhnhansaigon.vn
Điểm chuẩn đại học vẫn tăng
Kết thúc 10 ngày thí sinh (TS) điều chỉnh nguyện vọng (NV) bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp. Dựa trên số lượng NV, nhiều trường đại học (ĐH) cho biết, dù số lượng đăng ký vào trường tăng giảm liên tục nhưng dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng so với năm 2018, đặc biệt tăng mạnh ở các ngành hot.
Nguyện vọng đăng ký giảm
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT có tổng cộng 288.303 TS đăng ký. Trong đó, TS điều chỉnh NV trực tuyến là 223.964, TS đăng ký điều chỉnh NVĐH với phương thức điều chỉnh trực tiếp là hơn 63.000.
Điểm chuẩn dự kiến tăng. Ảnh: Internet
Kết thúc đợt điều chỉnh NV, các trường ĐH dự báo điểm chuẩn năm 2019 sẽ tiếp tục biến động. TS Nguyễn Đào Tùng - Trưởng Ban Quản lý đào tạo Học viện Tài chính cho biết, có tổng số gần 24.000 TS đăng ký NV với tỷ lệ chọi là 1/10 TS. Nguyên nhân giảm NV là do sau khi biết kết quả thi, TS nhận thấy trường lấy điểm sàn xét tuyển cao, lo sợ điểm chuẩn tăng nên TS thay đổi NV liên tục. Trong đợt điều chỉnh NV, nhiều TS đăng lý lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh.
Dù NV đăng ý vào trường giảm hơn so với tháng 4 (có gần 30.000 TS đăng ký) nhưng dự đoán điểm chuẩn sẽ tăng nhẹ từ 1 đến 2 điểm. TS Nguyễn Đào Tùng khẳng định phổ điểm thi năm nay tốt hơn so với 2 năm vừa rồi, phù hợp với kỳ thi 2 mục đích là vừa lấy làm điểm công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ.
Điều này có lợi cho công tác xét tuyển, đối với các trường top đầu muốn lấy TS giỏi thì kết quả này là thước đo để các ngành lực chọn được nhân lực phù hợp với xu thế phát triển. Còn với những trường top dưới, điểm thi sẽ phân loại cũng như biết được khả năng, trình độ của TS.
Như tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, trong 10 ngày điều chỉnh NV, số TS điều chỉnh giảm hàng nghìn hồ sơ mỗi ngày, phần lớn là những ngành có dự báo điểm chuẩn cao vì số NV đăng ký lớn như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, logistics...
Đây cũng là một trong những trường có điểm sàn cao nhất năm nay ở khối ngành kỹ thuật khi lấy từ 15 đến 24 điểm. Trong đó, ngành mới mở năm nay là Robot và trí tuệ nhân tạo có điểm sàn tới 24 điểm; Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ô tô lấy 21 điểm.
Điểm chuẩn sẽ tăng như dự báo
Dựa vào số lượng TS điều chỉnh NV và ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào, nhiều trường ĐH cho biết, điểm chuẩn sẽ tăng như dự báo trước đó. Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, vì phổ điểm trúng tuyển ĐH có thể cao hơn năm 2018 nên dự kiến điểm trúng tuyển vào các chuyên ngành của trường sẽ nhỉnh hơn năm ngoái.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra dự báo điểm chuẩn vào 55 chương trình đào tạo ĐH chính quy năm 2019. Theo đó, hầu hết điểm chuẩn các ngành tăng nhẹ 1 đến 1,5 điểm. Nhóm ngành dự báo có điểm chuẩn cao nhất lên tới 28 điểm là khoa học máy tính. Các nhóm ngành như Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo sẽ có điểm chuẩn dự kiến từ 26 đến 27 điểm.
Các nhóm ngành Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật điều khiển tự động hóa, Công nghệ thông tin Việt-Nhật, Công nghệ thông tin Global ICT có điểm chuẩn dự kiến từ 25 - 26 điểm. Nhóm ngành còn lại có điểm chuẩn dự kiến thấp nhất từ 19 đến 20 điểm.
Còn tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng Phòng quản lý đào tạo dự đoán điểm chuẩn của một số ngành hot của trường sẽ tăng lên như: Marketing, Kinh tế quốc tế, Quản trị khách sạn, còn một số ngành không hot điểm chuẩn sẽ thấp hơn. Qua phân tích, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Phạm Thu Hương cho biết, dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào trường có thể cao hơn một chút so với năm 2018.
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, dự báo hầu hết các ngành trường có điểm chuẩn tăng nhẹ 1-1,5 điểm. Năm nay, TS đăng ký vào các nhóm IT1, IT2, ME1, EE2 rất cao, đặc biệt IT1 là sấp xỉ 10 (theo số liệu thống kê sơ bộ đến hết ngày 20/4). Từ đây, trường dự báo điểm chuẩn tăng 2 - 2,5 điểm.
Năm 2019, ĐH Hà Nội tuyển 2.500 chỉ tiêu xét tuyển vào 12 ngành học. TS Hoàng Gia Thư - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch, Đại học Hà Nội thông tin, tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là những ngành học thu hút nhiều TS đăng ký vào trường điểm chuẩn dự kiến tăng mạnh. Nếu môn Ngoại ngữ nhân đôi thì tổng điểm vào các ngành này dao động từ 30-32 điểm.
Theo kinhtedothi
Nhiều thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ở những trường ĐH top giữa Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hết 31-7, các thí sinh kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng duy nhất trong năm 2019. Thống kê cho thấy, số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến chiếm đa số, sau đợt điều chỉnh, các trường ĐH top giữa cũng có những dịch chuyển thí sinh đáng kể. Thống kê của Vụ Giáo dục...