Cần những cái lắc đầu dứt khoát
Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) vừa công bố đã đưa ra một con số chua chát và một sự thật chí mạng. Con số, một minh họa cho “khả năng chịu đựng sự vòi vĩnh” của người dân đang tăng qua thời gian. Cụ thể, năm 2012, “mức chịu đựng” là 5,11 triệu đồng và 2013 là 8,18 triệu đồng.
Người dân lắc đầu ngán ngẩm!
Không lắc đầu không được khi có địa phương, chỉ 1,6% người dân xác nhận là họ có biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.
Không lắc đầu không xong khi ngay cả trong việc “tự nguyện đóng góp” tiền bạc xây sửa các công trình công cộng ở địa phương, 50% người dân cho biết họ “tự nguyện” là do bị chính quyền vận động hoặc ép buộc.
Và phải lắc đầu thật mạnh khi những “đường dây nóng” hay chiến dịch “Nói không với phong bì” giống như chuyện tiếu lâm khi 42% người dân vẫn phải hối lộ mỗi khi tới các bệnh viện. 30% người dân nói có tham nhũng khi làm thủ tục liên quan đến GCNQSDĐ. 24% cho rằng phải mất thêm tiền khi xin cấp phép xây dựng. 42% nêu có tiêu cực khi xin việc vào cơ quan nhà nước…
Tóm lại, dường như cứ động đến cơ quan nhà nước là phải lót tay, phải phong bì.
Video đang HOT
Hôm kia, 70.000 hộ dân thuộc các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai cũng đã lắc đầu ngán ngẩm khi đã là lần thứ 5 đường ống dẫn nước Sông Đà bị vỡ. Đoạn ống vỡ, giờ lại làm “bục” ra đến 5 chuyện “to bằng cái đình”.
Ấy là chuyện nền đất yếu đã được cảnh báo nhưng không được xử lý. Ấy ống nước được làm từ composite do chủ đầu tư nhập công nghệ từ Trung Quốc về và tự sản xuất để có giá bèo. Ấy là việc công trình dẫn nước này của Vinaconex từng được trao “Cup vàng chất lượng xây dựng Việt Nam” lần đầu tiên.
Và ấy là dự báo mà không muốn thì 70.000 dân 3 quận, cũng như người dân cả nước cũng phải lắc đầu: Với công nghệ ấy, cúp vàng vậy, đường ống này còn phải vỡ vài lần nữa. Và vỡ cho đến khi đường ống mới, với 4.000 tỉ, được xây dựng.
Không có một chữ “lòng tin” hay “niềm tin” nào, nhưng mấy con số, một đánh giá đang là những dấu hiệu cho thấy lòng tin của dân chúng vào những hoạt động “quản trị ở cấp quốc gia và địa phương” đang giảm sút.
“Khả năng chịu đựng sự vòi vĩnh của dân đang tăng qua thời gian”- một cái lắc đầu chua chát. Và nó cần những cái lắc đầu kiên quyết mạnh mẽ với tham nhũng của những người có trách nhiệm từ cả cái cup vàng cho đến những thứ tưởng như là vặt.
Theo LĐO
1%, 30% hay 50%?
Đây là ba con số đánh giá tỉ lệ cán bộ công chức viên chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Con số 1% là của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Số liệu thứ hai của Phó thủ tướng thường trực, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc. Và con số thứ ba là của nhiều và rất nhiều độc giả gửi về tòa soạn.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Nghị quyết của Quốc hội kỳ họp ngày 29/10 vừa qua đã cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ "khất" việc làm sáng tỏ 1% hay 30% công chức không làm được việc mà nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đó là số công chức "có cũng được mà không cũng được". Đồng thời, cũng "gia hạn" cho Bộ trưởng Bình từ nay đến hết 2014 phải rà soat, đánh giá lại và có biện pháp hữu hiệu đối với toàn bộ bộ máy công chức nước nhà.
Cách đó mấy hôm, trước "áp lực" từ phía các Đại biểu Quốc hội yêu cầu giải trình về con số mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: "Trong cuộc họp tổng kết ngành nội vụ của năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói có dư luận cho rằng có mấy mươi phần trăm đó là như thế nào. Đây không phải là ý kiến của Phó Thủ tướng".
Những lời giải thích của Bộ trưởng Bình không phải không có lý của ông bởi trước đó, trong báo cáo vè vấn đề này của Bộ Nội vụ, con số cán bộ công chức yếu kém chỉ có 1%.
Vấn đề ở đây không phải là cách lý giải mà nội hàm lời lý giải đó có hợp lòng dân hay không? Tức là có đúng với thực tế không?
Nếu như chỉ có 1% cán bộ công chức yếu kém thì không thể nói khác, nền hành chính của nước ta mạnh, rất mạnh. Mạnh không chỉ bởi chất lượng công chức yếu kém chỉ có 1% - một con số lý tưởng cả với các nước có nền hành chính chuyên nghiệp nhất thế giới mà còn có một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lên tới hàng triệu người.
Với đội ngũ hùng hậu và chất lượng cao như vậy, người dân chắc chắn phải được phục vụ như những... ông hoàng!
Song ngược lại, họ đã "hài hước" khi "phong" cho nền hành chính nước nhà cái danh hiệu khá... độc đáo: "Hành là chính!".
Thực tế là người dân mỗi lần đến cửa quan là một nỗi kinh hoàng không hơn, không kém. Họ bị hành đến đủ đường và cũng bị hạch sách đủ đường.
Vì vậy, có thể nói việc Quốc hội cho Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình "khất" là một cơ hội. Rất mong sau năm 2014, nền hành chính nước nhà không dám mơ hơn, chỉ mong rũ bỏ được danh hiệu "hành là chính" là đã mừng cho dân lắm rồi.
Còn con số 1%, 30% hay 50% thì chỉ người dân mới có đánh giá trung thực, khách quan... phải không các bạn?
Theo Dân trí
Những con số 'biết nói' trong vụ tìm kiếm thi thể chị Huyền Hàng trăm triệu đồng đã được gia đình chi trả để thuê thuyền, 7 thi thể được phát hiện trên sông Hồng... là những con số gây giật mình. Chi hàng trăm triệu để tìm xác nạn nhân Kể từ khi biết tin thi thể chị Huyền bị ném xuống sông Hồng, các cơ quan chức năng và gia đình đã vào cuộc...