Cần nhân rộng các lớp dạy kĩ năng an toàn trong môi trường nước
Số học sinh được học bơi và biết bơi trên cả nước chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê, cả nước chỉ có 30% học sinh biết kĩ năng phòng tránh đuối nước.
Kỳ nghỉ hè năm nay đến muộn do dịch Covid-19, thế nhưng trong thời gian học sinh đang đi học vẫn liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm, một lần nữa cảnh báo các bậc phụ huynh trong việc kiểm soát con em mình. Làm thế nào để trẻ em không rủ nhau đi bơi trong thời gian nghỉ hè khi thiếu sự giám sát của cha mẹ và thầy cô? Làm thế nào để trẻ có kỹ năng phòng tránh đuối nước, hạn chế những vụ chết đuối do sự thiếu hiểu biết?
Số học sinh được học bơi và biết bơi trên cả nước chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê, cả nước chỉ có 30% học sinh biết kĩ năng phòng tránh đuối nước. Rất nhiều trẻ em vùng nông thôn, vùng sông nước không được học bơi, không biết kĩ năng phòng tránh đuối nước. Trên 50% trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm ở ao, hồ, sông, suối và tắm biển không có người lớn đi kèm. Điều đó lý giải vì sao vào những ngày hè, hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc được thông tin đau lòng về trẻ em bị đuối nước trên địa bàn cả nước.
Mới đây nhất, ngày 7/7, tại xã Tân Hợp ( huyện Văn Yên, Yên Bái), người dân “bàng hoàng” phát hiện có 3 thiếu nữ bị đuối nước. Trước đó, ngày 5/7, 3 thanh niên ở Quảng Nam tử vong do đuối nước khi đi bơi ở khu vực không an toàn. Ngày 3/7, cũng tại tỉnh Quảng Nam, một học sinh lớp 7 bị đuối nước khi tắm ở kênh Phú Ninh. Ngày 2/7, một vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra tại tỉnh Gia Lai khiến hai cháu nhỏ tử vong. Ngày 30/6, 3 học sinh lớp 6 ở Hà Tĩnh rủ nhau đi tắm ở sông La, không may sẩy chân xuống chỗ nước sâu và tử vong do đuối nước. Đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ đuối nước dẫn đến tử vong xảy ra trong những ngày gần đây.
Mặc dù nhiều chương trình, dự án về dạy bơi được triển khai hàng năm nhưng mỗi năm vẫn có hơn 2 nghìn trẻ em tử vong do đuối nước. Với con số đáng buồn này, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.
Theo PGS-TS Phạm Viết Cương, Trường đại học Y tế công cộng, mặc dù Việt Nam đã triển khai nhiều dự án về phòng, chống đuối nước với nhiều các biện pháp kết hợp nhưng vẫn thiếu và yếu. Việc hỗ trợ, can thiệp tại nhiều địa phương chưa đồng đều, có địa phương triển khai hoạt động với tính chất “chỉ đạo trên văn bản: “Chúng ta vẫn có những chính sách, văn bản chỉ đạo, tuy nhiên những kết quả can thiệp và những hoạt động tại nhiều địa phương chưa đồng đều. Có những địa phương làm khá tốt việc tuyên truyền và dạy bơi nhưng có địa phương có những địa phương có mang tính chất hoạt động “văn bản chỉ đạo”. Những hoạt động thực chất làm như thế nào để cải thiện môi trường làm thế nào, đảm bảo an toàn thì thực sự chúng ta còn rất yếu. Thế cho nên mỗi 1 năm chúng ta vẫn có tỷ lệ tự số lượng trẻ em tử vong do đuối nước vẫn còn khá cao”.
Video đang HOT
Nhiều người vẫn chưa hiểu hoặc không biết thế nào được coi là biết bơi. Không ít người cho rằng, chỉ cần bơi được vài chục mét là biết bơi, hoặc có người hiểu đơn giản xuống nước không bị chìm là biết bơi. Nhiều trẻ tự tin biết bơi nhưng do chưa biết thực hành kỹ năng an toàn trong môi trường nước đã đuối nước khi không xử lý được tình huống bị chuột rút, bị đuối sức hoặc khi gặp dòng nước xoáy, sóng to, nước chảy xiết. Đau xót hơn khi nhiều trẻ bơi tốt nhưng do chưa biết kỹ năng cứu đuối an toàn đã vội nhảy xuống nước cứu bạn dẫn đến đuối nước tập thể.
Ông Phạm Ngọc Trung, Giám đốc Dự án Phổ cập bơi, Công ty Cổ phần Bằng Linh cho rằng: “Tôi nghĩ phải có 2 biện pháp khẩn cấp đưa ra, đó là nên phải chuẩn hóa lại đội ngũ dạy bơi. Hiện tại gần như tiêu chí dạy bơi thì bơi được 20 m là coi như đã hoàn thành khóa học bơi, tôi nghĩ như thế chưa đủ. Chúng ta nên có những buổi học trang bị thêm cho học sinh những kiến thức cơ bản để phòng tránh được cho mình và cho bạn, những kỹ năng mềm như là kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng đứng nước, kỹ năng bình tĩnh, kỹ năng cứu bạn. Tất cả những cái đó thì ngay các thầy cô cũng hiểu lơ mơ hoặc hiểu chưa đầy đủ, khi các thầy cô được trang bị đầy đủ thì sẽ về trang bị lại cho học sinh mình đang giảng dạy ngay trong mùa hè này”.
Ngoài dạy kĩ năng bơi cho trẻ, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) nhấn mạnh việc tăng cường giám sát và trông giữ trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tăng cường đào tạo cho các giáo viên mầm non cũng như các cha mẹ, người chăm sóc trẻ các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Bởi hiện nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đến nhà trẻ chỉ khoảng gần 30 %, còn lại 70 % các trẻ em đang ở nhà.
“Đối với các trẻ lớn thì phải tăng cường việc giám sát và trông giữ trẻ để trẻ không tự ý đi bơi, không tự ý đi chơi ở những nơi nguy hiểm. Ngoài ra, phải tiếp tục phát triển mạng lưới phòng, chống đuối nước với sự tham gia của các Bộ, ngành cũng như các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam. Tiếp tục thực hiện các quy định an toàn đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành ban hành. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện sớm các nguy cơ gây đuối nước cũng như triển khai tốt các biện pháp về phòng, chống đuối nước trẻ em”.
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, cần phải tuyên truyền như thế nào để nâng cao nhận thức của trẻ em cũng như cha mẹ các em, làm sao tuyên truyền cho đúng nhóm đúng đối tượng, đồng thời, chỉ rõ vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khi để xảy ra các vụ tử vong do đuối nước :
“Tất cả những người đứng đầu đã nhận nhiệm vụ là đều phải quy trách nhiệm rất rõ. Lợi ích tốt nhất mà chúng ta quan tâm, đó là trẻ em. Dù thực hiện thế nào đi chăng nữa thì mục đích là giảm số vụ đuối nước và có kết quả. Nếu chúng ta cứ vất vả tuyên truyền, chỗ nào cũng tuyên truyền với kinh phí đầu tư lớn nhưng đối tượng tuyên truyền là ai, kỹ năng có được thay đổi hay không, nhận thức có được thay đổi hay không và trực tiếp bảo vệ được các em khỏi đuối nước có đáp ứng được hay không? Tính kết nối của chúng ta như thế nào. Trách nhiệm của Bộ như thế nào thì xuống địa phương phải có tính kết nối, sở ngành địa phương cũng phải vào cuộc sâu”
Thời gian nghỉ hè đã tới, mùa mưa bão cũng đang đến gần, phòng tránh đuối nước không chỉ ở việc học bơi, biết bơi mà điều quan trọng hơn là các em cần được người lớn chỉ dẫn vui chơi ở đâu, chơi như thế nào để đảm bảo an toàn. Việc giải thích, hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng tự phòng vệ để con nhận thức được nơi nào nguy hiểm cần tránh xa là vô cùng cần thiết./.
Dạy bơi cho học sinh quận Tây Hồ: Bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng
Nhờ thực hiện đề án dạy và học bơi, đến nay trên 90% học sinh (HS) tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ được học và biết bơi, tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra trong các năm qua.
Học sinh hào hứng học bơi
Buổi chiều đầu tháng Bảy, tại trường Tiểu học Phú Thượng (quận Tây Hồ) diễn ra giờ học bơi của HS lớp 2A2. Theo sự chỉ dẫn của hai huấn luyện viên, HS lớp 2A2 xếp thành ba hàng ngang trên sân trường và khởi động trước khi vào học bơi.
"Sau 12 buổi, con đã học được kiểu bơi sải, bơi ếch. Biết bơi giúp con an toàn trong môi trường nước và sẽ không bị đuối nước" - Đỗ Anh Nhi, HS lớp 2A2 phấn khởi chia sẻ. Nhiều em HS khác tham gia học bơi cho biết, môn học này rất thú vị nên đã chăm chú theo dõi huấn luyện viên chỉ dạy và làm theo từng động tác.
Học sinh trường Tiểu học Phú Thượng đang học bơi hè 2020. Ảnh: Trần Oanh
Nguyễn Thị Phương Hà - HS lớp 2A2 bộc bạch: "Học bơi hơi khó nhưng con đã học được kiểu bơi ếch. Con thấy khỏe người, mát mẻ khi được tắm mình trong làn nước mát. Những bạn chưa biết bơi thì con hướng dẫn; bạn nào làm sai, con nhắc để tốt hơn".
Trường Tiểu học Phú Thượng nằm trên địa bàn quận Tây Hồ rất gần sông. Đây là lợi thế nhưng cũng là mối lo bởi thời gian nghỉ Hè có những trẻ nhỏ theo các anh chị đi tắm sông. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Thượng Trần Thị Thúy Hằng cho biết: Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020, nhà trường rất quan tâm đến phòng chống tai nạn thương tích cho HS, trong đó có phòng chống đuối nước và đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng những kế hoạch thực hiện cho từng bộ phận liên quan.
Để các lớp học bơi diễn ra an toàn trong suốt khóa học, trường đã phân công lịch trực cụ thể. Trong tuần đầu tiên HS học bơi, giáo viên chủ nhiệm dẫn các bé xuống sân và bàn giao cho huấn luyện viên. Cô Tổng phụ trách, cán bộ y tế, Ban giám hiệu và các giáo viên khác giám sát để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho HS trong suốt buổi học.
"Mùa Hè năm nay, chúng tôi triển khai chương trình học bơi tới 100% HS từ khối lớp 1 đến 5; em nào có nhu cầu học thì phụ huynh đăng ký. Đến nay, có 260 HS đăng ký đang tham gia học, hiện còn 100 em sẽ học ở khóa sau" - bà Thúy Hằng thông tin.
Trên 90% học sinh tiểu học được học và biết bơi
Phú Thượng là một trong số các trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ được thụ hưởng đề án xóa mù bơi cho HS của quận. Qua đó bảo đảm mỗi năm, quận Tây Hồ có từ 90% HS học và biết bơi, tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích cho HS, Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho biết: Quận Tây Hồ có đặc điểm nhiều sông, hồ như sông Hồng, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch nên công tác phòng chống đuối nước cho HS được quận đặt ra rất sớm. Từ năm 2016, quận đã triển khai đề án xóa mù bơi cho HS tiểu học ở tất cả các trường công lập trên địa bàn. Đến nay, đề án đã thực hiện xong giai đoạn 1 và bắt đầu từ năm 2020 quận Tây Hồ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, tập trung vào đối tượng HS lớp 2, bảo đảm toàn bộ HS sau khi học xong sẽ biết bơi. Ngoài ra, quận cũng triển khai dạy bơi cho 10% HS lớp 3, 4, 5.
Đề án dạy bơi của quận Tây Hồ giai đoạn 2 được triển khai ở 8 trường tiểu học. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, điều kiện cơ sở vật chất khác trước nên ngành giáo dục quận hướng tới nâng cao chất lượng tổ chức học bơi.
"Tại những trường hiện nay chưa hoàn thành bể bơi chung, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng bể bơi thông minh. Những khu vực có bể bơi chung, tập trung HS để các em được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn. Chẳng hạn, trường THCS Nhật Tân có đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức dạy bơi, chúng tôi tập trung HS ở 3 trường tiểu học Chu Văn An, Quảng An, Nhật Tân đến học, cũng là để tận dụng công suất. Hiện ở khu vực Thụy Khuê, quận đang tập trung xây dựng bể bơi ở trường THCS Chu Văn An, ở Bưởi sẽ xây bể bơi ở trường THCS Đông Thái..." - ông Lê Hồng Vũ nói.
Mỗi khóa học bơi cho HS quận Tây Hồ không cố định thời gian, kéo dài 12 - 15 buổi, bảo đảm biết bơi. Kết thúc mỗi khóa học, HS được kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ. Cùng với học bơi, ngành GD&ĐT Tây Hồ còn tổ chức khóa học hướng dẫn cho HS những kỹ năng phòng chống đuối nước như sơ cấp cứu, xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình bơi lội...
Thầy giáo 8 năm dạy bơi miễn phí Mỗi buổi chiều mùa hè, thầy Nguyễn Viết Tước, 45 tuổi, lại ngâm mình dưới kênh thủy lợi dạy bơi miễn phí cho học trò. Học trò đứng xem một nhóm thực hành cách đạp chân ở lớp dạy bơi của thầy Tước. Ảnh: Hoàng Táo. Lớp học bơi bắt đầu lúc 16h các ngày trong tuần ở kênh thủy lợi qua xã...