Cạn nguồn tuyển giáo viên mầm non
Trong học kỳ 2 năm học 2012 – 2013, do tiếp tục thiếu giáo viên, nhiều trường mầm non ở TPHCM phải “nâng cấp” để bảo mẫu đứng lớp.
Bão mẫu đứng lớp
Tình trạng chung hầu hết các quận gặp phải là không tuyển nổi giáo viên (GV), phải hợp đồng với bảo mẫu để thay thế cho lượng GV đang bị thiếu này.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – phó Phòng Giáo dục Q.3 cho hay thời điểm này quận vẫn thiếu trên 10 GV mầm non nên phải hợp đồng thêm với bảo mẫu, để họ cùng phụ trách lớp học với GV.
“Thay vì mỗi lớp 2 GV, 1 bảo mẫu thì nhiều lớp phải chấp nhận chỉ 1 GV và 1 bảo mẫu. Điều này cũng rất áp lực cho GV vì bảo mẫu không có chuyên môn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý trước hết là phải ưu tiên lớp 5 tuổi để thực hiện việc phổ cập”, bà Nguyệt cho hay.
Hầu hết các quận huyện ở TPHCM đều thiếu giáo viên mầm non dù đã “phá rào” tuyển cả GV KT3 hay nhiều trường hợp còn đồng với GV không có KT3.
Trong năm học này, ngành giáo dục Q.10 cần đến 48 GV nhưng không tuyển đủ người. Chưa kể tình trạng GV nghỉ việc nên liên tục “hụt”. Nhiều trường trong quận, GV đang làm việc phải kham luôn cả phần việc GV đã nghỉ và không tuyển được thêm
Là quận trung tâm của thành phố nhưng thời điểm này Q.1, vẫn thiếu 10 GV nhưng không tuyển được. Các trường phải dùng đến biện pháp cho bảo mẫu đi học thêm để đứng lớp “thế chân” cho GV.
Cạn nguồn tuyển
Video đang HOT
Để có thể tuyển được GV mầm non, thời gian qua, nhiều quận ở TPHCM đã chấp nhận “phá rào” tuyển dụng GV KT3 và tuyển liên tục chứ không phải theo đợt như trước. Nhiều trường tự xoay xở, hợp đồng với cả GV không có KT3. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn không giải quyết được “vấn nạn” thiếu GV do cạn nguồn tuyển. Nỗi lo nhất của các phòng giáo dục khi mỗi năm học đến là tuyển GV mầm non.
Bà Minh Nguyệt cho hay: “Chúng tôi không chỉ tuyển theo đợt mà bây giờ nếu tìm được người vẫn có thể hợp đồng, tuyển bất cứ thời điểm nào. Chấp nhận tuyển cả GV không có hộ khẩu ở thành phố, cửa rất “thoáng” nhưng không tuyển được vì không có người để tuyển”.
Trong năm học 2012 – 2013, ngành giáo dục Q.2 tuyển được 25 GV cho bậc học mầm non, được xem là địa bàn hiếm của thành phố không thiếu GV mầm non. Ông Nguyễn Hồng Phúc, chuyên viên phụ trách tổ chức Phòng Giáo dục quận cho rằng đó là điều cực may mắn vì thực tế việc tuyển GV bậc học mầm non và tiểu học những năm gần đây rất khó.
Dự báo đến năm 2015, TPHCM cần thêm 28.000 người làm việc trong ngành học mầm non.
“Công tác tuyển rất gian nan. Khi họ nộp hồ sơ dự tuyển, chúng tôi phải “đeo tận cùng”, phải bám theo như gọi điện nhắc, mời họ đến phỏng vấn… và chấp nhận cả GV KT3 mới tuyển được 25 GV này. Nguồn tuyển GV bậc mầm non và tiểu học đang cạn”, ông Phúc cho hay.
Bà Phan Thị Ngọc Trân – phó Phòng Giáo dục Q.1 cho rằng hiện đang có nghịch lý số học sinh tăng, trường lớp mở thêm nhiều nhưng lại chưa chú trọng đến việc tăng GV nên các trường thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu GV.
Được biết, để đảm báo đúng định biên GV/học sinh thì hiện nay TPHCM còn thiếu trên 1.000 GV nhưng hiện nay đã hết nguồn tuyển.
Theo dự báo số lượng nhu cầu tuyển dụng viên chức của Sở GD-ĐT TPHCM, đến năm 2015, thành phố sẽ cần thêm 28.000 người làm việc cho ngành học mầm non bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhu cầu này cao nhất so với các bậc học khác như tiểu học cần 16.514, THCS cần 17.322, THPT cần 4.270 người.
Theo dân trí
Nước mắt đứa trẻ
Đang giờ làm việc, mẹ chồng gọi điện cho chị giọng buồn bực: "Con bé hỗn quá, hôm nay nó chửi cả bà. Chiều sang, con phải phạt cho nó một trận nhé!".
Chị hỏi han sự tình, nôm na biết rằng trong lúc đùa nghịch, bé Bi chạy nhảy làm vỡ ly nên bị bà đét vào mông, phạt đứng ở tường. Bi vùng vằng phản ứng và gọi bà nội là... mụ phù thủy đáng ghét.
Con gái chị đang học lớp 1. Lâu nay, vợ chồng chị nhờ bà nội hàng ngày đến trường đón rồi trông cháu giúp trong khi chờ anh chị hết giờ làm. Bà cưng bé Bi lắm, mọi ngày bênh cháu chằm chặp. Bà đã bực lên như vậy nghĩa là bà đang rất tổn thương.
Hãy giúp trẻ nhận lỗi một cách tự nguyện, chân thành. (Ảnh minh họa)
Khi sang đón con, thấy con ngồi thẫn thờ, không tung tăng đón mẹ như mọi ngày, chị đoán tâm trạng cháu đang lo sợ phải đối diện với bố mẹ khi biết chắc bà nội đã mách lại. Chị giang hai tay ra đón con, ngọt ngào gọi tên cháu như thể chẳng chị chẳng biết chuyện gì xảy ra.
Cháu ngạc nhiên nhìn mẹ rồi lại nhìn sang bà nội. Bà cũng ngạc nhiên nhìn con dâu, vẻ không vui chút nào khi thấy "hai mẹ con họ quấn quýt lấy nhau". Bà đã nghĩ rằng, chị sẽ phải phạt, phải chất vấn đứa bé ngay tại sao dám hỗn với bà như vậy chứ không phải là âu yếm thế kia. Trước khi ra về, chị còn bế con lên bảo cháu hôn tạm biệt bà.
Chị hiểu mẹ chồng đang nghĩ về mình rằng chiều con, bênh con thế kia trách gì nó chẳng hư.
Tối về, cháu Bi vui chơi và ngồi vào bàn học rất thoải mái vì nghĩ đã "thoát nạn". Khi con học xong, chị dẫn con vào phòng khoe có nhiều thức dành cho con. Bi hào hứng lắm...
Chị lật cho con xem album ảnh gia đình, trong đó chủ yếu ảnh của bà nội. Ảnh ngày bà còn là cô thanh niên xung phong, ảnh bà với bố bé và rất nhiều ảnh bà chụp chung với bé Bi khi bé vừa sinh, khi thôi nôi, sinh nhật hay cả khi bé nằm viện... Một số clip bà chơi với bé Bi được vợ chồng quay lại trước đây, chị cũng mở lại cho con xem.
Rồi chị ôm con vào lòng, kể cho con nghe nhiều chuyện về bà nội. Không ai khác, bà là người túc trực, thức đêm chăm bé Bi hàng tháng trời khi bé vừa sinh; khi đó Bi rất khó, chỉ bà nội bế mới chịu nín; bà còn từ bỏ niềm vui đi tập thể dục với những người bạn già mỗi ngày để đi đón và chơi với cháu; lúc nào bà cũng bảo vệ bé Bi...
Chị ôm chặt con khi thấy mắt con bắt đầu rưng rưng, rồi nước mắt cháu trào ra. Khi đưa con vào giường, chị thủ thỉ động viên: "Bà thương con nhất nên mình đừng làm bà buồn con nhé! Con hỗn là bà tổn thương, bà không sống được lâu thì ai chơi với con? Mẹ tin bà sẽ tha thứ cho con vì bà yêu con vô cùng".
Hôm sau, khi chị sang đón con, mẹ chồng kéo con dâu ra một góc hỏi nhỏ, chị đã phạt con kiểu gì mà hôm nay cháu ôm xin lỗi và hứa từ ngay không hỗn nữa làm bà rộn ràng từ chiều tới giờ. Cô con dâu chỉ cười...
Nếu như chị phạt con ngay trước mặt bà sẽ làm con hoảng sợ và ức chế khi mình rơi thế yếu. Khi đó, cháu sẽ xin lỗi bà nội chỉ để đối phó bởi vì sợ, vì bị bố mẹ bắt ép chứ không phải do cháu nhận ra mình đã làm tổn thương người khác.
Người mẹ này hiểu rằng khi trẻ sai đừng chờ để bắt lỗi hay chỉ để áp dụng các hình phạt mà người lớn cần phải giúp trẻ hiểu rõ mình sai ở đâu để không lặp lại. Chỉ khi trẻ dũng cảm nhận lỗi một cách tự nguyện, chân thành thì lời xin lỗi mới thật sự có giá trị và trẻ sẽ có thêm trách nhiệm để sửa sai.
Lấy nước mắt trẻ bằng việc đánh động vào tâm hồn thơ trẻ có ý nghĩ hơn nhiều việc dùng đòn roi hay những lời quát mắng. Qua đó, chúng ta cũng có thể bồi đắp cho trẻ về giá trị của tình thương, của lòng bao dung.
Hoài Nam
Theo dân trí
Bùi Anh Tuấn lại dính scandal "có mặt nhưng không được hát" Mặc dù có mặt trong cả chương trình, nhưng Bùi Anh Tuấn vẫn không được cho phép biểu diễn. Việc ca khúc của Bùi Anh Tuấn không được biểu diễn tại liveshow Bài Hát Yêu Thích tháng 3 hiện đang là một câu hỏi lớn, trả lời câu hỏi này, BTC đã gửi văn bản như sau: "Kết thúc đợt bình chọn cho...