Cân não giành lại sự sống cho bệnh nhân bị dao cắm xuyên ngực
Ngày 27/8/2018, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của ngoại Lồng ngực Mạch máu của bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công, cứu bệnh nhân tự đâm xuyên thấu ngực trái.
Bệnh nhân nhập viện với con đang đâm xuyên thấu ngực trái
Trước đó, khoảng 20h ngày 24/8, bệnh nhân M. (54 tuổi), ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ được người nhà chuyển đến Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ với vết thương do dao đâm xuyên thấu vào ngực trái, tiên lượng rất nặng, khả năng tử vong cao.
Ngay lập tức khoa Cấp cứu Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ đã tổ chức phối hợp các bác sĩ của nhiều chuyên khoa khác nhau như khoa Ngoại lồng ngực, Gây mê hồi sức, khoa Xét nghiệm và khoa Chẩn đoán hình ảnh để hội chẩn, đưa ra phương án điều trị.
Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân tổn thương từ khoảng liên sườn 3, đường trung đoàn bên trái xuyên thủng vào màng tim, thủng cơ hoành, đứt động mạch gây tràn máu màng phổi. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp vào lúc 21h20′ cùng ngày.
Video đang HOT
Ca mổ được BSCKII. Phạm Văn Phương, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực trực tiếp thực hiện. Bệnh nhân được tiến hành gây mê nội khí quản kiểm soát đường thở. Tiến hành mở ngực phía dưới cây dao và rút dao ra ngoài. Vị trí vết thương thấu ngực đứt bó mạch liên sườn nên các bác sĩ phải khâu cầm máu động mạch. Sau đó, các bác sĩ tiến hành kiểm tra khoang màng tim, màng phổi trái, lượng máu lấy ra được khoảng 700ml. Cuối cùng, các bác sĩ đặt dẫn lưu, khâu vết thương. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền 2 đơn vị máu ( 350ml/ đơn vị).
Hình ảnh con dao đâm xuyên thấu ngực
Bác sĩ Phương cho biết, khó nhất đối với ê kíp là việc rút dao làm sao để tránh tổn thương cho tim vừa mau chóng cầm máu. Sau hơn một giờ giành lại sự sống từ tay “tử thần”, ê kíp đã thành công cứu sống bệnh nhân M.
Cũng theo bác sĩ Phương: “Đây là một trường hợp thương tích nặng cần xử trí nhanh và chính xác nhằm tránh nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra. Cả quá trình phẫu thuật thật sự cân não đối với ê kíp bởi cây dao còn cắm sâu trên thành ngực vùng trước tim và bệnh nhân có bệnh lý phức tạp. Ngoài tiền sử bị thiếu máu cục bộ cơ tim và bệnh nhân còn bị tiểu đường týp 2. Bệnh nhân đã phẫu thuật tim bắc cầu mạch vành và đang sử dụng thuốc kháng đông. Điều này sẽ làm cho việc cầm máu trong lúc mổ khó khăn và vết thương sau mổ lâu hồi phục”.
Hiện bệnh nhân M. đã qua cơn nguy kịch, sinh hiệu ổn và được chuyển về phòng hậu phẫu khoa Ngoại lồng ngực để được chăm sóc và theo dõi diễn tiến sau mổ.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Mất máu cấp vì chảy máu mũi không cầm
Lúc 4h ngày 24/08/2018, khoa Cấp cứu bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân L.V.T., 47 tuổi (Ô Môn -Cần Thơ) trong tình trạng chảy máu mũi không cầm được. Trước đó khoảng 5 ngày, bệnh nhân bị chảy máu mũi không liên tục đã điều trị nhưng không giảm và được chuyển đến bệnh viện điều trị.
Các bác sĩ thực hiện can thiệp nội mạch cứu sống bệnh nhân T.
Với chẩn đoán chảy máu mũi/tăng huyết áp, bệnh nhân được chỉ định nhập viện, theo dõi và kiểm soát huyết áp, nhét mesh mũi để cầm máu. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu mũi vẫn không cải thiện.
Đến 21h cùng ngày, bệnh nhân lơ mơ, niêm nhợt, huyết áp tụt, xét nghiệm huyết đồ cho thấy bệnh nhân đang trong tình trạng mất máu cấp dù đã được truyền máu, truyền dịch tích cực.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn cấp bệnh viện cùng sự tham gia của bác sĩ khoa Tim mạch, khoa Tai Mũi Họng và đơn vị Can thiệp mạch máu thần kinh. Kết luận bệnh nhân bị chảy máu mũi gây mất máu cấp mức độ nặng/tăng huyết áp và không đáp ứng với biện pháp điều trị cầm máu thông thường và nhét mesh mũi.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định can thiệp nội mạch tắc mạch máu mũi để cầm máu. Sau gần 3 giờ, ê kíp can thiệp đã kết thúc thủ thuật an toàn, các nhánh mạch máu cung cấp máu cho vùng mũi 2 bên đã tắc hoàn toàn và cầm máu thành công.
Đến hôm nay, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn chảy máu mũi, đang được điều trị và theo dõi tại khoa Tai Mũi Họng, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Ai cũng cần kiểm tra cholesterol sau mỗi 4-6 năm Những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp vẫn cần phải theo dõi sát lượng cholesterol. Shutterstock Trang UPI dẫn một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Circulation cho thấy những người khỏe mạnh với mức cholesterol LDL (thường được gọi là "cholesterol xấu") cao có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao...