Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
Để đưa phong trao khuyến học, khuyến tài ngày càng phat triên mạnh mẽ hơn tại khu vực Bắc Trung bộ, các tỉnh cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.
Đó là mong muốn của ông Phan Đăng Hùng, UVBTV Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng Ban phong trào thi đua khuyến học tại hội nghị giao ban Cụm thi đua khuyến học các tỉnh Bắc Trung Bộ được tổ chức tại Quảng Trị vừa qua.
Tặng quà cho học sinh trường THPT Quốc Học Huế vừa đạt huy chương vàng Quốc tế Olmyipc Sinh học.
Trong năm qua người dân các tỉnh Bắc miền Trung đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai và những khó khăn về xã hội ở các địa phương nên đã có những tác động đáng kể đến công tác thi đua khuyến học, khuyến tài của từng địa phương.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, toàn cụm IV có trên 1.880 cấp hội khuyến học cơ sở; gần 2,1 triệu hội viên; cùng hệ thống các Trung tâm học tập cộng đồng đa dạng, mạng lưới khuyến học rộng khắp. Hội Khuyến học các tỉnh Bắc miền Trung đã tích cực vận động xây dựng quỹ khuyến học với tổng số tiền gần 526 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các phong trào xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” trong năm qua tiếp tục được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ đạo điểm “Cộng đồng học tập cấp xã” được Hội Khuyến học 5 tỉnh Bắc miền Trung thực hiện có hiệu quả.
Hội Khuyến học các tỉnh cũng đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, tuyên truyền nên công tác khuyến học, khuyến tài đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc triển khai đại trà các mô hình học tập đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân hưởng ứng tích cực.
Đa số Hội Khuyến học 5 tỉnh Bắc miền Trung đều đạt số điểm thi đua tối đa trong 5 tiêu chuẩn đề ra và tự xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra”.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Phan Đăng Hùng, Trưởng Ban phong trào thi đua khuyến học đánh gia cao nhưng nô lưc, thanh qua ma Hội khuyến học cac tinh khu vực Bắc miền Trung đa đat đươc.
Đông thơi, yêu câu Hội Khuyến học 5 tỉnh Bắc miền Trung cần sớm khắc phục những khó khăn, thiếu sót để đưa phong trao khuyến học, khuyến tài ngày càng phat triên manh mẽ hơn nữa; nên chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng; cần tăng cường phối hợp với ngành giáo dục để thúc đẩy sự phát triển của các mô hình học tập.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng thành phố học tập
Ngày 13/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ GDĐT tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Bộ tiêu chí "Thành phố học tập", trong đó có nội dung "công dân học tập" đối với Việt Nam.
Hội thi Tin học trẻ TP Hồ Chí Minh lần XXVI năm 2017 (Nguồn:Thành đoàn TPHCM).
Xã hội học tập được coi là nguồn lực cơ sở của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi sự học tập thường xuyên liên tục và học tập suốt đời.
Việt Nam xây dựng xã hội học tập trên cơ sở gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập và cộng đồng học tập cấp xã.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, GS TS Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: Trong chương trình xây dựng thành phố học tập mà UNESCO đề xuất, thuật ngữ thành phố được để chỉ một khu vực dân cư, một khu vực đô thị, một khu công nghiệp hay một khu chế xuất mà dân cư thường là dăm bảy ngàn người, chứ không chỉ là những thành phố nhỏ và thành phố lớn.
Theo ông Dong, từ quan niệm đó, khi xây dựng dự án thành phố học tập không nhất thiết đồng loạt đưa các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố vào thực hiện bộ tiêu chí, mà có thể chọn hoặc chỉ định quận nào, huyện nào làm thí điểm, hoặc làm đơn vị để tập trung nguồn lực làm trước, sau đó, đầu tư làm đến quận, huyện khác. Khi chưa có kinh nghiệm thì lại càng không không làm ồ ạt, nhất loạt được.
Cũng vì thế mà với chúng ta, muốn xây dựng được xã hội học tập thì trước hết phải có được bộ tiêu chí về thành phố học tập và xác định những đặc trưng cơ bản về công dân học tập sống trong thành phố học tập.
Trong đó phải tạo ra các cơ hội học tập từ cấp phổ thông đến đại học một cách bình đẳng cho mọi công dân; thúc đẩy việc học tập trong từng gia đình và từng cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức học tập, nội dung và phương pháp học tập..., cũng như xây dựng văn hóa học tập suốt đời.
Nhiều ý kiến tại Hội thảo tập trung vào các nội dung cụ thể được nêu trong bộ tiêu chí xây dựng thành phố học tập: xóa mù chữ cơ bản vững chắc; Tạo cơ hội việc làm cho mọi công dân; Đổi mới học tập trong gia đình và cộng đồng...
Theo Daidoanket.vn
Triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Học sinh sinh viên tham gia đọc sách tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp Theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể đặt ra đối với việc phát triển...