Cần một cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục
Để thực hiện được đổi mới toàn diện, triệt để nền giáo dục hiện nay thì cần phải làm nhiều việc. Tuy nhiên, có hai vấn đề cấp bách cần phải giải quyết sớm, đó là xây dựng cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục và đổi mới các kì thi hiện nay.
Đó là quan điểm của NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội về vấn đề đổi mới căn bản giáo dục toàn diện.
Cần một cơ chế đặc thù
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngành giáo dục phải được ưu tiên đầu tư về tiền của và nhân lực nhưng quan trọng hơn cả là phải được đầu tư về công tác quản lý và chỉ đạo. Đặc biệt các cơ sở GD-ĐT phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về chất lượng đào tạo. Phải đoạn tuyệt hẳn với cơ chế quản lý bao cấp; cơ chế “xin cho”.
Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục bao giờ cũng đúng cũng hay. Nhiều khẩu hiệu có sức hấp dẫn lớn như “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, nhưng trên thực tế hiệu quả mà ngành giáo dục thu được lại không được như mong muốn. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như các vấn đề hạn chế, lạc hậu của giáo dục Việt Nam hôm nay, đã phản ánh vấn đề giáo dục chưa được đặt lên để lãnh đạo giải quyết như những vấn đề nóng bỏng khác.
Ngành giáo dục cần một cơ chế đặc thù để có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ngành giáo dục lâu nay đều là những người tâm huyết, học cao hiểu rộng, đều trưởng thành từ các cơ sở giáo dục tiên tiến, do đó không thể nói các đồng chí không hiểu gì về giáo dục. Vậy sao tình trạng lạc hậu của giáo dục vẫn kéo dài? Phải chăng đó là vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu ngành giáo dục đã không thể hiện rõ? Trăm dâu chúng ta lại đổ đầu tằm “cơ chế” thế là không truy trách nhiệm cho ai cả. Vậy cơ chế quản lý đặc thù cho giáo dục chính là cơ chế trao trách nhiệm cá nhân cho các nhạc trưởng, thuyền trưởng của giáo dục.
Giáo dục cả nước cũng như các địa phương phải do chính người đứng đầu chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Muốn đất nước mình, địa phương mình phát triển đến đâu thì phải tìm cách để giáo dục đáp ứng yêu cầu nhân lực đến đó. Và người đứng đầu phải được toàn quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển giáo dục cho từng giai đoạn, không ai chịu trách nhiệm thay những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu địa phương về giáo dục. Nêu để giáo dục ở địa phương cũng như cả nước chậm phát triển thì họ phải nhường quyền cho người khác thay thế.
Video đang HOT
“Tất nhiên để được trao quyền tự chủ toàn diện cho cơ sở phải có lộ trình, phải có tiêu chuẩn và phải bổ sung Luật Giáo dục. Chỉ có cơ chế quản lý đặc thù này, giáo dục mới phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường” – TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Đổi mới các kì thi: Mấu chốt của việc thay đổi cách học
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, thi không phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông là do chúng ta tổ chức thi thiếu nghiêm túc, cách tổ chức không khoa học, thiếu thực tiễn, chỉ đáp ứng phục vụ cho “bệnh thành tích”. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào, học thế. Không thi là không học. Hình thức thi quyết định hình thức học.
Đã học là phải kiểm tra, phải thi mới đánh giá được chất lượng nhưng tổ chức thi như thế nào cho khoa học, phù hợp thực tế giáo dục hiện nay là việc làm không dễ nhưng quyết tâm chắc chắn sẽ làm được và phải tiến hành ngay từ đầu năm học.
Để giải quyết bài toán này TS Lâm cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Không chỉ đổ riêng cho ngành giáo dục. Từ bỏ triệt để “bệnh thành tích”, nói phải đi đôi với làm, phê phán ngành giáo dục thì dễ nhưng bắt tay cùng làm với giáo dục mới khó.
Nhưng người học phải thay đổi đầu tiên. Người học không chịu học, chỉ chờ xin điểm, chờ quay cóp mà có điểm thì thầy có dạy giỏi mấy cũng không làm cho giáo dục có chất lượng được. Trò phải biết cách tự học, thường xuyên quyết tâm chăm lo đến kết quả thực chất của quá trình học tập của mỗi người. Nếu thi cuối kỳ, cuối năm không đủ điểm phải chấp nhận lưu ban để học lại. Chỉ có đạt chất lượng của từng năm học mới có chất lượng của cả cấp học.
Đổi mới các kì thi đồng nghĩa thay đổi cách học thụ động hiện nay.
“Hiện nay kỹ năng tự học của HS các cấp đều rất yếu, các nhà trường phải giúp HS: Thích học, biết cách học, có nề nếp học và học có kết quả; chúng ta phải bền bỉ làm nhiều năm mới đảm bảo giáo dục có chất lượng một cách thực chất” – TS Nguyên Tùng Lâm phân tích.
Sau khi tổ chức được học thật thì lúc đó tiến hành kiểm tra đánh giá cho khoa học, phản ánh chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn HS học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm trung bình các bộ môn đạt 5.0, không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng. Như vậy HS nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm thi tuyển vào các trường đại học. Mỗi HS sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi các môn tốt nghiệp THPT. Sau đó các trường ĐH chỉ lấy những HS có điểm thi trung bình các môn từ 5 điểm trở lên để xét tuyển, các trường Cao đẳng xét điểm trung bình từ 4 hoặc 3,5 điểm trở lên. Còn những HS có điểm dưới phải vào các trường nghề. HS không đủ điểm phải chờ sang năm thi lại THPT.
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi. Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có HS thi tốt nghiệp THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho Hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng phòng thi của từng môn thi. Có HS, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, có thể tổ chức những Hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm huyết của Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật sự nghiêm túc. Như vậy 1 kỳ thi làm nghiêm túc có thể sử dụng kết quả cho cả việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cải tiến như vậy dân đỡ đi lại, đỡ tốn kém, một mũi tên trúng nhiều đích.
S.H (lược ghi)
Theo dân trí
Bắt giam học sinh sử dụng điện thoại di động để gian lận
Bằng cùng 1 cách, học sinh này đã gian lận trong 4 kì thi vào 4 trường đại học hàng đầu Nhật Bản.
Nam sinh 19 tuổi đang theo học trường dự bị đã bị cảnh sát bắt tuần trước vì đã sử dụng điện thoại gian lận trong kì thi vào trường đại học Kyoto, Nhật Bản. Vụ việc này đã làm chấn động nền giáo dục Nhật Bản vốn rất ít các vụ gian lân thi cử. Đặc biệt hơn, nam sinh này đã sử dụng cùng 1 phương thức gian lận này với 3 kì thi vào các trường đại học danh tiếng trước đó.
Nam sinh này đến từ Sendai, Miyagi, được giấu tên, đã gian lận thành công tại các kì thi của trường ĐH Waseda, Doshisha và Rikkyo. Cậu ta đã sử dụng điện thoại di động và post đề thi toán, tiếng anh lên mạng giải đáp Yahoo! Answer của Nhật Bản. Điều đáng ngạc nhiên là cậu ta chỉ mất chưa tới 1 phút để post được cả 1 đề toán dài và chỉ trong nửa tiếng, ngay khi kì thi chưa kết thúc, đã có người giải đáp trực tiếp trên trang Yahoo này.
Cảnh sát đang điều tra loại điện thoại mà nam sinh này sử dụng, để xem liệu nó có chức năng scan hình ảnh và số hóa các kí tự trong ảnh để có thể post lên mạng, và liệu những dữ liệu này còn trong máy hay không?
Phần lớn các điện thoại di động ở Nhật Bản đều tạo ra tiếng động khi chụp ảnh để tránh việc chụp ảnh trộm bị cấm ở nước này, nhưng một số mẫu điện thoại mới nhất và đắt tiền cho phép chụp ảnh trong yên lặng. Nhật Bản là đất nước công nghệ cao và hầu như người dân chỉ dùng điện thoại do nước mình sản xuất vì giá thành rẻ mà chất lượng lại rất tốt, dịch vụ tuyệt hảo.
Vụ gian lận bằng di động gây chấn động nền giáo dục Nhật Bản
Nam sinh này đã tốt nghiệp một trường cấp 3 ở Yamagata vào tháng 3 năm ngoái, đã bị bắt vì nghi ngờ gian lận trong kì thi đại học của trường ĐH Kyoto. Trường ĐH Kyoto đang tiến hành chọn lựa thí sinh đỗ đại học thì phát hiện ra có đề thi được phát tán trên mạng ngay trong thời điểm thi, và đã báo cảnh sát. Trước đó, nam sinh này đã tham gia 3 kì thi đại học của 3 trường khác. Cảnh sát và nhà trường đều rất bất ngờ vì không hiểu cậu ta dùng phương pháp nào để post câu hỏi lên mạng nhanh đến thế.
Theo dõi các tin tức về vụ gian lận, nam sinh này đã bỏ trốn nhưng sau đó đã bị cảnh sát bắt dựa vào hệ thống định vị toàn cầu xác định vị trí điện thoại di động của cậu ta. Nam sinh này được dự kiến sẽ phải chịu mức án phạt rất nặng, nhưng các luật sư đang cố gắng bào chữa vì so với các hành vi phạm tội khác, việc gian lận thi cử có mức độ vi phạm nhẹ hơn.
Trong khi đó, chuyên gia Internet Hiroyuki Fujishiro, đồng thời là đại diện cho Trung tâm giáo dục truyền thông Nhật Bản cho rằng, một phần lỗi là do trách nhiệm của người lớn. Người lớn ngày nay hiểu biết về Internet quá ít để có thể hướng dẫn và dạy bảo lớp trẻ.
Theo Kênh 14
Bạn đã quan tâm đến bài viết này!
Hà Tĩnh: 2,5 điểm Toán, tương lai có thể làm giáo viên! Nhiều năm nay, ngành GD-ĐT Hà Tĩnh không tuyển bất kỳ giáo viên nào do việc thừa hơn 1.000 giáo viên trong các cấp học. Thế nhưng, đều đặn mỗi năm, ĐH Hà Tĩnh vẫn cho "ra lò" hàng ngàn sinh viên. Vậy số sinh viên khi tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường sẽ đi đâu, làm gì? Tốt nghiệp sư phạm......