Cần mở thêm diễn đàn cho giáo viên được tham gia thẩm định sách giáo khoa
Giữa cả rừng ý kiến khen chê về bộ sách, chắc chắn Hội đồng thẩm định phải làm việc một cách công tâm, khách quan mới đưa ra những kết quả chính xác được.
Năm học 2020-2021 ngành giáo dục sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh khối lớp 1.
Hiện Bộ Giáo dục đang thẩm định 5 bản thảo bộ sách giáo khoa cho lớp 1 (Ảnh minh họa: VTV)
Trong giai đoạn này, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã hoàn thành giai đoạn 1.
Bộ sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã không đủ tiêu chuẩn lọt vào vòng trong hiện đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Bởi, tính đến nay, đã có gần 50 tỉnh thành áp dụng dạy thử nghiệm và có tới hơn 900 nghìn học sinh đã tham gia học sách Công nghệ giáo dục trong vòng 40 năm qua.
Trả lời trên một số tờ báo, một số giáo viên hiện đang giảng dạy ở một số trường học cho biết, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục bị loại ngay vòng đầu là sự đáng tiếc cho ngành giáo dục.
Vì những thầy cô giáo này cho rằng, học sinh sau khi học xong chương trình này phát âm tốt hơn, nói chuẩn tiếng Việt hơn và viết chính tả đúng hơn.
Ngược lại trên một số diễn đàn xã hội cũng có không ít giáo viên đang dạy chương trình này lại than thở, kiến thức trong sách Công nghệ giáo dục quá nặng với trình độ học sinh của chúng ta.
Khá nhiều từ ngữ hay câu ứng dụng vô nghĩa, ngô nghê. Học sinh học mệt mỏi, giáo viên dạy vô cùng áp lực…
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là ai?
Giữa cả rừng ý kiến khen chê như thế, chắc chắn Hội đồng thẩm định phải làm việc một cách công tâm mới đưa ra những kết quả chính xác được.
Thông tư số: 33/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; Tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách giáo khoa quy định:
Điều 12. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa
1. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 (bảy) người.
Video đang HOT
Có thể nói, Hội đồng thẩm định đều là những người có uy tín, có năng lực phẩm chất và có trình độ chuyên môn cao.
Đó là các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực giáo dục.
Và hầu hết Chủ tịch các Hội đồng thẩm định đều là các Giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực.
Giáo sư Phạm Tất Dong từng ví von: “Một người được công nhận là Giáo sư cũng chưa chắc làm tốt công việc của một hiệu trưởng trường Tiểu học. Đây là nghịch lý của bằng cấp”.Nhưng, không phải cứ giáo sư giỏi, nhà quản lý tài ba…đều am hiểu thực tế giảng dạy bậc tiểu học.
Các giáo sư, các nhà quản lý hay các chuyên gia đầu ngành nói về lý thuyết chắc chắn sẽ vô cùng thuyết phục.
Thế nhưng việc giảng dạy ngoài thực tế mới là quan trọng nhất. Và không ai có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
Bởi thế, bên cạnh sự đánh giá độc lập của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa cũng cần có thêm những kênh đánh giá khác như việc lấy ý kiến của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy về các bộ sách giáo khoa để đảm bảo sự khách quan và tính công bằng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng từng nói:
“ Đợt này chúng tôi có một đổi mới là lấy ý kiến trực tiếp của các thầy cô đang đứng lớp tham gia vào, không phải là chương trình của một số các chuyên gia…
Ngoài các chuyên gia dự thảo ra còn các thầy cô đứng lớp phải tham gia thông qua giáo viên chủ chốt.
Tới đây, chúng tôi cho phản biện và đặc biệt mời các giáo viên cốt cán ở các địa phương, các trường tham gia từ thành phố cho đến vùng hải đảo để khi chương trình đưa ra viết thì vào cuộc sống.
Chúng tôi có hướng dẫn cách xây dựng chương trình môn học và không phải chỉ là một nhóm các nhà khoa học viết mà chúng tôi sau khi có hướng dẫn, có khung thì mời rộng rãi các giáo viên tham gia để làm sao chương trình sau đó được thẩm định“.
Nhưng, cách nào lấy được ý kiến giáo viên trung thực nhất? Đương nhiên không thể phỏng vấn trực tiếp thầy cô giáo.
Bởi, do áp lực về một điều gì đó, có những giáo viên không đưa ra nhận xét thật khi được phỏng vấn mà luôn khen mặc dù bản thân họ không nghĩ như thế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể mở một diễn đàn góp ý công khai trên mạng xã hội, trên một số tờ báo uy tín đặc biệt như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam để giáo viên được tự do nhận xét, bày tỏ quan điểm của mình mà không ngại bị ai để ý (đương nhiên không yêu cầu giáo viên phải nêu tên thật hay tên trường đang dạy…).
Từ những góp ý chân thành của những thầy cô, người làm chuyên môn sẽ có sự tham khảo, chắt lọc, cùng với những nhận xét đánh giá của Hội đồng thẩm định chắc chắn sẽ chọn ra những bộ sách giáo khoa thật sự chất lượng nhất.
Tài liệu tham khảo:
//thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/thong-tu-33-2017-tt-bgddt-quy-dinh-ve-tieu-chuan-quy-trinh-bien-soan-chinh-sua-sach-giao-khoa-381305.aspx
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Bê nguyên bộ sách đã dùng 40 năm, Giáo sư Đại đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi
"Giáo sư Hồ Ngọc Đại không tuân thủ cuộc chơi tức là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đó", Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh.
Thông tin chính thức từ Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ tài liệu "Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục" do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên đã bị loại do không đạt yêu cầu.
Trước thông tin này, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 16/9, Giáo sư Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn tiếng Việt khẳng định các thành viên hội đồng thẩm định đã đánh giá khách quan và bám sát các tiêu chí của chương trình mới.Cụ thể, sách đã bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại "Không đạt" với gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ, phần lớn là những nội dung mà hội đồng cho rằng sách "vượt chương trình", "quá khó với học sinh lớp 1", một số vấn đề kỹ thuật, trình bày.
"Giáo sư Hồ Ngọc Đại không tuân thủ cuộc chơi tức là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đó", Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh.
Thông tin chính thức từ Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ tài liệu "Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục" do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên đã bị loại do không đạt yêu cầu. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Nói rõ hơn về ý kiến này, thầy Sử chia sẻ, về mặt nguyên tắc, khi chúng ta đã xây dựng và ban hành được chương trình mới thì phải xây dựng được một bộ sách giáo khoa phù hợp cho chương trình mới.
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải bám sát vào 4 điều, 13 tiêu chí và 40 chỉ báo trong Thông tư 33/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới để đánh giá bộ sách có đáp ứng yêu cầu hay không.
Yêu cầu "cuộc chơi" đã rất rõ ràng nhưng Giáo sư Hồ Ngọc Đại bê y nguyên bộ sách đã dùng 40 năm nay gửi tới Hội đồng thẩm định, không chỉnh sửa chi tiết nào. Mặc dù Hội đồng thẩm định đã góp ý những điểm không phù hợp để Giáo sư Hồ Ngọc Đại sửa nhưng thầy Đại không sửa, tức là bắt Hội đồng thẩm định phải thừa nhận sách của mình thì đó là điều không thể.
Giáo sư Trần Đình Sử phân tích thêm, sách "Tiếng Việt 1" của chương trình mới có các tiêu chí là nghe, nói, đọc, viết, dạy phân biệt chính tả, biết kể chuyện...
Trước đó, như Báo điện tử giáo dục Việt Nam thông tin, ngày 19/4/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục.
Đến ngày 12, 13/5/2017, Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đã họp để đánh giá tài liệu này.
Theo đó, Kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cũng đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của mục tiêu chương trình; Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập; Nội dung dạy học; Ngữ liệu; Cấu trúc sách và cấu trúc bài học và Hình thức trình bày.
Cụ thể, Hội đồng thẩm định đã có kết luận:
1. Điều kiện tiên quyết
-Nội dung của Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; không có những định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, địa vị.
2. Thể hiện mục tiêu của chương trình
a. Ưu điểm
b. Hạn chếTài liệu Tiếng Việt 1 đáp ứng một số mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, nhất là mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh; cung cấp một số kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hóa và văn học.
- Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.
-Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu.
3. Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập
a. Ưu điểm
-Vận dụng định hướng học qua thực hành, giúp học sinh hiểu khái niệm và có kỹ năng ngôn ngữ. Thông qua "chuỗi việc làm" trên lớp theo yêu cầu "thầy thiết kế, trò thi công" để học sinh tự hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc và viết.
- Tài liệu Tiếng Việt 1 giúp học sinh nắm vững các quy định về chính tả để viết đúng và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng. Phương pháp "lập mẫu" và "dùng mẫu" để học sinh tự lập ra các vần mới, tiếng mới có những hiệu quả nhất định.
- Tài liệu đã đưa những câu trọn vẹn ngay trong phần đầu của tập 1, giúp học sinh sớm có cơ hội luyện đọc câu (tuy nhiên đôi khi không được tự nhiên).
- Một số hoạt động, chẳng hạn thao tác phân tích tiếng bằng tay, có phần khơi gợi được hứng thú của học sinh.
- Tuần 0 thực sự có ý nghĩa trong việc giúp học sinh làm quen với những quy ước và thao tác căn bản ban đầu, giúp quá trình của học sinh diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
b. Hạn chế
- Việc thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và học sinh có thể hạn chế sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại, nếu tiếp tục trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu.
- Việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích cấu trúc âm tiết và luyện phát âm đối với học sinh bản ngữ (tiếng Việt) không thật sự cần thiết và không phù hợp với phương pháp học bản ngữ.
Hiện nay ngay cả khi dạy học ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ, phương pháp phân tích cấu trúc ngữ âm như cách của Tài liệu Tiếng Việt 1 cũng ít khi được sử dụng.
- Quan điểm "chân không về nghĩa" không đúng với bản chất của ngôn ngữ và không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp.
- Việc sử dụng phương tiện dạy học chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc kiểm tra, đánh giá tập trung chủ yếu vào kỹ năng đọc thành tiếng và viết chính tả của học sinh....
Linh Hương
Theo giaoduc.net
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tôi đã cho bản quyền, nên giờ thanh thản lắm! "Khi cả nước chìm trong đau khổ nhất thì tôi đang ở đồi Lênin. Tôi coi công nghệ giáo dục như là cái mà tôi trả lại cho đất nước đã nuôi đời tôi. Có thể ngày hôm nay chưa chấp nhận thì ngày mai." Giáo sư Hồ Ngọc Đại. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Trước việc bị hội đồng thẩm định loại sách công nghệ...