Cần mở rộng tự chủ đại học
Đến nay, Chính phủ đã cho phép 12 trường ĐH thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017. Các trường sau khi tự chủ có phát triển tốt hơn, người học được hưởng lợi ra sao?
Theo TS Nguyễn Thiên Tuế – Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP HCM, từ nhiều năm nay hầu hết các trường ĐH công lập đều nhận được sự hỗ trợ kinh phí rất lớn từ Nhà nước để chi cho đầu tư cơ sở vật chất và chi thường xuyên.
Các trường cũng chưa chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực cạnh tranh chưa cao, chất lượng đào tạo chậm được cải thiện, trình độ giảng viên chậm được nâng cao, thư viện còn nghèo, giáo trình tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng… Đó là những yếu tố chính làm hạn chế chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua.
ThS Lâm Mạnh Hà giảng dạy cho sinh viên năm 1 ngành kinh doanh quốc tế ĐH Kinh tế TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhiều thuận lợi hơn
GS Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng – cho biết, từ khi thành lập, trường đã hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Sau khi Chính phủ có quyết định 158/QĐ-TTg cho nhà trường thí điểm tự chủ toàn diện, “nhà trường đã có nhiều thuận lợi hơn.
Thứ nhất, trường danh chính ngôn thuận được thu học phí cao hơn các trường công khác. Thứ hai, các trường công được thí điểm tự chủ trước đây Nhà nước bao cấp một phần nay sẽ không được bao cấp nữa và không còn lợi thế hơn ĐH Tôn Đức Thắng và học phí ưu đãi. Thứ ba, nhà trường được tự chủ một số mặt về chuyên môn, hợp tác quốc tế. Trong khi nhu cầu phát triển của trường còn rất lớn, những lợi ích trên có tác dụng tích cực nhất định” – ông Danh nói.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM – cho rằng, nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
“Với nghị định 43, nhà trường đã có bước chuẩn bị cần thiết để đi đến giai đoạn hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển toàn diện, xứng tầm là trường ĐH trọng điểm quốc gia, nghị định này vẫn có những “rào cản” nhất định, cụ thể mức trần về học phí. Việc tự chủ toàn diện giúp nhà trường hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn” – ông Nhựt khẳng định.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng ĐH Tài chính – marketing, cho biết trường đã ấp ủ cơ chế tự chủ từ năm 2009 và ngay từ năm đó, nhà trường đã tự chủ chi thường xuyên. Lãnh đạo nhà trường khi đó đã thấy được hướng tự chủ giúp trường mở rộng hoạt động và phát triển tốt. Khi Chính phủ và Bộ Tài chính có chủ trương cho phép các trường ĐH công lập thí điểm tự chủ nhưng trường lại vướng chỗ “bán công”, phải làm đề án nhiều lần.
“Trường chúng tôi đã tự chủ tài chính nhiều năm nay nên khi Chính phủ có chủ trương cho phép các trường thí điểm tự chủ toàn diện, cơ chế này đúng với định hướng của nhà trường nên trường chọn ngay” – ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Nhà trường, sinh viên đều được hưởng lợi
Ông Tuế cho biết thêm: “Nhờ cơ chế này, nhà trường đã chủ động trong các vấn đề tài chính, tổ chức nhân sự để đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo như: triển khai đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên trình độ cao, tăng cường các hoạt động phục vụ sinh viên… Đời sống cán bộ, nhân viên nhà trường cũng được cải thiện đáng kể khi nguồn tài chính được tăng cường với cơ chế tự chủ”.
Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng cho hay từ khi được thí điểm tự chủ đến nay, tiền lương của cán bộ, giảng viên trường đã được nâng lên 15-30% tùy theo kết quả công việc. Chính sách thu hút người giỏi về trường cũng mạnh hơn. “Hiện trường đang có 70 giáo sư nước ngoài, trong đó có những người được trả lương khoảng 40.000 USD/năm.
Tới đây, nhà trường sẽ xây dựng nhà công vụ để cấp cho các giáo sư trong và ngoài nước có đủ tiêu chuẩn về làm việc tại trường với mức hỗ trợ 60% tiền thuê nhà. Trước đây nhà trường không có nguồn để chi trả được như vậy. Khi trường tự chủ, sinh viên cũng được hưởng lợi rất nhiều. Hiện 100% phòng học của trường được gắn máy lạnh. Cùng với việc phát triển đội ngũ, chất lượng đào tạo đã tăng lên nhiều…” – ông Danh chia sẻ.
Tương tự, ông Hứa Minh Tuấn cũng cho rằng, việc tự chủ toàn diện đã tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho trường, được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo, liên kết hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, tự chủ tài chính và thu hút nhân lực…
Những bộ phận nào còn thiếu nhân sự trường sẽ tổ chức xét tuyển ngay, ưu tiên tiến sĩ, thạc sĩ học ở nước ngoài về. Trường đã phổ biến cơ chế tự chủ này xuống các khoa, bộ phận để các đơn vị xây dựng cơ chế hoạt động, tăng tính chủ động. Nhà trường cho phép một số trung tâm, viện trực thuộc được tự chủ toàn diện.
Trong khi với cơ chế cũ thì rất khó thực hiện điều này. Hiện nay, trường có điều kiện thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên, cải tiến chương trình đào tạo, giáo trình, cơ sở vật chất… Trước đây toàn bộ học phí nhà trường thu phải gửi kho bạc nhà nước, nhưng nay trường gửi vào ngân hàng để lấy tiền lãi xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn.
Theo ông Nhựt, sau khi được tự chủ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có thêm thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao và có năng lực nghiên cứu khoa học đến làm việc. Trường đang tăng cường trang bị và triển khai các phần mềm quản lý đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Việc được thu học phí theo mức mới giúp nhà trường có thêm điều kiện cải thiện cơ sở vật chất phục vụ người học, thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập; trang bị học liệu, giáo trình cho chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế; đẩy mạnh tài trợ nghiên cứu…
Tự chủ vẫn có thể thu hút nguồn lực
Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng nếu cổ phần hóa toàn bộ cơ sở giáo dục ĐH, một khi đã chấp nhận cho tư nhân đầu tư vào trường thì không thể yêu cầu họ không hưởng lợi nhuận. Khi không thể ngăn cản nhà đầu tư mưu cầu lợi nhuận, đến lúc họ nắm được quyền sở hữu đa số trong hội đồng quản trị, không ai cấm họ định hướng hoạt động nhà trường sang mục tiêu vì lợi nhuận. Nhà trường sẽ trở thành công ty và ngày càng xa rời dịch vụ công.
Trong khi với tự chủ, các trường ĐH công vẫn thu hút được nhiều nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, không cần giải pháp cổ phần hóa. Nhà trường huy động mọi nguồn lực xã hội từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thêm kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ cao.
Những hướng huy động nguồn lực trên đều được các trường này tích cực triển khai, kể cả vay vốn trong nước và nước ngoài cho những dự án trọng điểm cần đầu tư kính phí lớn.
Các trường đã được tự chủ đều đang kết nghĩa và ký kết hợp tác toàn diện với nhiều địa phương. Theo đó, các tỉnh đặt hàng trường đào tạo nhân lực và đặt hàng đề tài nghiên cứu cho tỉnh. Đây là cách để nhà trường có thêm nguồn kinh phí từ chuyển giao khoa học – công nghệ.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
7 bài học giúp chị em độc lập tự tin trong cuộc sống
Để phụ nữ ngày càng độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống, bạn không nên bỏ qua 7 bài học quý báu sau.
1. Độc lập về tài chính
Trước hết, hãy xây dựng cho mình một sự nghiệp riêng để tìm kiếm sự độc lập trong tài chính. Khi đó, người phụ nữ sẽ tự do hơn trong mọi quyết định chi tiêu cho gia đình và cho cả những mối bận tâm riêng của mình. Độc lập về tài chính còn mang lại cho người phụ nữ sự tự tin trong mọi quyết định, khẳng khái nói lên quan điểm của mình và bày tỏ rõ ràng cảm xúc của bản thân. Trong tâm tư của một người phụ nữ tự chủ, sẽ không chỉ còn đơn thuần là chuyện gia đình, bếp núc, con cái. Và người phụ nữ bận rộn khi ấy sẽ không còn thời gian cho những suy nghĩ chẳng để làm gì nhưng chỉ chực nhắc đến là đã muốn nổ tung.
Khi phụ nữ độc lập về tài chính, sự quyết đoán của cô ấy cũng được tăng lên và bằng cách đó, khi cuộc hôn nhân gặp bất trắc, cô ấy sẽ tỉnh táo hơn và biết mình cần làm gì.
2. Yêu con hơn chồng
Chẳng phải bỗng dưng từ xa xưa các cụ đã dạy rằng "lấy chồng theo chồng, có con theo con". Đứa bé là tài sản lớn nhất của người mẹ. Kể cả chồng bạn có trăng hoa, tệ bạc với bạn đến đâu, chỉ cần bạn vẫn kiên trì nuôi dạy con thật tốt, bạn vẫn sẽ có tương lai hạnh phúc.
Nhiều người phụ nữ cam chịu cuộc sống không hạnh phúc vì sợ con mình sẽ bị ảnh hưởng xấu khi lớnlên trong một gia đình không toàn vẹn, đó là suy nghĩ sai lầm. Trẻ nhỏ sẽ lớn lên vui vẻ, khỏe mạnh nếu được chăm sóc kỹ lưỡng về cả thể chất và tâm hồn. Điều này chỉ có được khi bậc cha mẹ của chúng cũng được vui vẻ.
3. Làm đẹp vì chính mình
Phụ nữ sinh ra để được làm đẹp, đây là nhu cầu vô cùng chính đáng. Một khi bạn đẹp, bạn sẽ có sự tự tin và trở nên mạnh mẽ hơn nhờ đó. Một khi bạn đẹp, chồng sẽ yêu bạn hơn và không dễ để ánh mắt mình lạc đến những người phụ nữ khác. Một khi bạn đẹp, bạn sẽ hiểu được giá trị của bản thân. Chú trọng đến ngoại hình một chút không sao , quan trọng rằng bạn hài lòng với nó.
4. Tự chủ trong tình cảm
Về mặt tình cảm, cách yêu của một người phụ nữ độc lập cũng khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục. Họ không dễ dàng để cho bản năng yếu đuối của một người đàn bà lên tiếng. Họ thông minh, sắc sảo trong cuộc chơi, làm chủ tốt cảm xúc của mình và khó gục ngã hay bi lụy trong tình yêu. Những người phụ nữ như thế, cần nhắc lại một lần nữa, họ khiến tâm trí đàn ông phát cuồng, trái tim đàn ông tan chảy và muốn được thử sức chinh phục rồi gồng mình lên che chở một đời.
5. Luôn tạo nên những điều bất ngờ
Sự mới lạ là chìa khóa cho một mối quan hệ hạnh phúc, và đàn ông đặc biệt thích điều đó. Tiến sĩ Brosh, chuyên gia điều trị tâm lý, nói: "Những thói quen là tốt, và là lý do tại sao nhiều người muốn thiết lập mối quan hệ bền vững, nhưng họ cũng có thể bị ràng buộc và dẫn đến tự mãn". Hãy nghĩ ra cách kết nối mới mẻ mà cả hai đều thích như đi du lịch một ngày, tham gia một buổi hòa nhạc hoặc chỉ đơn giản là núp sau lưng chồng một lúc lâu rồi choàng tay ôm anh ấy. Điểm mấu chốt để nuôi dưỡng cảm xúc trong hôn nhân là "Đôi khi, chỉ cần làm điều gì đó bất ngờ".
6. Có đam mê để theo đuổi, có sở thích để tận hưởng
Lấy chồng, sinh con không có nghĩa bạn phải dẹp hết mọi đam mê, ước mơ và thú vui qua một bên. Không có gì là quá muộn để theo đuổi. Có thể ước mơ của người phụ nữ như bạn sẽ khác với ước mơ của cô gái tuổi đôi mươi nhưng bạn có kinh nghiệm, trải nghiệm phong phú để biết mình nên bắt đầu từ đâu.
Sở thích cá nhân chính là vũ khí lợi hại nhất để vực dậy tinh thần bạn dù đang ở lúc kiệt quệ nhất. Đôi khi bạn không nhận ra nó nhưng bạn sẽ thấy mình bất chợt mỉm cười chẳng vì lý do gì khi được sống trong những ngày tháng tự do và tùy ý làm điều mình muốn.
7. Sẵn sàng nâng lên, nhưng cũng có thể đặt xuống!
Bạn cần học được cách từ bỏ, học được cách nhìn ra những thứ càng cố gắng càng khó níu giữ. Trái tim của một người đàn ông một khi đã thuộc về người khác, bạn chẳng nên cố gắng hơn làm gì. Đừng tự biến mình thành một người phụ nữ chỉ biết mù quáng chạy theo người không yêu mình, tự làm tổn thương chính bản thân và chẳng nhận lại được điều gì xứng đáng.
Soi gương đi nào, bạn đẹp, bạn tự tin, bạn có sở thích, có đam mê, có tài chính và có đứa con luôn yêu thương mình hết mực, còn điều gì có thể cản bước bạn để có một cuộc sống hạnh phúc nữa?
Theo Phununews
Nỗi lòng nàng dâu bị gia đình chồng cấm không cho về thăm bố đẻ đang trong cơn nguy kịch Tôi quyết tâm về cho dù họ không đồng ý, bố tôi và gia đình cần có tôi hơn họ. Tôi nói dù không đồng ý tôi vẫn về, người chết đã chết rồi nhưng tôi phải làm tròn chữ hiếu với người con sống. Tôi quỳ xuống trước bàn thờ bố chồng, dập đầu tạ lỗi rồi xách túi ra xe. Từ...