Cần mở rộng trường lớp, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 24/11, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do bà Trần Thị Hoa Ry – Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về tình hình triển khai, kết quả thực hiện một số chính sách giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Trần Thị Hoa Ry nhấn mạnh, đợt khảo sát nhằm đánh giá một cách khách quan tình hình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số; làm rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu, cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục, đào tạo.
Bà Trần Thị Hoa Ry đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Bạc Liêu đạt được trong triển khai thực hiện các chính sách giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời mong muốn, UBND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt hơn nữa các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó cần quan tâm mở rộng quy mô trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định cũng như từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo kịp mặt bằng chung giáo dục toàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho biết, Bạc Liêu có dân số trên 900 nghìn người, với 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer (trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 8,51%; dân tộc Hoa chiếm 3%). Các dân tộc thiểu số sống cộng cư cùng với cộng đồng người Kinh ở khắp các địa bàn trên toàn tỉnh nhưng tập trung đông ở các xã thuộc thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình và Hồng Dân.
Công tác dân tộc và việc thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bạc Liêu quan tâm và tăng cường chỉ đạo thực hiện nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, phát triển kinh tế, giảm nghèo. Trong đó, giáo dục vùng dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Các chính sách về giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tỉnh hoàn thành xây dựng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thành Trường Phổ thông Dân tộc nội trú có 2 cấp học (Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông) và đã tuyển sinh từ năm học 2020 – 2021.
Việc triển khai đầy đủ các chính sách giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả hằng năm, đối với bậc Tiểu học, số học sinh hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình Tiểu học đều đạt trên 96%; bậc Trung học Cơ sở học sinh có học lực khá, giỏi chiếm 58,05%; bậc Trung học Phổ thông học sinh có học lực khá, giỏi 66,28 %.
Tỉnh Bạc Liêu đề xuất, Hội đồng Dân tộc tiếp tục quan tâm kiến nghị những cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên cho các trường học vùng dân tộc thiểu số; kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách đã ban hành nhưng không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy phát biểu tại buổi làm việc.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh kiến nghị tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt; tạo điều kiện cho các địa phương tham quan, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị thực hiện tốt; bổ sung thêm nguồn tài liệu, học liệu, tranh ảnh phù hợp với trẻ vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên các chương trình mục tiêu, dự án cho vùng dân tộc thiểu số để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu, đồ dùng dạy, học. Tỉnh kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí để tỉnh trang bị hạ tầng kĩ thuật, thiết bị phục vụ chuyển đổi số; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ nhà giáo tại các đơn vị có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Đề xuất quy định cụ thể hơn về đội ngũ GV trong tổ chức đào tạo tiếng DTTS
Dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định cụ thể hơn về điều kiện của GV trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo thông tư quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Quy định được áp dụng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm; đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ; các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ phải được thực hiện theo các nguyên tắc: đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng nhiệm vụ được giao; được quản lý thống nhất và tuân theo quy định về phân cấp quản lý; tuân thủ các quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các chính sách hiện hành về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với giảng viên, giáo viên, học viên; Đồng thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tính đặc thù ở mỗi vùng miền.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Dân tộc và Phát triển
Yêu cầu về đội ngũ giảng dạy
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên đảm bảo số lượng, trình độ như sau:
Trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm; đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có ít nhất 4 giảng viên cơ hữu (đối với mỗi thứ tiếng) đạt chuẩn được đào tạo đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội - nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc viết tiếng dân tộc thiểu số;
Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giáo viên tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội - nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng dân tộc thiểu số hoặc tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có chương trình chi tiết, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, ban hành.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có phòng học, bàn ghế, thư viện, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác theo các quy định hiện hành và đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Căn cứ vào các điều kiện đảm bảo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại thông tư, trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên xây dựng Đề án tổ chức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên xây dựng Đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Dự thảo lần này đã quy định cụ thể hơn về điều kiện số lượng, trình độ của giảng viên, giáo viên tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số so với quy định hiện hành tại Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT.
Theo đó, Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT quy định: Giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, có kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo quy định.
Giảng viên, giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số, gồm: Giảng viên, giáo viên dạy chuyên trách thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng của các trường; Giảng viên, giáo viên dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc thiểu số thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng của các trường.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ
Đối tượng tuyển sinh vào khóa đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Đối tượng tuyển sinh vào khóa bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số, có nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Điều kiện để học viên được cấp chứng chỉ: Đạt điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ từ 5,0 trở lên, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; Không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình. Bài kiểm tra cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: thời gian kiểm tra cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Điều kiện học viên được cấp chứng chỉ: Học viên có điểm trung bình cộng từ 5,0 trở lên, không có bài kiểm tra dưới 2,0 điểm thì được đánh giá hoàn thành chương trình và được cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm quản lý việc cấp phát chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý;
Trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên của trường đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng.
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý, tham mưu, ban hành chương trình khung, kiểm tra, thanh tra, quản lý, triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của các địa phương và cơ sở đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ đến hết ngày 25/12/2022.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là một giải pháp quan trọng để giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thoát nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng...