Cần lộ trình cho tự chủ đại học
Có tình trạng sau khi cho thí điểm tự chủ đại học, một số trường nâng học phí dịch vụ lên khiến cử tri than phiền học phí quá cao
Sáng 6-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (ĐH).
Không thể có ĐH vô chủ
Góp ý vấn đề đẩy mạnh tự chủ ĐH, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành ủy TP HCM – lưu ý cơ sở giáo dục ĐH chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ.
“Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài” – ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân góp ý.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục ĐH công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Chủ sở hữu là người đầu tư cho ĐH phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự bởi “chủ sở hữu mà không được quyết định nhân sự thì vận hành ĐH không đúng cách”.
Trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có đề cập một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa. Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. “Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường ĐH như không có chủ. Rất nguy hiểm! Không thể có ĐH vô chủ” – ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu thực tế tuy cho quyền tự chủ nhưng khống chế trần học phí, dẫn đến một số trường rất khó tự chủ; có tình trạng thí điểm tự chủ rồi một số trường nâng học phí dịch vụ lên khiến nhiều cử tri than phiền giá học phí quá cao.
“Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi mà nhà nước đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ, tùy theo thể trạng của từng đứa con mà cho cai sữa, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư” – vị ĐB này nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ĐB Tuấn, tuy học phí của Việt Nam so với các trường quốc tế là thấp nhưng sau khi “bung” quyền tự chủ thì sẽ rất cao. Trong khi đó, kinh tế nước ta còn nghèo. “Cử tri cần làm rõ một điểm là học sinh, sinh viên nghèo có thể vào những trường “đỉnh” hay không? Dự thảo luật đã có tiên liệu một điều là trích một phần để đưa vào Quỹ Hỗ trợ sinh viên nhưng tôi nghĩ như vậy chưa đủ mà phải có điều khoản nào đó ràng buộc các trường ĐH phải trích tỉ lệ bao nhiêu phần trăm” – ĐB Tuấn trăn trở.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH chưa có định nghĩa về một số chủ sở hữu.
Quy định riêng với nhân lực y tế
Là bác sĩ chuyên khoa I, ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) tỏ ra băn khoăn khi trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH lần này bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu.
Điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật. Theo ĐB Nguyệt, trong những luật sau thì không quy định loại hình đào tạo cũng như loại văn bằng này. ĐB này cho hay bà và nhiều bác sĩ khác cảm thấy mình bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chung và rất tâm tư khi không biết mình đang đứng ở đâu và được ai công nhận.
Bà khẳng định đào tạo nhân lực y tế là loại hình đào tạo đặc biệt cả về thời gian, hình thức cũng như văn bằng, chứng chỉ.Để trở thành bác sĩ hành nghề chuyên môn, ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH, cần thêm ít nhất 2-3 năm đào tạo chuyên sâu theo 2 hướng: hướng đào tạo hàn lâm nghiên cứu và hướng đào tạo hành nghề chuyên môn. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn phải thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức. Tóm lại, việc học đối với cán bộ y tế gần như suốt đời và không bao giờ là đủ. ĐB Nguyệt đề nghị cần quy định rõ trong khoản 1 điều 6 trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia.
ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cũng cho rằng nội dung chương trình đào tạo bác sĩ phức tạp hơn các chương trình cử nhân 4 năm nên những đối tượng này không thể “hòa cùng” với trình độ và văn bằng là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Đặt câu hỏi trình độ và văn bằng chuyên sâu sẽ được quy định ở luật nào, bà Yến đề nghị cần có quy định đào tạo riêng với nhân lực y tế theo hướng Chính phủ quy định trình độ chuyên gia đối với một số ngành cần đội ngũ chuyên sâu, đặc thù.
Quy định ngược
Góp ý về hội đồng trường công lập, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát.
Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu nên chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải bảo đảm yêu cầu của chủ sở hữu. ĐB Nhân cho rằng dự thảo luật đang quy định “ngược” khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.
Bài và ảnh: Thùy Dương
Theo nld.com.vn
Nhiều quy định "cởi trói" cho các trường
Những kết quả tích cực khi thực hiện thí điểm Nghị quyết số 77/NQ-CP sẽ được đưa vào và thể chế hóa chính thức trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi bổ sung.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết thông tin này tại buổi giao lưu trực tuyến "Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu" do báo Đảng Cộng sản phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/10.
Trường công - tư cạnh tranh bình đẳng
Phát biểu đề dẫn buổi giao lưu, Tổng biên tập báo Đảng Cộng sản Trần Doãn Tiến nhấn mạnh, nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 -NQ/TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, vấn đề tự chủ ĐH ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ/TƯ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017, đến nay đã có 23 trường ĐH được Chính phủ cho thí điểm. Sau 3 năm, các cơ sở GDĐH đã có những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận. Các trường ĐH đã chủ động mở ngành và phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, phương pháp và nội dung giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, từ những kết quả khả quan khi thực hiện nghị quyết 77, trong dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội thông qua 2018, nội dung tự chủ ĐH được làm rõ hơn ở Điều 32 để tạo thuận lợi cho các trường phát triển.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào trường ĐH Ngoại thương. Ảnh:Thủy Trúc:
Ngoài ra, còn có những điều khác có liên quan đến tự chủ như về chuyên môn học thuật, tuyển sinh, mở ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Tự chủ về nhân sự bộ máy cũng được quy định chi tiết hơn. Dự thảo Luật GDĐH cũng có những điều chỉnh quan trọng theo hướng khuyến khích sự phát triển của các trường tư thục và đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình cơ sở GDĐH. Trong quy định liên quan đến tự chủ về chuyên môn học thuật, dự thảo Luật GDĐH không phân biệt giữa các loại hình sở hữu trường công - tư, mà chỉ căn cứ vào đều kiện và năng lực. Ví dụ, các trường công, tư được tự chủ mở ngành đào tạo nếu đáp ứng được điều kiện về kiểm định chất lượng, chứ không chỉ 23 trường đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77.
Các chính sách lớn của Nhà nước đối với GDĐH được quy định trong dự thảo Luật cũng không phân biệt trường công, tư mà bình đẳng tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận nguồn lực. "Đối với trường tư thục, dự thảo Luật GDĐH có quy đinh rành mạch, rõ ràng hơn để khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường phát triển tốt hơn, cũng như có phân biệt rạch ròi. Ví dụ trước đây, cơ cấu tổ chức trường tư thục có khác biệt so với trường công lập nhưng hiện nay cũng đảm bảo bình đẳng giữa hai loại hình trường để quyền tự chủ thực hiện một cách đồng bộ" - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Tự chủ nhưng không được phép thu học phí quá cao
Tự chủ về tài chính đồng nghĩa với các trường được thu mức học phí cao, sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn khó có cơ hội tiếp cập giáo dục ĐH. Trước những băn khoăn này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ đây là vấn đề Bộ GD&ĐT rất quan tâm khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH. Theo Thứ trưởng Phúc, Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề học bổng và chính sách tín dụng cho sinh viên nghèo. Bộ GD&ĐT quy định các trường trích một nguồn học phí để cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, hiện nay, ĐH tự chủ chi thường xuyên 100% mới được xác định mức thu học phí để đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo nhưng cam kết về chất lượng. Nhưng, không phải các trường muốn thu cao đến mức nào mà trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo hợp lý. Các trường công lập nhận ngân sách chi thường xuyên thì thực hiện theo quy định khung giá của Chính phủ.
Thực tế hiện nay, nhiều trường ĐH rất lo lắng nếu phải thực hiện tự chủ nếu phải thu học phí cao thì không có người học. Trong khi không phải trường nào cũng có thể nghiên cứu khoa học, sản xuất để tăng nguồn thu. Chia sẻ vấn đề này, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương Bùi Anh Tuấn cho rằng tự chủ ĐH là xu thế tất yếu. Mức độ tự chủ đối với các cơ sở GDĐH là khác nhau vì phụ thuộc vào năng lực và điều kiện của từng trường. Hiện nay, đa số các trường ĐH, khi hình thành đều có ngành nghề truyền thống gắn liền với tên tuổi của mình. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập thì cần phải xem lại cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với thị trường lao động. "Trường chúng tôi có ngành truyền thống rất nổi tiếng như chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, nhu cầu xã hội rất lớn, điểm tuyển sinh thuộc top đầu các trường của cả nước. Nhưng chúng tôi cũng phải tính đến những ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. 3 năm gần đây, chúng tôi mở môt số ngành như Kế toán, Logicstic, Kinh doanh quốc tế đáp ứng chuẩn thế giới" - ông Bùi Anh Tuấn cho biết. Đồng thời khuyên các trường ĐH cũng trong điều kiện tương tự, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, cần cân nhắc tới ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân xã hội. Có như thế mới giải được bài toán khó khăn về kinh phí và mang đến thành công.
Theo kinhtedothi
Làm sao có Luật, người ta thích làm chủ tịch Hội đồng trường hơn hiệu trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh. Ngày 24/8, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội nghị góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục...