Cần lắm tư vấn học đường !
“Đang giữa giờ học, một học sinh (HS) nữ khật khưỡng giữa sân trường với chai rượu trên tay. Tôi hỏi đi hỏi lại đến 6 lần, em vẫn không nói. Mãi sau đó, em mới òa khóc nức nở, cho biết em vừa chứng kiến phiên tòa xử ly hôn giữa ba mẹ em nhưng cuối cùng không ai chịu nuôi em cả… Em nói xong, cô và trò cùng ôm nhau khóc…”.
Câu chuyện của bà giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 12 – TPHCMkể trong hội thảo về tư vấn trường học mới đây khiến nhiều người có mặt tại hội trường hôm đó lặng đi vì xúc động. Nhiều băn khoăn, bất cập về công tác tư vấn trong trường học được đưa ra phân tích nhưng ai cũng thống nhất rằng muốn tư vấn cho HS trước hết hãy là những người bạn của các em với tấm lòng chân thành.
Sự việc một em HS lớp 2 ở Trường Tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi – TPHCM) bị giáo viên nghi lấy trộm tiền, rồi bị đưa đến công an xã giải quyết… gây sốc dư luận.
Điều đáng nói là theo giải thích của bà hiệu trưởng, chính giáo viên (GV) làm công tác tư vấn học đường của trường này đã “tham mưu” cho bà hành xử như vậy! Đó là cách tư vấn phản giáo dục và nguy hiểm hơn, nó gây sốc tâm lý thực sự với một em mới học lớp 2. Đáng buồn hơn là cách hành xử phản sư phạm ấy lại là của một GV tư vấn!
Cú sốc xảy ra ở Trường Tiểu học Trung Lập Thượng là lời cảnh báo về đội ngũ GV tư vấn trường học hiện nay đang thiếu cả tâm lẫn tầm.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, toàn TP hiện có hơn 5.000 trường tiểu học và THCS nhưng chỉ có 51 GV tư vấn chuyên trách, 157 GV kiêm nhiệm. Khối các trường THPT có 105 trường cũng chỉ có 53 GV chuyên trách tư vấn, 141 GV kiêm nhiệm.
Video đang HOT
Cá biệt, như ông Hồ Tấn Hóa, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 8, cho biết ông vừa phụ trách theo dõi nền nếp, kỷ luật HS vừa kiêm thêm nhiệm vụ của một GVtư vấn. “Chẳng HS nào dám tìm đến người phụ trách kỷ luật của trường để nhờ… tư vấn tâm lý cả nên phòng tư vấn của tôi vắng như chùa bà đanh!” – ông Hóa phát biểu.
Thực trạng ấy cho thấy công tác tư vấn trong trường học hiện nay đa phần chỉ là hình thức để đối phó và không thiết thực.
TS Đinh Phương Duy, Hiệu phó Trường Cán bộ TPHCM, nhìn nhận: Các vấn đề tâm lý của HS ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải có người tư vấn chuyên nghiệp mới giúp đỡ các em hiệu quả.
Muốn vậy, không còn cách nào khác là phải chuẩn hóa đội ngũ GV tư vấn học đường. Nếu không, những chuyện đau lòng như ở Trường Tiểu học Trung Lập Thượng sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Theo người lao động
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa: Không đáp ứng thực tiễn nếu chỉ có một
Hệ thống một chương trình, một bộ sách giáo khoa như hiện nay không tránh khỏi những bất cập trong thực tế, nhất là chưa thể đáp ứng đúng nhu cầu học tập của từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.
Nhiều bộ SGK sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nơi khó nơi nhẹ
Vì cùng sử dụng một bộ sách giáo khoa (SGK) nên hiện tại xảy ra tình trạng học sinh (HS) miền núi không theo kịp chương trình, còn HS ở miền xuôi thì "chê" nhẹ, phải tự nâng cao bằng các nguồn tài liệu khác.
Sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, SGK hiện hành, tổng hợp thông tin của Bộ GD-ĐT cho thấy việc thực hiện chương trình mới ở các vùng khó khăn như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng... vẫn tiếp tục khó khăn.
Kết quả đánh giá HS lớp 3 sau 3 năm thay SGK thấy rõ có sự vênh nhau khá lớn giữa các vùng, miền. Chẳng hạn, tỷ lệ HS giỏi môn tiếng Việt ở Đà Nẵng là 63,43%, Hải Phòng 60,57%, TP.HCM 59,25%, trong khi đó ở các vùng khó khăn, dân tộc chỉ đạt 6,5%, 7,15%, 8,66%... Hoặc tỷ lệ HS giỏi toán ở Đà Nẵng là 57,58%, Hải Phòng 61,03%, TP.HCM 64,94%; ở các tỉnh khó khăn chỉ đạt 7,64%, 9,9%, 11,2%...
Rõ ràng, đối tượng đầu tiên chịu thiệt thòi chính là HS các vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Các em khó đáp ứng được đầy đủ mục tiêu mà sách đặt ra, vì thế chất lượng giáo dục các vùng này sẽ càng bị kéo thấp xuống và mục tiêu "miền núi tiến kịp miền xuôi" mãi mãi sẽ chỉ là lý thuyết suông. Còn ở khu vực thành thị, cho rằng cùng học chung một bộ SGK với vùng sâu, vùng xa thì quá nhẹ nên hầu hết các trường đều tự ý đưa thêm kiến thức "nâng cao" vào dạy cho HS. Đáng nói là những tài liệu nâng cao này không hề được cơ quan chuyên môn nào thẩm định, phê duyệt, cũng không căn cứ vào chương trình chuẩn nên dẫn tới việc quá tải cho HS và phản khoa học trong quá trình tích lũy kiến thức. Chính vì thế mà có tình trạng HS ở thành thị từ lớp 1 đến lớp 12 phải đánh vật với bài tập về nhà và lịch học thêm dày đặc...
Sốt ruột nên tự làm sách
Thực trạng trên khiến từ phụ huynh đến những nhà nghiên cứu giáo dục độc lập thực sự "sốt ruột" và tự tìm cách thoát khỏi sự bức bối này.
Không thể chờ đến sau năm 2015 mà cụ thể là năm 2017 mới có một chương trình, SGK mới, nhiều nhóm nghiên cứu giáo dục đã tìm cách viết những bộ sách phù hợp với nhu cầu của HS, còn phụ huynh thì lo âu tìm những ngôi trường có phương pháp giáo dục phù hợp với con em.
Sự ra mắt bộ sách của nhóm Cánh Buồm, việc phụ huynh xô đổ cổng trường thực nghiệm để con mình được học theo một bộ sách, một phương pháp khác với chương trình, SGK hiện hành đã phần nào cho thấy sự đòi hỏi của thực tiễn về quyền được lựa chọn của người dân về cơ hội học tập.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người "khai sinh" ra công nghệ giáo dục từ năm 1978, chia sẻ: "Có thể trong số những người xô đổ cánh cổng trường ấy, có người chỉ nghe đồn về những cái tốt, cái hay, cái ưu việt của trường thực nghiệm. Nhưng cái người dân mắt thấy, tai nghe là nền giáo dục hiện hành đã khiến họ mất đi niềm tin khi phải chứng kiến con cái mình còng lưng cõng những cặp sách nặng hơn trọng lượng cơ thể đến trường, rồi học thêm, rồi o ép chuyện này chuyện khác...". Cũng cần phải nói thêm rằng, đến năm 2001, công nghệ giáo dục đã mở ra ở 43 tỉnh, thành phố và được những địa phương này hào hứng đón nhận. Thế nhưng sau đó, công nghệ giáo dục phải dừng lại vì luật Giáo dục quy định "một chương trình, một bộ sách giáo khoa". Mặc dù vậy, công nghệ giáo dục vẫn có chỗ đứng. Trước nhu cầu của thực tế, tính đến thời điểm hiện tại Bộ đã cho phép gần 20 tỉnh thành tự nguyện áp dụng công nghệ giáo dục vào dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học.
Về bộ sách của nhóm Cánh Buồm, dù đến nay vẫn nhiều ý kiến trái chiều nhưng dư luận đều đánh giá cao về mặt ý tưởng cũng như nhiệt tâm của nhóm này trong việc mong muốn đổi mới nền giáo dục phổ thông hiện hành, cụ thể về cách biên soạn SGK.
Bà Nguyễn Thị Bích Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), nơi duy nhất tình nguyện xin thực hiện thí điểm một số sách của nhóm này như một tài liệu tham khảo, bày tỏ quan điểm: "Trong bối cảnh cần đa dạng hóa nội dung và phương pháp giảng dạy để bù đắp những thiếu hụt, tháo gỡ những bất cập trong chương trình và thực tiễn giáo dục hiện nay, chúng tôi đã đưa vào các phần học bổ sung. Muốn làm được như vậy thì phải tham khảo các tài liệu khác ngoài một bộ SGK duy nhất hiện hành".
Nhà giáo Phạm Toàn, người "chỉ huy" của nhóm biên soạn bộ sách này, chia sẻ: "Tôi thấy sốt ruột. Tôi không đủ kiên nhẫn chờ những việc làm để cụ thể hóa những tư tưởng tốt đẹp và to tát về đổi mới giáo dục. Cốt lõi của giáo dục là ở nội dung học, sau đó là cách học và cách dạy. Nghĩ thế, nên tôi chủ động tạo ra một bộ sách riêng".
Theo thanh niên
Tự chủ tài chính là giải pháp "cởi trói" cho đại học Nhận định giáo dục đại học Việt Nam còn nhiều bất cập, "rào cản" về cơ chế, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chế độ giảng viên... GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp) cho rằng trao quyền tự chủ tài chính là giải pháp hữu hiệu "cởi trói" cho các trường ĐH. Theo GS Nguyễn Tiến Dũng, muốn có một nền...