Cần làm rõ việc bán sách giáo khoa kèm sách tham khảo
Thời gian qua, tại một số trường học xuất hiện tình trạng “nhập nhèm” trong việc bán sách giáo khoa (SGK) “cõng” thêm nhiều tài liệu tham khảo, sách bổ trợ khiến chi phí mua sách tăng gấp ba đến bốn lần.
Bên cạnh đó, đầu năm học mới, nhiều phụ huynh học sinh cũng gặp khó khăn trong việc mua SGK lớp 6, khiến dư luận xã hội bức xúc.
Phụ huynh học sinh mua sách tại hệ thống nhà sách ADC của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Xin nợ tiền vì sách đội giá
Theo Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), năm học 2020 – 2021, bộ SGK lớp 1 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã được Bộ trưởng Bộ GD và T phê duyệt, gồm tám môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, ạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và một môn học tự chọn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con năm nay đang học lớp 1 cho biết, ngoài những danh mục SGK bắt buộc, nhà trường còn yêu cầu phụ huynh mua thêm sách bổ trợ, vở bài tập.
Chị Lê Minh Tú, có con năm nay học lớp 1 (quận Ba ình, Hà Nội) cho biết: Mỗi môn học tương ứng một vở bài tập. iều đáng nói, phần SGK đã có phần bài tập, nhưng nhà trường không cho học sinh làm ngay trên sách mà yêu cầu phụ huynh mua thêm vở bài tập. Còn theo cô Trần Thị Ngọc, giáo viên dạy lớp 1B Trường tiểu học Châu Bình 1, huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An), tiền SGK cùng sách bổ trợ lớp 1 năm nay cao gấp nhiều lần so với những năm trước khiến phụ huynh không khỏi lo lắng.
Trong một lớp có 36 học sinh thì có đến 30 em người dân tộc thiểu số, trong đó có 17 học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều phụ huynh xin khất trả dần tiền sách đến hết học kỳ I hoặc đến cuối năm học. Người thân của em Vi Ngọc Dần học lớp 1B ở Bản Khoang, xã Châu Bình cho biết: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình phải tranh thủ đi làm măng bán lấy tiền rồi xin cô giáo cho trả dần.
Video đang HOT
Sở dĩ có câu chuyện trên là do nhiều trường hiện nay đang đánh đồng khái niệm SGK bắt buộc và sách tham khảo, dẫn đến số tiền mua sách bị đẩy cao. Thực tế, một bộ SGK lớp 1 được niêm yết với giá từ 179 nghìn đồng đến 194 nghìn đồng. Tuy nhiên, không ít phụ huynh phải bỏ ra số tiền gấp ba đến bốn lần để có sách cho con học tập. Theo các chuyên gia giáo dục, mặc dù năm nào Bộ GD và T cũng ban hành văn bản chỉ đạo, tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn, chưa được xử lý dứt điểm.
Bên cạnh câu chuyện SGK bán kèm tài liệu tham khảo thì năm nay có tình trạng nhiều phụ huynh học sinh tìm mua bộ SGK lớp 6 nhưng không có. Tại một số cửa hàng như Sách và thiết bị giáo dục (67 Phó ức Chính, Ba ình, Hà Nội), Nhà sách Tiền Phong (175 Tây Sơn, ống a, Hà Nội), không còn sách bộ, chỉ còn lẻ tẻ một số môn. Phụ huynh muốn mua trọn bộ phải đi gom ở nhiều cửa hàng. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu mua sách của phụ huynh học sinh chậm hơn so với mọi năm. Việc tìm mua SGK, đồ dùng học tập sau ngày khai giảng lại tăng cao. Bên cạnh đó, sách lớp 6 chỉ sử dụng trong năm học này, sang năm học 2021-2022, cả nước triển khai Chương trình GDPT mới đối với lớp 6 vì vậy một số đại lý bán lẻ nhập “cầm chừng” để tránh dư thừa, dẫn đến tình trạng thiếu sách cục bộ.
Giảm bớt khó khăn cho học sinh
ể giảm gánh nặng đầu năm học cho phụ huynh học sinh, cô Nguyễn Thị Minh Huyền, Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Bình 1 cho biết: Nhà trường đã lựa chọn bộ SGK phù hợp với nội dung và giá cả khá hợp lý. Nhưng nhìn chung, giá bộ sách (gồm SGK, sách tham khảo, đồ dùng học tập) lớp 1 năm nay vẫn khá cao so với những năm trước. Vì vậy, trường sẽ tiến hành thu tiền SGK thành nhiều kỳ. ối với hộ nghèo và cận nghèo, khi nào có tiền hỗ trợ, nhà trường động viên phụ huynh trích nộp. ể giảm gánh nặng cho phụ huynh, trường đã giảm bớt chi tiêu, trích kinh phí để hỗ trợ mua đồ dùng học tập cho các cháu. Nhà trường còn tổ chức ngày hội đọc sách để kêu gọi phụ huynh, nhà hảo tâm tặng SGK, sách truyện cho thư viện nhà trường để giúp học sinh nghèo có sách học…
Trưởng phòng Giáo dục huyện Quỳ Châu (Nghệ An), Nguyễn Thị Châu cho biết: Giá bộ sách lớp 1 của chương trình GDPT mới khá cao so với sách cũ. Phòng Giáo dục đã chỉ đạo, xây dựng tủ sách nhà trường để học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mượn sách học. Trên tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều” các trường giúp đỡ nhau để quyên góp hỗ trợ SGK lớp 1 cho các trường ở nơi đặc biệt khó khăn. UBND huyện cũng cấp thêm ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ các trường mua thêm đồ dùng học tập…
Trưởng phòng Giáo dục thị xã Cửa Lò (Nghệ An) Phùng ức Nhân cho biết: Cũng như các địa phương khác, Phòng Giáo dục thị xã Cửa Lò phân chia ra “phần cứng” bắt buộc phải mua như SGK, sách tiếng Anh, đồ dùng học tập và “phần mềm” là sách bổ trợ, tham khảo. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các nhà trường, ngoài “phần cứng” bắt buộc mua thì “phần mềm” chỉ lựa chọn mua những quyển sách cần thiết, thiết thực và hiệu quả. Chánh Văn phòng Sở GD và T Nghệ An Nguyễn Trọng Hoàn cho biết: ể giảm bớt khó khăn cho các nhà trường và phụ huynh học sinh, Sở đã trình UBND tỉnh trích ngân sách gần một tỷ đồng mua 5.000 bộ SGK lớp 1 để tặng cho các nhà trường ở những vùng khó khăn. Riêng sách bổ trợ, tham khảo, các phòng giáo dục, các trường học đều công khai số sách nào cần mua với nội dung thiết thực phục vụ việc học, giá cả phù hợp. Các phòng giáo dục đã vận dụng linh hoạt trong việc kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ các trường còn nhiều khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa mua SGK, ti-vi, kết nối in-tơ-nét, cùng đồ dùng học tập liên quan để phục vụ việc triển khai cho học sinh lớp 1 học SGK mới.
Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ GD và T), TS Thái Văn Tài cho biết: Theo quy định, bộ SGK lớp 1 theo chương trình GDPT mới có tám môn bắt buộc và một môn tự chọn. Ngoại trừ SGK là bắt buộc, các tài liệu bổ trợ đều phải theo nhu cầu thực tế việc dạy học và trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh. Nhà trường cần chủ động cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng về SGK bắt buộc và sách tham khảo tự nguyện. Bộ GD và T yêu cầu, tuyệt đối cấm mọi tổ chức, cá nhân ép buộc học sinh, phụ huynh mua tài liệu tham khảo.
Phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn. Ngoài ra, trước khi mua SGK, phụ huynh có thể thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau để tìm hiểu rõ những quy định về sách để trang bị đúng các tài liệu cần thiết. Nếu phát hiện trường làm không đúng, phụ huynh học sinh hãy phản ánh đến các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ GD và T yêu cầu sở GD và T các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Sách giáo khoa cho năm học mới: Vừa thừa, vừa thiếu
Câu chuyện thiếu sách giáo khoa (SGK) nhiều môn lớp 6 hiện nay ở các nhà sách không khác gì so với tình trạng đỏ mắt tìm SGK lớp 2 của năm học trước, cũng thời điểm này. Điệp khúc nhà trường bán SGK kèm sách bổ trợ nhập nhèm, thiếu rõ ràng vẫn diễn ra ở một số nơi.
Ảnh minh họa.
Tại sao cùng một câu chuyện vẫn lặp đi lặp lại từ năm học này qua năm học khác trong khi việc bảo đảm đủ chỗ học, sách học cho học sinh là những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với ngành giáo dục?
Đỏ mắt tìm mua sách
Có con bắt đầu vào cấp THCS, chị Lan Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết năm nay ảnh hưởng của dịch bệnh nên con nhập học muộn hơn so với mọi năm. Phải đến khi nhận lớp, trước khai giảng mấy hôm, nhà trường mới hướng dẫn danh sách các SGK, sách tham khảo cần mua để phục vụ cho việc học nên các bố mẹ lúc này mới bắt đầu đi mua sách. Tuy nhiên, một số cuốn đặc biệt khan hiếm như bộ 4 cuốn SGK tiếng Anh lớp 6 đã hết từ đầu tháng 9 tại nhiều cửa hàng sách lớn tại Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các cửa hàng sách và thiết bị trường học thuộc hệ thống Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) - đơn vị phát hành sách này cũng không sót cuốn nào để mua.
"Năm học mới đã bắt đầu được 1 tuần nhưng nhiều học sinh trong lớp con gái tôi cũng chưa có đủ sách để học. Giải pháp tạm thời trong những ngày này được phụ huynh lớp tôi bàn nhau là photo cho các con học tạm và tiếp tục... lùng mua sách ở các địa chỉ khác nhau", chị Lan Anh cho biết.
Về phía NXBGDVN, đơn vị này thừa nhận: Trong vài ngày qua, có hiện tượng thiếu cục bộ một số đầu SGK lớp 6, tại một số cửa hàng thuộc hệ thống NXBGDVN ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân là năm học 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu mua sắm ở các địa phương có biến động so với mọi năm, giảm ở các vùng có dịch, tăng ở một số TP lớn. Việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm và dồn dập vào dịp sau khai giảng (so với mọi năm là trước khai giảng). Hiện đơn vị này đang gấp rút điều chuyển sách giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu phát sinh để có đủ sách trong 1 - 2 ngày tới.
Trên thực tế, đây là năm học cuối cùng dùng SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình hiện hành nên các nhà sách đều cân đối số lượng nhập về, tránh tồn đến năm sau. Tuy nhiên, do khối lớp 2 thường các trường đã thông báo danh sách SGK cần mua từ cuối năm ngoái trong khi học sinh lớp 6 là khối lớp đầu cấp, nhập học muộn nên mua sách muộn, dẫn đến hiện tượng khan hiếm sách ở một số địa phương.
Tuy nhiên, câu chuyện này không mới khi cả năm học 2018-2019 và 2019-2020, nhiều phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo tìm mua sách cho con, nhất là các lớp đầu cấp mỗi khi năm học đã bắt đầu. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do năm 2019-2020, Bộ GDĐT thay đổi SGK lớp 1 và các cấp khác kể từ các năm sau đó nên các nhà sách nhập cầm chừng. Song, ngay cả NXBGDVN là đơn vị cung ứng sách cũng... hết sách thì phụ huynh biết đi đâu để tìm mua sách? Trong khi trách nhiệm đáp ứng đủ nhu cầu SGK cho học sinh là việc năm nào cũng được Bộ GDĐT lưu ý song lịch sử cũ vẫn lặp lại? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ra sao khi 3 năm qua, cứ đến đầu năm học là lại thiếu SGK? Giải pháp nào để hiện tượng này chấm dứt ở các năm sau khi việc thay SGK của chương trình hiện hành bằng SGK của chương trình giáo dục phổ thông mới rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Vẫn bán SGK kèm sách bổ trợ
Câu chuyện bán SGK kèm sách bổ trợ nhưng không hề ghi rõ đâu là sách bắt buộc theo chương trình của Bộ GDĐT, đâu là sách bổ trợ không bắt buộc phải mua của nhiều nhà trường vẫn tiếp diễn qua nhiều năm dù đầu năm học nào, Bộ GDĐT cũng có văn bản chỉ đạo về việc này.
Đơn cử, danh mục SGK của một số nhà trường ở Hà Nội đối với lớp 1 năm nay phát cho phụ huynh có giá lên tới 600 nghìn đồng tới 800 nghìn đồng khiến các bậc phụ huynh đều sốc. Bởi theo thông báo của Bộ GDĐT, giá các bộ SGK theo chương trình GDPT mới chỉ hơn 200 nghìn đồng. Như bộ sách "Cánh Diều" gồm 9 cuốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận giá bán ở mức 199.000 đồng/bộ; Bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" gồm 10 cuốn có giá 179.000 đồng; Bộ sách "Chân trời sáng tạo" gồm 9 cuốn giá 186.000 đồng; Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" gồm 10 cuốn giá 194.000 đồng; Bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" có 9 cuốn, giá 189.000 đồng...
Kể cả khi các trường chọn các cuốn sách độc lập từ 5 bộ sách này thì giá cũng không thể đội lên gấp 3, 4 lần như vậy. Nhìn vào danh mục các sách nhà trường bán cho phụ huynh, có thể thấy bao gồm cả vở bài tập, sách tham khảo, các bộ dụng cụ học tập và vở viết... nhưng không hề được ghi cụ thể cái nào là bắt buộc, cái nào là tự chọn. Đó là chưa kể, nếu đăng ký mua ở trường, phụ huynh không được chọn mua cuốn này, bỏ cuốn kia mà phải mua nguyên bộ theo quy định. Nên dù có biết, phụ huynh cũng khó lòng từ chối nhà trường không mua trọn bộ sách vì tâm lý, có thể cô sẽ dạy đến cuốn này, lúc ấy biết đi đâu mà mua...
Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh, do đặc thù năm nay mỗi trường được quyền chọn cho mình một hoặc nhiều hơn một bộ SGK nên rất cần sự thống nhất với phụ huynh. Về mặt nguyên tắc, học sinh phải được trang bị đầy đủ SGK. Còn sách tham khảo, bổ trợ và một số loại khác thì căn cứ nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Phụ huynh hoàn toàn có thể chỉ đăng ký mua SGK ở trường, còn sách tham khảo ra hiệu sách mua để cho con làm thêm vào cuối tuần, nhà trường tuyệt đối không được bắt phụ huynh mua cả sách tham khảo ở trường.
Không được ép học sinh mua sách tham khảo dưới mọi hình thức là điệp khúc nhiều năm nay từ các cơ quan quản lý giáo dục nhưng trên thực tế, hiện Bộ GDĐT cũng không có quy định nào yêu cầu NXB, các Sở GDĐT, các Phòng GDĐT phải tách riêng SGK và sách bổ trợ. Và các nhà trường, mỗi khi bị truyền thông phản ánh, lại có nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm nhưng đến năm sau, chuyện cũ vẫn xảy ra...
Nhà giáo đâu phải dân kinh doanh mà bán sách giáo khoa, sách bổ trợ "Tuyệt đối không ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo". Đây là yêu cầu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong văn bản gửi ngành giáo dục các địa phương. Theo quy định, bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự...