Cần làm rõ nội dung trong đơn tố cáo của cô giáo Hoa Anh
Chúng tôi mong muốn Thanh tra tỉnh Đắk Lắk làm việc thật công tâm, minh bạch để làm rõ nội dung tố cáo của cô giáo Hoa Anh đem lại niềm tin cho nhà giáo.
Ngày 15/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn số 6660/UBND-KGVX yêu cầu Thanh tra tỉnh làm rõ những nội dung cô giáo Hoa Anh tố cáo để giải quyết dứt điểm vụ này.
Bảng xác nhận tiết dạy thực của giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Ảnh CTV)
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nêu rõ nội dung tố cáo thứ 2 trong đơn tố cáo của cô giáo Hoa Anh.
Cô Hoa Anh tố cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột đưa ra lý do nêu trong Quyết định số 5246/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 về việc “Điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu” là không đúng sự thật.
Ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (cũng là người ký quyết định thuyên chuyển cô giáo Hoa Anh) đã khẳng định trong cuộc họp tiếp công dân sáng ngày 12/8:
“Quyết định ngày 18/7/2018 Ủy ban Nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột điều chuyển cô giáo Hoa Anh từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến công tác tại trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh dựa trên căn cứ về tờ trình của Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ điều động giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu”.
Thế nhưng khi nghe cô Hoa Anh nói rằng, thời điểm mình bị chuyển đi, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thiếu giáo viên trầm trọng đến nỗi Phó hiệu trưởng phải xuống làm chủ nhiệm lớp (lớp 2B).
Lúc này, ông Vũ Văn Hưng nói thêm: “Khi thành phố tinh giản biên chế, hầu như các trường đều thiếu giáo viên.
Chúng tôi căn cứ trường này thiếu ít, trường kia thiếu nhiều để điều chuyển”.
Cô Hoa Anh chất vấn: “Trường tôi đang dạy, Hiệu phó phải làm chủ nhiệm, còn trường tôi chuyển đến, tôi chỉ được đóng vai người “dạy lót” cho những giáo viên khác.
Vậy, trường nào thiếu giáo viên hơn trường nào?
Thời điểm cô giáo Hoa Anh chuyển đi, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thiếu giáo viên trầm trọng
Đến đây thì ông Phó Chủ tịch thành phố không có câu trả lời ngoài sự im lặng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm cô Nguyễn Thị Hoa Anh đến nhận công tác tại trường Đinh Bộ Lĩnh, trường Võ Thị Sáu còn lại 62 cán bộ, giáo viên.
Trong đó, có 03 cán bộ quản lý và 59 giáo viên tiểu học/44 lớp.
Đối chiếu Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017, Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Với cơ số 59 giáo viên/ 44 lớp Trường Tiểu học Võ Thị Sáu sẽ thiếu tới 7 giáo viên (áp dụng thời khóa biểu dạy 2 buổi/ ngày).
Chính nguyên nhân thiếu người trực tiếp giảng dạy nên hiện tại nhà trường đã phải bố trí bà Lương Thị Bích Nguyên, Phó Hiệu trưởng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 2B.
Dù thế, phần lớn các giáo viên trong trường đều phải dạy tăng tiết rất nhiều.
Đơn cử, ngoài 4 tiết dạy theo tiêu chuẩn thì bà Lương Thị Bích Nguyên phải dạy 1 tuần lên đến 38 tiết và hàng chục giáo viên khác cũng phải dạy 38 tiết/tuần.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn nhiều giáo viên khác dạy trên 30 tiết/tuần.
Theo định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học (Căn cứ vào điều 6 chương 2 của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017): theo đúng quy định của pháp luật giáo viên tiểu học sẽ dạy 23 tiết/tuần.
Thế nhưng, tạiTrường Tiểu học Võ Thị Sáu vào thời điểm đó, nhiều giáo viên dạy đến 1.330 tiết/35 tuần và dư đến 525 tiết.Vậy, một năm giáo viên tiểu học sẽ phải dạy (23 tiết x35 tuần=805 (tiết).
Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ vào quy định trên thì số giờ dạy thêm được trả tiền lương là không quá 200 giờ/năm, trừ trường hợp ngoại lệ không quá 300 giờ/năm.
Thế nhưng, nhiều giáo viên tại Trường Võ Thị Sáu đã dạy trên 500 giờ/năm, không biết chính quyền nơi đây sẽ thanh toán số tiền dạy tăng giờ cho giáo viên thế nào?
Để phản ánh trung thực đến bạn đọc, chúng tôi đã liên hệ nhiều lần với bà Nguyễn Thị Tuyết, Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu để tìm hiểu thêm về thông tin biên chế lớp, biên chế nhân sự hiện có cũng như quy mô giảng dạy của nhà trường.
Thế nhưng khi tiếp điện thoại thì bà Tuyết yêu cầu chúng tôi phải đến gặp bà trực tiếp tại cơ quan vì hiện tại bà “ đang bận dạy“, lúc lại “ đang bận xem thi“…
Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh lại thừa khá nhiều giáo viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Buôn Mê Thuột đã làm tờ trình số 129/TTr-PGDĐT lên Ủy ban Nhân dân thành phố điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu.Ngay năm học 2018 – 2019, khi cô Hoa Anh được điều chuyển về Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh thì tại đây trường vẫn dư đến 3 giáo viên, tính cả cô Hoa Anh là 4.
Và 2 giáo viên, cô Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Hiền đã được điều chuyển qua Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
Tháng 1 năm 2019, thầy giáo Dương được đề bạt lên làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh.
Và đến lúc này, nhân sự của Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh không bị thừa nữa.
Ngay khi có những minh chứng trong tay về nhân sự của 2 trường tiểu học Võ Thị Sáu và Đinh Bộ Lĩnh, chúng tôi vẫn không thể lý giải được vì sao Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thiếu tới 7 giáo viên lại được cán bộ Phòng Giáo dục và Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Mê Thuột xem là thừa?
Còn Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh thừa tới 4 giáo viên lại được xem là thiếu?
Chẳng biết các vị cán bộ nơi đây hiểu khái niệm Thừa-Thiếu thế nào? Lẽ nào lại khác với tất cả mọi người?
Câu chuyện nói trên cho thấy việc điều chuyển công tác tùy tiện đối với giáo viên và nguyên nhân được nêu ra để viện dẫn cho việc điều chuyển của chính quyền địa phương thành phố Buôn Mê Thuột là không đúng và thiếu căn cứ thuyết phục.
Từ thực tế trên, chúng tôi mong muốn Thanh tra tỉnh Đắk Lắk sẽ làm việc thật công tâm, minh bạch để để làm rõ nội dung tố cáo của cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh.
Có thế mới lấy lại được lòng tin của giáo viên và toàn thể độc giả đang rất quan tâm đến chuyện này.
Phan Tuyết
Theo GDTĐ
Vì sao, những câu hỏi của cô giáo Hoa Anh vẫn không có câu trả lời?
Cô nói không thu tiền, cần xác định rõ, không phải cứ nói là không thu tiền sẽ không vi phạm.
Liên quan đến việc cô giáo Hoa Anh quỳ dâng đơn lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ngày 6/8 vừa qua, ngày 12/8 Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có giấy mời làm việc trực tiếp với cô giáo Hoa Anh để trả lời những thắc mắc xung quanh việc vi phạm dạy thêm trái phép và điều chuyển công tác bất hợp lý trong thời gian vừa qua.
Quyết định điều chuyển của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Có mặt trong buổi tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk là ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Ông Vu Văn Hưng, Pho Chu tich Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuôt cùng đại diện khá nhiều ban ngành trong tỉnh như Tỉnh ủy, Thanh tra, Tài nguyên môi trường, Ban dân vận, Ủy ban mặt trận tổ quốc...
Giải trình của đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột
Ông Vu Văn Hưng, Pho Chu tich Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuôt người trực tiếp ký quyết định điều chuyển cô Hoa Anh từ trường Tiểu học Võ Thị Sáu sang Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh cho biết:
Quyết định ngày 18/7/2018 Ủy ban Nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột điều chuyển cô giáo Hoa Anh từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến công tác tại trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh dựa trên căn cứ về tờ trình của Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ điều động giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu.
Việc điều chuyển đã căn cứ vào các văn bản nhà nước, cụ thể là Luật viên chức điều chuyển theo thẩm quyền mà cụ thể thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân thành phố (thừa, thiếu con người, điều động từ đâu do cơ quan chủ quản quản lý).
Ông Vũ Văn Hưng nói rõ thêm, khi thành phố tinh giản biên chế, hầu như các trường đều thiếu giáo viên.
Chúng tôi căn cứ trường này thiếu ít, trường kia thiếu nhiều để điều chuyển.
Việc dạy thêm học thêm của cô Hoa Anh đã vi phạm Thông tư 17, cụ thể Điều 4 Thông tư 17 quy định rõ: Các trường hợp không được dạy thêmTrường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh là trường chuẩn quốc gia, không phải trường vùng sâu vùng xa.
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".
Cán bộ Ủy ban Nhân dân phường Tân Thành đã kiểm tra và phát hiện có 15 em đang học môn Toán tại nhà cô Hoa Anh.
Căn cứ vào đề xuất của Ủy ban Nhân dân phường Tân Thành và nhà trường đã xác định cô Hoa Anh vi phạm Thông tư 17 khi dạy học sinh tiểu học.
Cô nói không thu tiền, cần xác định rõ, không phải cứ nói là không thu tiền sẽ không vi phạm.
Việc dạy thêm, học thêm cô đã nhận không thể nói là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cô.
Cô vi phạm Thông tư 17 nên thực hiện việc điều động.
Những câu hỏi của cô Hoa Anh vẫn không nhận được câu trả lời
Tới phần mình, cô Hoa Anh cho biết cô buộc phải ký vào biên bản vi phạm dạy thêm do cán bộ Ủy ban Nhân dân phường Tân Thành lập ngày 26/6/2017 vì một số cán bộ đi bắt dạy thêm hôm ấy hù dọa:
"Nếu không ký là bị khép tội chống người thi hành công vụ".
Vì thế, tôi ký vào biên bản nhưng vẫn ghi dòng chữ: "Tôi dạy không thu tiền".
Cô Hoa Anh cho rằng, thành phố điều động phải dựa trên cơ sở pháp luật.
Căn cứ vào Luật viên chức 2010 không được tùy tiện chuyển đổi đơn vị công tác của giáo viên mà chỉ biệt phái viên chức theo quy định của Điều 36.
Như vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh chuyển đổi công tác của tôi là trái với Quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp thì viên chứcđược quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
Các anh bảo, điều chuyển tôi từ trường thừa sang trường thiếu, nay lại nói điều chuyển từ trường thiếu ít sang trường thiếu nhiều.
Vậy tôi hỏi, tôi chuyển đi, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu không có giáo viên chủ nhiệm mà phải phân công hiệu phó chủ nhiệm.
Tôi chuyển về Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh không có lớp để dạy, nay dạy cho người này vài tiết, mai dạy cho người kia vài tiết thì thử hỏi trường nào thiếu giáo viên hơn?
Các anh nói, trường này giống trường kia. Vậy tại sao lại chuyển tôi đi?
Tôi đã hy sinh hơn 10 năm rồi.Nói tôi phải hy sinh, tôi chấp nhận.
Từ lúc ra trường lương tháng 200 ngàn đồng, tôi thường xuyên phải đi vào bãi rác ở Buôn Ki lội bùn, lội suối đưa các em dân tộc thiểu số về để đi học.
Đó không phải là sự hy sinh sao? Tôi đã phấn đấu, đã cống hiến hiết mình, cũng đã có khá nhiều thành tích, tại sao khi xét các anh không chú ý đến điều này?
Tôi không sợ vùng khó, không ngại dạy học sinh dân tộc vì là giáo viên thì bất kỳ học sinh nào cũng phải dạy được.
Nhưng chuyển trường mà mang theo án kỷ luật thì danh dự, nhân phẩm của tôi trước phụ huynh, trước đồng nghiệp sẽ thế nào?
Điều chuyển lần này sao không phải người khác mà nhất định phải là tôi?
Trong khi có biết bao người chưa đi vùng khó, họ còn có sức khỏe, có kinh tế hơn tôi rất nhiều?
Tôi vi phạm quy định dạy thêm học thêm nên phải điều chuyển, vậy cho tôi xem quy định đó là quy định nào? Ở đâu?
Hay các anh làm việc ngẫu hứng?..."
Có những giáo viên vi phạm dạy thêm trong năm học như dạy thêm học sinh tiểu học và dạy chính học sinh của mình sao không bị điều chuyển công tác?
Còn tôi chỉ trông trẻ ngày hè và không thu tiền lại bị các anh áp dụng Luật?
Khác với mong đợi sẽ nhận được những câu trả lời thỏa đáng, cô giáo Hoa Anh cho biết, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk kết luận:
Ủy ban Nhân dân thành phố ra quyết định không sai và yêu cầu cô Hoa Anh chấp hành đừng làm đơn kiện sẽ mất thời gian, tiền bạc và sức khỏe.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
UBND tỉnh Đắk Lắk nói gì vụ giáo viên quỳ gối gửi đơn trước trụ sở? Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, có việc nữ giáo viên quỳ gối trong trước trụ sở UBND tỉnh. Hiện, tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đơn đăng ký tiếp công dân của nữ giáo viên. Liên quan vụ việc một giáo viên quỳ gối trước trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk để...