Cần làm gì khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối? Ung thư thực quản giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào và hướng điều trị ra sao… Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Theo các bác sĩ ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, ung thư thực quản gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối với tình trạng các tế bào ung thư đã lan rộng ra khỏi niêm mạc thực quản, xâm lấn sang các vị trí lân cận và cơ quan xa như phổi, xương…
Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống của người bệnh thường rất thấp do khối u đã di căn xa. Nhiều trường hợp tử vong nhanh chóng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Ở giai đoạn cuối, khối u trong lòng thực quản đã phát triển to ra và xâm lấn sang nhiều cơ quan trong cơ thể.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có biểu hiện gì?
Khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối, các triệu chứng bệnh nặng và rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu bệnh thường gặp ở giai đoạn này là:
- Khó nuốt, nuốt nghẹn:
Ở giai đoạn đầu khi khối u còn bé, tình trạng khó nuốt thỉnh thoảng diễn ra với mức độ nhẹ, khó nuốt với các thực phẩm cứng, rắn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn nặng, tế bào ung thư phát triển to ra, chèn ép và xâm lấn trong thực quản, khiến tình trạng khó nuốt diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Khó nuốt xảy ra với cả những thức ăn lỏng, mềm. Thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng khiến người bệnh hay bị nôn ra ngoài.
- Đau tức ngực:
Khi bị ung thư thực quản, người bệnh sẽ có triệu chứng đau tức ngực với mức độ đau thường xuyên và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cơn đau là do khối u ở thực quản phát triển to ra, chèn ép và làm hẹp thực quản. Thức ăn không đi hết được xuống dạ dày sẽ đọng lại ở thực quản, gây tức ngực kéo dài.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy tình trạng khàn tiếng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Khàn tiếng có khi mất hẳn tiếng trong thời gian dài.
Video đang HOT
Các triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Sụt cân nghiêm trọng
Khối u phát triển to ra, xâm lấn và di căn sang nhiều vị trí trong cơ thể khiến cơ quan này bị ảnh hưởng. Đồng thời thức ăn không được đưa xuống dạ dày, dinh dưỡng cũng không hấp thụ được hết vào cơ thể gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có chữa được không?
Cũng theo các bác sĩ, ung thư thực quản giai đoạn cuối có thể chữa được nhưng với tỷ lệ sống khá thấp bởi các tế bào ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng ở giai đoạn này là:
- Hóa trị kết hợp với phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn IVA.
- Đặt nội soi stent kim loại ở thực quản để cải thiện triệu chứng khó nuốt, giảm đau đớn và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh.
- Hóa trị đối với người bệnh ung thư thực quản đã di căn tới những cơ quan xa trong cơ thể.
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu được điều trị tích cực, phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh lạc quan, thoải mái… thì khả năng hồi phục sức khỏe sẽ nhanh chóng hơn.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát sớm bệnh.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn cuối, người bệnh cần có chế độ chăm sóc giảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Lưu ý gì sau điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Hầu hết người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối đều có hiện tượng suy nhược cơ thể, mệt mỏi triền miên, ăn uống kém, thậm chí chán nản, lo nghĩ và không muốn ăn.
Lúc này người nhà cần chú ý tới tâm lý của người bệnh, động viên, chia sẻ và an ủi tinh thần người bệnh. Đồng thời cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh đảm bảo sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày với những thực phẩm sạch, rau củ quả đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm chế biến chín kỹ, thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; bổ sung thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Tránh cho người bệnh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm khó tiêu hóa, cứng, rắn Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, suy nghĩ quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù ung thư thực quản giai đoạn cuối là bệnh nặng nhưng dưới sự điều trị tích cực và kịp thời, đúng phương pháp, nhiều trường hợp vẫn sống, sinh hoạt bình thường.
Theo VTV News
Nghiện 2 món triệu người thích, quý ông Vĩnh Phúc mắc ung thư thực quản
Trong vòng 2 tháng, ông Dương sụt liên tiếp 4kg, các triệu chứng đau tức ngực kèm theo khó nuốt tăng dần.
Đáng lưu ý, ông sụt liên tiếp 4 kg trong vòng 2 tháng dù vẫn ăn uống đều đặn. Cách đây nửa tháng, ông Dương thấy tình trạng khó nuốt tăng lên, hay bị nghẹn khi ăn, sau ăn bị đau tức nhiều vùng ngực nên đến BV TƯ Quân đội 108 thăm khám.
Bác sĩ kết luận, bệnh nhân mắc ung thư thực quản tế bào vảy ở 1/3 dưới thực quản, giai đoạn 2.
Sau hội chẩn, các bác sĩ khoa Phẫu thuật ống tiêu hoá, BV 108 quyết định mổ nội soi ngực - bụng, tạo hình ống cuốn dạ dày qua đường hầm sau xương ức.
Với sự hỗ trợ của GS Kazuhiko Yamada, khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Trung tâm Quốc gia về Y khoa và chăm sóc sức khỏe toàn cầu Nhật Bản, ekip phẫu thuật đã vét sạch 3 hạch cho bệnh nhân sau 10 tiếng phẫu thuật.
Sau 1 ngày hồi sức, bệnh nhân hiện đã tỉnh táo, ăn uống được qua đường miệng, tiêu hoá lưu thông tốt, giọng nói bình thường, không bị khàn. Sau cắt khối u, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân tránh hút thuốc, kiêng rượu bia.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, BV 108 cho biết, phẫu thuật nội soi đường ngực bụng cắt thực quản, nạo vét hạch với ống cuốn dạ dày qua đường hầm sau xương ức là phương pháp mới trong điều trị ung thư thực quản, đây là phẫu thuật rất khó, hiện chỉ có 1- 2 cơ sở y tế lớn tại Việt Nam thực hiện được.
Điểm nổi trội của phương pháp này là nạo vét được gần như triệt để các hạch di căn, điều mà trước đây thường bỏ sót dẫn tới tỉ lệ tái phát cao, thời gian sống ngắn hơn.
Với phương pháp làm đường hầm sau xương ức (trước đây là đường hầm ở trung thất sau), bệnh nhân không bị áp xe trung thất gây nguy hiểm sau mổ kể cả miệng nối bị rò. Ngay cả trường hợp khối u tái phát, bệnh nhân vẫn có cơ hội phẫu thuật lại, trong khi với phương pháp mổ cũ là không thể.
Rượu, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu
PGS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, ung thư thực quản là ung thư phát sinh từ thực quản - đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày.
Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng khó nuốt và giảm cân. Khi thấy những sự thay đổi trong cơ thể mình, bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe.
Ung thư thực quản gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô tế bào thực quản (ESCC), thường gặp ở các nước đang phát triển và ung thư tuyến thực quản (EAC), thường gặp ở các nước phát triển.
Đối với ung thư biểu mô tế bào vảy, nguyên nhân chính do hút thuốc lá, uống rượu, đồ uống rất nóng, chế độ ăn uống không đầy đủ và nhai trầu. Còn với ung thư tuyến thực quản, nguyên nhân phổ biến nhất do hút thuốc lá, béo phì và hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Vì vậy, để phòng tránh ung thư thực quản, người dân cần từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia.
Hiện nay, ung thư thực quản đứng hàng thứ 8 trong các loại ung thư có số người mắc nhiều nhất thế giới với trên 450.000 trường hợp mắc mới mỗi năm, trong đó có khoảng 400.000 người tử vong. Trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới.
Tại Việt Nam, theo số liệu WHO 2018, ung thư thực quản đang xếp vị trí 15 trong số các loại ung thư phổ biến nhất với trên 2.400 ca mắc mới mỗi năm, tuy nhiên tỉ lệ tử vong lên tới 92% khi có tới 2.200 ca tử vong.
Con số này cũng khớp với các nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho thấy tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư thực quản trên 5 năm là 43% đối với ung thư tại chỗ, 23% đối với ung thư đã lan rộng trong khu vực và 5% với ung thư lây lan xa. Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các phương pháp điều trị rất hạn chế.
Điều trị ung thư thực quản được thực hiện dựa trên giai đoạn và vị trí ung thư, cùng với thể trạng chung của từng người, thường phối hợp xạ trị, hóa chất và phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo Vietnamnet
Kinh hãi những vụ hóc xương nguy kịch phải nhập viện cấp cứu Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt... mỏ gà, Mất nửa lá phổi sau 5 năm hóc xương cá, thủng ruột vì hóc xương cá...là những vụ hóc xương nguy hiểm giống như lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt... mỏ gà Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội đã tiếp...