Cần góc nhìn tích cực, toàn diện
Trong một lớp đại học, giảng viên lấy tờ giấy A4, chấm vào một chấm mực rồi nói: Các anh chị hãy nhìn vào tờ giấy và nói xem chúng ta thấy gì?.
Các sinh viên ra chiều nghĩ ngợi nhưng cũng trả lời rất nhanh, với khá nhiều câu: Một tờ giấy có một dấu chấm, Một tờ giấy có một dấu mực, Một tờ giấy có vết bẩn, Một bức tranh siêu tưởng…
Ngoài yếu tố hạ tầng giao thông chật hẹp, xuống cấp thì phương tiện tăng nhanh và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân chưa cao cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Trong ảnh: Tuyến quốc lộ 1 đoạn qua khu vực ngã ba Phát Triển đến công viên 30-4 ( TP.Biên Hòa) thường xuyên xảy ra ùn tắc, xe cộ xếp hàng dài trên đường. Ảnh: Thanh Hải
* Chớ vội kết luận phiến diện về một sự vật, hiện tượng
Đợi lớp lắng xuống, thầy giáo nói: “Các anh chị nói đúng cả; chúng ta thấy gì là do góc nhìn và quan điểm của chúng ta về vấn đề nào đó. Nếu ta thấy tờ giấy trắng là tinh khiết, sạch sẽ thì dấu chấm kia tượng trưng cho cái gì vấy bẩn; nếu ta xem dấu chấm đó tham gia vào việc hình thành một thứ gì mới mẻ thì có thể đó là một bức họa; nếu ta thấy tờ giấy vẫn còn rất nhiều khoảng trắng thì dấu mực đó chỉ thể chỉ là một sự bắt đầu… Vì vậy, chúng ta đừng vội kết luận phiến diện về một sự vật, hiện tượng khi chúng ta không đặt nó vào nhiều hệ quy chế, xem xét nhìn nhận nó ở nhiều góc độ”.
Thời gian qua, có một số người hay “hoài niệm” về cuộc sống “vàng son” trước kia của miền Nam Việt Nam, của Sài Gòn, nơi được mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông”. Chẳng hạn, có người nói giáo dục đạo đức học đường ở miền Nam ngày trước rất hay, trẻ biết lễ độ, thưa gửi đúng mực, đi đường gặp đám tang thì biết dừng lại ngả mũ, cúi đầu chào, không có chuyện trò mà dám hỗn hào với thầy cô hay người lớn tuổi… Người ta cũng khen giáo dục miền Nam rất tiến bộ và nhân văn, thực chất và hiệu quả, không có chuyện chạy theo thành tích, không bị thương mại hóa, người học có kiến thức thực chất và có thể đem kiến thức đó áp dụng vào thực tế cuộc sống… Người ta nhân đó nói về đạo đức xã hội ngày trước rất trong sáng và nền nếp.
Video đang HOT
Nhưng nếu nhìn khách quan và toàn diện, chúng ta không khó nhận ra rằng không rõ căn cứ vào đâu để nói đạo đức xã hội hiện nay kém hơn đạo đức xã hội ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975? Cứ cho là hiện nay phạm pháp hình sự khá nhiều, các vụ án giết người khá nhiều thì khi so sánh với trước đây đã có tính toán trên số dân (tỷ lệ số vụ trên số dân), mức độ thường xuyên (bao lâu diễn ra một vụ), mức độ nghiêm trọng (số thương vong ở mỗi vụ)…? Liệu căn cứ vào một vài chi tiết trong giáo dục đạo đức thì có đủ cơ sở để kết luận rằng việc giáo dục đạo đức hiện nay kém hơn việc giáo dục đạo đức ở miền Nam trước năm 1975? Hoặc nói giáo dục miền Nam tích cực hơn giáo dục Việt Nam hiện nay thì có xét đến những chỉ tiêu như tỷ lệ người được đi học, tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ trẻ em gái được đi học và biết chữ… hay chưa?
Hay việc cải tạo Công viên Bạch Đằng và Công viên Mê Linh ở Q.1 (TP.HCM) mới đây, vốn là một công trình tạo cảnh quan quan trọng cho khu vực trung tâm thành phố, cũng bị nhìn nhận một cách rất lệch lạc. Nhiều người không hề thấy các quần thể kiến trúc, các hạng mục, công trình… mà chỉ thấy cái lư hương ở tượng Đức thánh Trần; nên khi di dời lư hương để thực hiện việc cải tạo thì nhiều người phản ứng rất tiêu cực.
Lúc khánh thành toàn bộ các công trình, đặt lại lư hương ở vị trí cũ thì nhiều người cũng chỉ thấy có việc đó và tỏ ra hể hả, coi như bao lâu nay họ “đấu tranh” có kết quả! Thậm chí, có người còn gắn một vài việc rủi ro cá biệt thành như một hậu quả của vụ việc này rồi cường điệu, thổi phồng với dụng ý rất xấu. Người ta quên mất, cái kết quả lớn nhất không phải do họ tạo ra mà chính là sự quan tâm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trong đó có yếu tố tâm linh, cho nhân dân của lãnh đạo thành phố.
* Cần có cái nhìn tích cực, toàn diện
Với những vấn đề mang tính phổ biến hơn, thường xuyên hơn, cũng cần cách nhìn nhận toàn diện, xét đến nhiều góc cạnh và có quan điểm lịch sử cụ thể.
Chẳng hạn, nhiều ý kiến phê phán nặng nề về tình trạng kẹt xe ở một số đô thị lớn, ngay cả TP.Biên Hòa thời gian gần đây cũng xảy ra ùn tắc giao thông, đều xoáy vào yếu tố quản lý của các cơ quan chức năng, rằng kẹt xe chủ yếu do công tác quản lý yếu kém, năng lực quy hoạch và khả năng đề ra các giải pháp có tính căn cơ của chính quyền các địa phương trong vấn đề giao thông…
Trên thực tế, điều này có thật nhưng chắc chắn không phải là lý do duy nhất, bởi song song đó, còn có nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp đến tình trạng ùn tắc giao thông. Đó là số lượng phương tiện tăng nhanh do đời sống kinh tế của người dân không ngừng được nâng cao; nhiều đô thị hiện nay được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các đô thị được quy hoạch và xây dựng từ rất lâu theo một quy mô nhỏ hơn nhiều so với thực tế hiện nay nên mạng lưới giao thông quá tải là điều khó tránh khỏi; ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế và cần nhiều thời gian để điều chỉnh…
Do nhiều người chỉ nhìn sự vật, hiện tượng bằng một lát cắt cụ thể mà không nhìn rộng hơn, toàn diện hơn nên chỉ có thể thấy được một vài khía cạnh riêng biệt, từ đó đánh giá vấn đề phiến diện và lệch lạc. Trong bối cảnh tràn ngập thông tin hiện nay, “cám vàng” lẫn lộn, mỗi người khi tiếp nhận cần có một “bộ lọc” để chọn những thông tin phù hợp, có ích; đồng thời, phải có tâm thế tiếp nhận một cách toàn diện, đa chiều, tích cực. Nếu người phản ánh chỉ đứng một phía, lại qua lăng kính và lợi ích của mình có khi đưa thông tin một cách phiến diện; người tiếp nhận lại bị cái tôi của mình chi phối và được người khác dẫn dắt, định hướng thì thông tin lại càng đi xa thực tế, càng sai lệch. Từ đó, nếu không có nhận thức tích cực, sẵn thành kiến với chính quyền, với chế độ thì có thể thông tin tiếp tục bị bóp méo khi phản ánh trở lại hoặc lan truyền đến người khác.
Đã có những người lời khuyên như “hãy làm người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm”, “hãy làm người sử dụng internet thông minh”…, nhằm hướng đến những kỹ năng, cách thức sử dụng phương tiện thông tin hiện đại một cách tích cực, hiệu quả. Nhưng trên hết, cần có một nhận thức đúng đắn, một quan điểm toàn diện, một thái độ tích cực khi tiếp cận thông tin thì khi đó, điều chúng ta tiếp nhận, thâu thái được mới thực sự có ích, có ý nghĩa.
Hẳn nhiều người còn nhớ câu chuyện Nồi cơm Khổng Tử trong Cổ học tinh hoa. Khi Khổng Tử nhìn thấy Nhan Hồi, người đệ tử mà mình rất yêu quý, lén ăn vụng cơm khi cơm còn trên bếp thì vô cùng đau khổ; nhưng khi ngài nghe nói lại rằng phần cơm đó thực ra là miếng cơm đã bị dính bụi và bồ hóng rơi xuống lúc Nhan Hồi mở nắp nồi cơm thì ngài mới nhận ra rằng trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.
Cho nên, khi nhìn thấy một sự việc cần được phân tích dưới một tư duy tích cực chứ không được “mặc định” như Khổng Tử hễ nhìn thấy học trò ăn trên bếp tức là ăn vụng! Dù sao, việc ngài nhầm cũng chỉ giới hạn trong suy nghĩ của mình và ngay sau đó đã điều chỉnh, còn những nhầm lẫn khác nếu cứ được lan truyền, tán phát lại bị người khác làm cho méo mó, sai lệch mà chẳng ai sửa sai, “nói lại”, thì hậu quả hẳn sẽ rất nặng nề!
Đôi khi, có một số người hay đóng vai “thầy bói xem voi”, chỉ sờ được cái tai, cái chân, cái vòi, cái đuôi… mà đã tả con voi như cái quạt, cái cột đình, con đỉa hoặc chiếc chổi cùn! Sự phiến diện trong góc nhìn, sự hẹp hòi trong tư duy nhưng sự lộng ngôn quá mức đã làm sự vật, hiện tượng được lan truyền một cách méo mó, lệch lạc.
Xe bị xước nhưng khổ chủ không giận nổi vì lời thú tội thật thà của "thủ phạm"
Mất 200 nghìn sửa xe vì bị xước sơn, chủ xe không những không tức giận và còn rủ "thủ phạm" đi nhậu.
Giữa xã hội vội vã, xô bồ, vẫn luôn tồn tại những sự tử tế vô cùng đáng yêu. Đôi khi sự tử tế được thể hiện từ những hành động rất nhỏ, chẳng hạn như trường hợp sau đây.
Một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ câu chuyện tử tế mình gặp được. Chẳng là tài khoản này cho biết một người lạ khi dắt xe, đã không may làm xước xe của mình. Sau đó, người này đã để lại một tờ giấy ghi lời xin lỗi cùng món quà tạ tội là một túi hoa quả.
Bức tâm thư...
... và túi hoa quả "thủ phạm" làm xước xe để lại thay lời xin lỗi. (Ảnh: Tổ lái)
Trong bức tâm thư xin lỗi, "thủ phạm" thừa nhận mọi lỗi lầm và hứa chịu mọi trách nhiệm. Thậm chí, người này không ngại để lại số điện thoại cùng lời nhắn: "Hãy liên lạc với tôi nhé".
Trước hành động tử tế của "thủ phạm", chủ xe rất thông cảm và tự mang xe đi sửa mất 200 nghìn. Không dừng lại ở đó, người này còn nhắn tin theo số điện thoại để lại và rủ người này nếu rảnh thì "làm cốc bia, trước lạ sau quen".
Điều bất ngờ là, "thủ phạm" tự khai nhận dù nói chịu trách nhiệm nhưng không có tiền để đền. Tuy nhiên, nếu khổ chủ có lời mời bia thì sẽ đi.
Bài chia sẻ nhanh chóng hút hàng nghìn lượt bình luận của dân mạng.
Bị trêu bố mẹ nhặt ở bãi rác, bé gái bỏ nhà ra đi để lại 3 dòng, người lớn đọc xong mà cười nắc nẻ Lá thư của cô bé đã khiến nhiều người nhớ lại "tuổi thơ dữ dội" của mình. Lúc bé, chắc hẳn ai cũng thắc mắc về nơi mình sinh ra, mình sinh ra thế nào? Hỏi dò bố mẹ thì các bậc phụ huynh luôn trả lời rằng: "Mày sinh ra ở bãi rác", "Bố mẹ thấy người ta bỏ con ở bãi...