Cần giáo dục gì cho học sinh?
Ngày trước, chuyện thầy phạt trò bằng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc là bình thường. Có những hình thức mà giờ nghĩ tới ta cũng thấy sợ, như dùng thước kẻ đánh vào ngón tay, hay bắt quỳ ‘thớt mít’…
Vụ học sinh bị tát 231 lần gây xôn xao dư luận những ngày qua – CTV
Tuy nhiên, những hình thức phạt nghiêm khắc như vậy nằm trong quan điểm chung về giáo dục thời đó là “ thương cho roi cho vọt”. Khắc kỷ là nguyên tắc chung của các nền giáo dục cũ.
Với sự đi lên về văn minh của xã hội, nhân cách cá nhân ngày càng được tôn trọng, việc cha mẹ đánh con ngày càng hạn chế, không nói đến chuyện thầy cô giáo đánh học trò. Nếu so sánh, thì nỗi đau và sự nguy hiểm về thể xác đối với em học sinh (HS) ở Quảng Bình bị các bạn thay nhau tát có lẽ không lớn hơn những trường hợp xảy ra tương tự gần đây, như các vụ bảo mẫu đánh trẻ mẫu giáo. Nhưng sự nguy hiểm nằm ở chỗ, đây không còn là sự bùng nổ của một cơn giận dữ nữa, mà là một hành động răn đe nguy hiểm có tính toán.
Việc xử phạt được thực hiện một cách công khai và kiên quyết, không chỉ có 23 HS làm chứng, mà các em còn bị ép buộc tham gia. Có thể nói nó không khác gì một buổi đấu tố đầy bạo lực mà những người tham dự đều là trẻ thơ. Sợ rằng những cảnh tượng kinh hoàng hôm đó sẽ theo suốt cuộc đời các HS có mặt, tạo thành vết thương không sao hàn gắn được.
Đã có quá nhiều yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc cô giáo vì hành vi vi phạm quyền trẻ em. Nhưng liệu luật pháp hiện hành có thể xử lý tới mức nào? Hay cao nhất cũng chỉ là đuổi khỏi ngành. Không hiểu ngành giáo dục có thống kê tình trạng giáo viên bỏ ngành vì đồng lương thấp quá, vì công việc nặng nhọc quá, hay nếu không bỏ ngành thì cũng “chân trong, chân ngoài”?
Video đang HOT
Trong mọi trường hợp, việc xử lý cô giáo vi phạm, dù nghiêm khắc đến mấy cũng chỉ giải quyết vấn đề phần ngọn. Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng đáng báo động, nhất là tình trạng giáo viên hành hung HS – đó là trường hợp nguy hiểm nhất.
Đáng ngạc nhiên là việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc của giáo dục thời phong kiến, đã từng bước được loại khỏi nhà trường mới, nay quay lại ở một dạng mới mang tính bột phát, tuy đơn lẻ nhưng rất khó kiểm soát. Câu hỏi căn bản là do đâu? Điều gì đã gây ra những bức xúc trong giáo viên khiến họ đổ mọi bực dọc lên đầu HS, dưới những hình thức mà theo các tiêu chí của một xã hội hiện đại có thể coi là thô bạo.
Ngành giáo dục cần kịp thời có những nghiên cứu thẳng thắn, trung thực và khoa học về tình trạng bạo lực học đường nói riêng và tình trạng vi phạm nhân cách của HS, sinh viên nói chung.
Cuối cùng thì không phải truyền đạt kiến thức mà giáo dục nhân văn mới là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng khốc liệt, sự tồn vong của dân tộc đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Cần giáo dục các thế hệ trẻ như thế nào? Một thế hệ nhân văn có ý thức, có chính kiến hay một thế hệ biết nghe lời, sẵn sàng làm cả những việc phi nhân bản?
Theo thanhnien
Cô giáo 'choáng' khi học sinh phát biểu: Có người 80 tuổi nhưng thực ra họ chết từ 15
Vì sự phân biệt đối xử của bố mẹ nên các em phải sống vì suy nghĩ của người khác. Chính các em phải thốt lên rằng, thân thể này là của con nhưng suy nghĩ, lối sống này không phải là con nữa.
Đây là những nội dung được đưa ra tại đối thoại chính sách về "Đảm bảo quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử" do Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) phối hợp Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" được thực hiện từ tháng 9 - 12/ 2018 với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế.
Em Ngô Hoàng Thùy Linh.
Trình bày tổng quan về các quy định pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em khẳng định: Quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử đã được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Điều 16, Hiến pháp Việt Nam 2013 và Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 cũng cho thấy rõ rằng bình đẳng và không phân biệt đối xử là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật Việt Nam. Luật trẻ em năm 2016 (Khoản 8, Điều 6) nghiêm cấm hành vi "Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em"....
Theo bà Nga, các quy định khung chính sách liên quan đến quyền không phân biệt đối xử của trẻ em được quy định đầy đủ và điều quan trọng là thực hiện các quy định đó trong cuộc sống. Ngừng đánh con, Ngừng quát mắng con, Cùng con tìm giải pháp, Con là duy nhất, sao phải so sánh... là những hashtag nổi bật, đồng thời cũng là những thông điệp, giải pháp hy vọng sẽ được lan tỏa. Cục Trẻ em mong muốn được phối hợp với các cơ quan nhà nước, nhà trường, các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông để truyền thông, giáo dục cộng đồng tốt hơn nữa trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử. Qua đó, trẻ em sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em.
Cô Nguyễn Thu Huyền, chuyên viên tâm lý trường Nguyễn Siêu (Hà Nội).
Giám đốc MSD Nguyễn Phương Linh cho biết, "Nghiên cứu về nhận thức của trẻ em về sự phân biệt đối xử tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh" do MSD thực hiện năm 2018 chỉ ra rằng: "Môi trường thiếu tin cậy, chia sẻ và hỗ trợ trẻ ở cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội theo mô tả của trẻ chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình phân biệt đối xử với trẻ. Đó cũng là lý do mà trẻ hầu hết lựa chọn việc im lặng, không làm gì cả khi bị phân biệt đối xử".
Theo bà Linh, trên thực tế, cha mẹ, thầy cô, cộng đồng vẫn thường vô tình thực hiện các hành vi phân biệt đối xử trẻ, đặc biệt là về giới tính, tình trạng khuyết tật, năng lực, hoàn cảnh gia đình,... Ví dụ thường thấy là trẻ em trai có thể dễ bị đánh đòn - một hành vi trừng phạt thể chất hơn trẻ em gái, hay trẻ em gái hay bị mắng mỏ nhiều hơn. Ví dụ khác đơn giản là trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ thầy cô hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, mà cố gắng hoàn thiện bản thân cho "bằng bạn bằng bè", "bằng chị bằng em" mà không biết rằng đó cũng là một hành vi phân biệt đối xử về đặc điểm cá nhân hoặc năng lực trẻ. Trong nhiều trường hợp, sự so sánh đó của bố mẹ, thầy cô không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục mà ngược lại, sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi, thậm chí là thù ghét cả người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình. Đấy là chưa kể đến việc phân biệt về hoàn cảnh gia đình diễn ra khá phổ biến ở trường học và trong xã hội.
Nói về những trải nghiệm phân biệt đối xử đối với trẻ em, em Ngô Hoàng Thùy Linh (16 tuổi, đến từ Hà Nội) là đại diện trẻ em chia sẻ, trong gia đình ông bà thường coi trọng cháu trai hơn cháu gái. Ở trường, cô giáo quy định ngầm con gái khối A không nên nên mặc váy vì con gái khối C, khối D mặc váy sẽ phù hợp hơn. Hay như cố giáo thường ưu tiên bạn học giỏi hơn. Thủy Linh cho rằng, người lớn hay gọi trẻ em là cá biệt liệu đó là hành vi phân biệt đối xử?
Cô Nguyễn Thu Huyền, chuyên viên tâm lý trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) lấy ví dụ về những hành vi phân biệt đối xử trẻ em xuất phát từ thầy cô giáo và chính các em học sinh phân biệt đối xử. Có nhiều phụ huynh so sánh con với mục đích con học theo để tích cực hơn nhưng tác dụng ngược lại con sống tự ti hơn, luôn cho rằng bố mẹ không ghi nhận sự cố gắng hết sức của trẻ. Cô Huyền cũng lấy dẫn chứng phân biệt giữa anh chị em trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. "Tôi rất xúc động khi có một học sinh đã gặp tôi và tâm sự: "Cô có biết có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ 15 tuổi rồi". Vì sự phân biệt đối xử của bố mẹ nên các em phải sống vì suy nghĩ của người khác. Chính các em phải thốt lên rằng, thân thể này là của con nhưng suy nghĩ, lối sống này không phải là con nữa. Để thay đổi sự phân biệt đối xử không thể chỉ dựa và chính sách mà người lớn cần chữa lành những "đứa trẻ" bên trong của chính mình. Bởi người lớn cũng đã từng là đứa trẻ nhưng vẫn chưa cảm nhận và quên đi những ám ảnh về sự phân biệt đối xử", cô Huyền chia sẻ.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Giáo dục không bạo lực- đích đến tích cực trong nuôi dạy trẻ Trước thực trạng các hành vi vi phạm quyền trẻ em diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nhiều trường hợp cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ, tuy nhiên những đối tượng này vẫn không ý thức được rằng các hành vi đó là vi phạm pháp luật,...