Cần giải quyết thỏa đáng chế độ cho giáo viên kiêm nhiệm văn phòng
Bản thân họ là nhà giáo, do điều kiện khách quan nên nhà trường phân công họ kiêm nhiệm công tác văn phòng nên họ cần được hưởng đủ chế độ của giáo viên.
Trong bài viết đăng ngày 1/8/2019, phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, một số nhà giáo thuộc huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho biết họ không được chi trả chế độ thâm niên nghề, mặc dù có đầy đủ các điều kiện được hưởng.
Nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề, chúng tôi đã tiếp tục tìm hiểu vụ việc.
Như tin đã đưa, một nhà giáo của huyện Vĩnh Thuận (đề nghị không nêu tên) đã có 18 năm liên tục đứng lớp giảng dạy, 13 năm vừa giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác văn phòng và đảm trách chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở nhưng lại không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cũng như phụ cấp giảng dạy.
Cô giáo này chỉ còn 03 tháng nữa sẽ được xét nghỉ chế độ theo chính sách tinh giản biên chế của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
Theo hồ sơ cô giáo đã cung cấp, năm 1988 cô giáo tốt nghiệp Trung học sư phạm. Từ năm 1998 đến năm 2005 cô được nhà trường phân công giảng dạy trực tiếp.
Từ năm 2005 đến nay (2019) vì ngành giáo dục huyện Vĩnh Thuận thiếu biên chế nhân viên làm công tác văn phòng nên bản thân cô và 60 đồng nghiệp khác (là nhà giáo) đã được nhà trường phân công nhiệm vụ công tác văn phòng.
Riêng trường hợp cô giáo này thì ngoài việc được phân công thực hiện nhiệm vụ phụ trách thiết bị cô còn đảm nhiệm chức cụ Chủ tịch công đoàn cơ sở và hàng năm vẫn tham gia dạy thay mỗi khi có đồng nghiệp nghỉ phép.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang (Ảnh CTV)
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, hiệu trưởng một trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận, nơi có giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ tương tự cô giáo này nhưng vẫn chi trả đảm bảo các chế độ dành cho nhà giáo, đã cho biết:
“ Năm 2018, đơn vị chúng tôi đã thực hiện đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép dự toán kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp đầy đủ cho nhà giáo.
Bởi, họ là giáo viên, nhưng do đơn vị không có nhân viên văn phòng nên phải phân công họ thực hiện kiêm nhiệm.
Video đang HOT
Việc phân công họ làm công tác kiêm nhiệm nhiệm vụ của nhân viên văn phòng là do nhu cầu của đơn vị, không phải nhu cầu của cá nhân họ.
Bản thân họ là nhà giáo, được nhà nước thừa nhận bằng quyết định pháp quy.
Nay, do điều kiện khách quan nên phải phân công họ kiêm nhiệm công tác văn phòng.
Trên cơ sở pháp luật, chính danh họ là giáo viên vì vậy họ phải được hưởng chế độ của giáo viên.
Việc thực hiện chi trả chế độ đầy đủ cho họ là do tôi nghiêm túc chấp hành theo các văn bản pháp quy hiện hành, tôi chịu trách nhiệm về việc này trước cấp có thẩm quyền“.
“Để được được hưởng đầy đủ các phụ cấp ngành theo quy định, nhà giáo cần đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện quy định tại các văn bản pháp quy chính yếu sau:Phân tích về điều kiện để nhà giáo được hưởng đầy đủ các phụ cấp ngành theo quy định, hiệu trưởng một nhà trường khác, cũng trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận cho biết:
Văn bản thứ Nhất: Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Văn bản thứ Hai: Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Văn bản thứ Ba: Thông tư Số 27/2018/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và điểm a khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Văn bản thứ Tư: Công văn số 6551/VP-VHXH ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2018.
Cụ thể hơn, để có thể được hưởng các chế độ phụ cấp thâm niên, ưu đãi thì về cơ bản viên chức giáo dục phải đáp ứng 04 điều kiện quy định trong các văn bản pháp quy nói trên, là:
(1) Đang giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục công lập;
(2) Được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
(3) Được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
(4)…Hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo ( các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07).
Như vậy, căn cứ các văn bản pháp quy hiện hành nói trên cùng văn bằng đã có và các quyết định điều động/ phân công nhà giáo; các quyết định nâng lương thường xuyên lương thường xuyên; quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Quyết định số 5755/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Thuận đã ký), người viết cho rằng cô giáo/ nhân vật trong bài đã có đủ các điều kiện để được hưởng các chế độ phụ cấp dành cho nhà giáo.
Hiện nay, tại huyện Vĩnh Thuận, trường hợp này không phải là ngoại lệ, còn rất nhiều nhà giáo khác cũng đang mong chờ sự quan tâm giải quyết của các cấp có thẩm quyền về chế độ của họ.
Rất mong cấp có thẩm quyền của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang có sự quan tâm thỏa đáng để bảo đảm quyền lợi cho các thầy cô giáo theo đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Nguyễn Phan
Theo giaoduc.net
Cô giáo trẻ vượt núi mang chữ tới vùng xa
Tôi vô cùng khâm phục cái cách mà một cô giáo trẻ dám dấn thân, vượt qua rừng sâu, núi cao, mang theo tri thức đến cho các em học sinh. Đó chính là cô giáo Lã Thị Thanh Huyền - giáo viên cấp II đầu tiên của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có học vị tiến sĩ.
Ngày ấy, khi chia tay khoa Văn học - trường Đại học KHXH&NV, mỗi sinh viên đều ấp ủ những ước mơ trở thành nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, giáo viên... Rồi mỗi người một đường, một cuộc sống, một công việc riêng, và hầu như ai cũng muốn cuộc sống của mình thật đủ đầy, sung sướng.
Cô giáo Huyền với các em học sinh trường Na Ngoi. (Ảnh: nhân vật cung cấp).
Huyền sinh ra và lớn lên ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Không như những sinh viên khác, cô chọn một con đường vô cùng chông gai... Huyền kể, ra trường, cô có ý định xin làm giáo viên dạy Văn tại một ngôi trường ngay tại thành phố Vinh. Nhưng một lần, sau khi xem phóng sự của Đài Truyền hình Nghệ An về những ngôi trường, những học sinh vùng sâu, vùng xa thiếu thốn đủ bề, cô đã quyết tâm đến với những em nhỏ nơi đây....
Nói là làm, Huyền làm đơn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trình bày nguyện vọng lên công tác ở huyện miền núi biên giới Kỳ Sơn. Với tấm bằng cử nhân Văn học loại Khá cùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, Huyền được nhận ngay vào Trường THCS Mường Lống làm giáo viên dạy Văn cấp II. Huyền tâm sự: "Quyết tâm là thế, nhưng những ngày đầu mình không thể tưởng tượng cuộc sống nơi vùng cao lại vất vả đến thế. Cách nhà 250 km, nhiều đoạn đường rất khó đi, đặc biệt là đoạn đường từ thị trấn Mường Xén vào xã Mường Lống. 50 km đường đất đỏ, vào ngày mưa hết sức trơn trượt, đi lại có khi mất cả một ngày trời. Thời tiết ở đây lại vô cùng khắc nghiệt. Cái gì cũng thiếu hết, từ điện, nước, đến thực phẩm, vật dụng sinh hoạt hàng ngày".
Khó khăn chồng chất khó khăn. Một cô giáo trẻ mới ra trường không tưởng tượng nổi tại một nơi mà sự học của các em được "gán" hoàn toàn cho nhà trường và thầy cô giáo. Các cô phải vừa dạy, vừa dỗ dành, vừa động viên các em đi học. Thêm vào đó, sự khác biệt ngôn ngữ như muốn cản lại những tâm huyết của cô khi truyền lửa cho các em. Cô giáo không biết tiếng Mông, trong khi các em học sinh lại hạn chế tiếng Việt, thành thử cả cô và trò đều khó khăn trong việc truyền và tiếp nhận kiến thức, vậy nên, gần như không thể dạy theo đúng giáo trình, giáo án, sách giáo khoa và chương trình lên sẵn. Cô giáo trẻ Lã Thị Thanh Huyền đã tìm cách khắc phục bằng việc tích cực học tiếng Mông. Huyền chia sẻ: "Mình đã học tiếng Mông từ những giáo viên lâu năm của trường; tranh thủ mọi nơi mọi lúc để tìm cách giao tiếp với người dân Mường Lống, rồi học từ chính các em học sinh. Thời gian rảnh thì vào bản để tìm hiểu những phong tục tập quán, hiểu thêm về tính cách tộc người. Đây cũng là nền tảng để mình truyền kiến thức cho các em".
Nhờ chịu khó học tiếng Mông và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây đã giúp cô giáo Huyền biết thêm được tính cách, đặc thù hoàn cảnh của từng học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh để bù đắp. Cô và trò càng xích lại gần nhau, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của các em học sinh cô dạy dần tốt lên, lượng tri thức được truyền tải nhiều hơn. Rồi từ lúc nào, Huyền trở thành một hình tượng cô giáo dạy giỏi, tận tụy trong lòng học sinh. Các em học sinh ngày càng quyến luyến và yêu quý Huyền. Cô cũng được các đồng nghiệp đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ, là Tổ trưởng chuyên môn, luôn đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, và từng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện. Với hơn 10 năm tuổi Đảng, Huyền là một đảng viên gương mẫu của Chi bộ Trường THCS Mường Lống.
Những tưởng thế là yên ổn cho một giáo viên trường huyện. Nhưng với Huyền vẫn là chưa đủ. "Trước đây mình nghĩ giáo viên cấp II có bằng Đại học là tốt rồi. Nhưng đến khi đi dạy học, trước sự ham học, ham hiểu biết của các em, lại dạy trong một ngôi trường đặc biệt, mình lại càng thấy không đủ, nếu cứ dạy và áp theo các quy định chuyên môn thì rất khó". Để tìm tòi thêm về phương pháp dạy học, năm 2011 Huyền đăng ký thi, học thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt.tại khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.
Năm 2013, sau khi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, Huyền được điều động về Trường PTDT Bán trú THCS Na Ngoi dạy học. Cũng như Mường Lống, Na Ngoi là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn, đường xá đi lại thậm chí còn khó khăn hơn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học thiếu thốn. Ý thức về học tập của các em học sinh chưa cao, nhiều học sinh bỏ học... Huyền lại một lần nữa trở thành người mẹ của các em; ngoài việc dạy học còn đi kèm nhiều công việc khác như quản lý học sinh, dạy các em nếp ăn, nếp ở, động viên khích lệ mỗi khi các em có việc vui, buồn...
Cô giáo Huyền (áo hồng) chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng nghiệm thu Luận án. Ảnh: Thương Huyền
Giảng dạy cho các học sinh dân tộc, Huyền rất băn khoăn về hệ thống giáo trình dùng chung cho cả nước. "Làm thế nào để dạy văn cho các em học sinh dân tộc Mông hiệu quả nhất, để các em thêm yêu và hiểu Văn?". Câu hỏi đó khiến Huyền day dứt khôn nguôi. Cũng trong thời gian này, những giảng viên trường Đại học Vinh thường xuyên liên lạc, động viên Huyền nên tiếp tục phát triển luận văn về đề tài phương pháp dạy học cho học sinh người dân tộc Mông trở thành luận án... Được sự động viên, sự ủng hộ của ban giám hiệu và các giáo viên Trường PTDT Bán trú THCS Na Ngoi, năm 2014, cô giáo Lã Thị Thanh Huyền lại quyết tâm vượt khó, "xuống núi tìm chữ".
Lần này, Huyền phải về tận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để học. Đường sá xa xôi, chi phí tốn kém. Thời gian đầu, Huyền chạy như con thoi giữa Hà Nội - Kỳ Sơn, vừa học, vừa dạy để có tiền lương cộng thêm tiền đứng lớp, đảm bảo học phí, tiền ăn ở, đi lại cũng như để nuôi con... Đến năm 2017, để tập trung vào việc nghiên cứu luận án, cô giáo Huyền xin tạm nghỉ công tác. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, Huyền đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ "Phương pháp dạy môn Văn - Tiếng Việt cho học sinh người Mông" và được Hội đồng bảo vệ luận án đánh giá xuất sắc.
"Theo mình, dạy Văn không chỉ hướng tới vẻ đẹp ngôn từ mà hướng tới cho học sinh năng lực giao tiếp, kỹ năng nghe - nói - đọc tiếng Việt. Từ hiểu, yêu tiếng Việt, các em học sinh người Mông sẽ hiểu các môn học khác, rồi từ đó quay lại yêu môn Văn". "Giờ mình đã có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Chồng và các con mình là người dân tộc Mông. Mình yêu mảnh đất và con người nơi đây. Mình hãnh diện và tự hào khi được góp phần nhỏ bé mang tri thức đến cho mảnh đất gian lao mà kiên cường này".
Chia tay cô bạn nhỏ bé mà kiên cường, tôi tự nhủ, cuộc đời này vẫn có quá nhiều điều tốt đẹp, bởi vẫn còn những người như cô giáo Huyền, giản dị mà đầy đức hy sinh, như một bông hoa nhỏ âm thầm tỏa hương thơm ngát giữa đời thường. Chúc Huyền luôn có đủ sức khỏe để tiếp tục thắp sáng những ước mơ nơi vùng xa!
Thương Huyền
Theo cpv.org
Nghệ An: Lưu ý chuẩn bị đội ngũ triển khai chương trình mới UBND tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) tại tỉnh Nghệ An; trong đó có nội dung quan trọng là xây dựng đội ngũ cán hộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL, GV, NV) đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện CTGDPT. Ảnh minh họa/internet Mỗi cơ sở giáo dục có đội...