Cần gì truyện ngụ ngôn La Phông-ten hay Lép Tônxtôi, sách Tiếng Việt cũ toàn những bài thơ “cây nhà lá vườn” mà ai cũng mê đến tận bây giờ
Đó là những bài đọc về trường em, chú chim non vui ca chào ngày mới, bàn tay cô giáo chăm bẵm em mỗi ngày… gần gũi với học sinh và mang đầy giá trị nhân văn.
Giữa những tranh cãi về bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu tìm về những cuốn sách Tiếng Việt cũ của thế hệ mình để ôn lại ký ức tuổi thơ, vỗ về tâm hồn. Lật lại những trang sách của thế hệ 9x, 8x, 7x, tuy sách không được in nhiều màu, nhiều tranh và giấy còn ố vàng nhưng lại chứa nhiều bài đọc gần gũi, mang đầy giá trị nhân văn.
Một bài thơ trong sách Tiếng Việt cũ.
Đó chẳng phải là những câu chuyện ngụ ngôn được tách làm đôi mà phần lớn là các bài thơ “cây nhà là vườn”, nói về những con người, sự vật thân thương nhất với trẻ nhỏ. Đó là trường em, là chú chim non vui ca chào ngày mới, là bàn tay cô giáo chăm bẵm em mỗi ngày,… Các câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài cũng xuất hiện nhưng được diễn giải với ngôn từ mềm mại, uyển chuyển hơn, tạo cảm giác gần gũi với trẻ.
Cuốn sách Tập đọc 1, xuất bản năm 1985. Bìa sách được vẽ tranh minh họa giản dị, không cầu kỳ nhưng đầy cảm xúc. Đây là cuốn sách gắn liền với thế hệ 7x, đầu 8x.
Cuốn sách Tập đọc 1, xuất bản năm 1985.
Một bài thơ với nội dung giản dị, gần gũi.
Bài đọc với hình minh họa giản dị.
Bài thơ Đến trường là ký ức đẹp với thế hệ 7x, đầu 8x.
Video đang HOT
Những bài thơ, câu chuyện ngắn mang đầy tính nhân văn.
Bài thơ “Cây bút chì”.
“Bàn tay cô giáo” chăm sóc, dạy dỗ em nên người.
Chú chim non chăm học.
“Trường em” mến thương.
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1990, là cuốn sách gắn liền với thế hệ 8X và nửa đầu 9X. Nó nằm trong bộ sách Tiếng Việt được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất tính từ cuộc cải cách giáo dục năm 1979. Trước khi thay sách mới vào năm 2002, học sinh học đánh vần, tập viết tập đọc qua cuốn này.
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1990.
Bài thơ với nội dung gần gũi.
Chú gà mái trong những vần thơ.
Hơn 30 năm đã trôi qua, nhiều đợt cải biên đã được thực hiện nhưng những bài đọc năm nào vẫn nằm sâu trong ký ức của thế hệ trước. Xem lại những bài thơ ngày ấy, nhiều phụ huynh bỗng hoài niệm về thầy cô, bạn bè, những ngày đầu non nớt đến trường, được thầy cô cầm tay dạy viết. Quãng thời gian đó sao mà vô tư, đầy ắp tiếng cười,… Bên cạnh đó, không ít người cảm thấy bản thân mình may mắn vì có được khoảng thời gian học tập nhẹ nhàng hơn nhiều so với trẻ hiện tại.
Phụ huynh đổ xô đi mua sách Tiếng Việt cũ cho con học thêm, Tiến sĩ giáo dục đồng tình: Miễn là con đọc thông viết thạo!
Hầu hết phụ huynh đều đồng ý rằng, chương trình học ngày xưa nhẹ nhàng, các bài đọc ngắn và có vần điệu, dễ nhớ, tranh vẽ mộc mạc, gần gũi.
Những ngày gần đây, chỉ cần lên các diễn đàn mạng xã hội, phụ huynh sẽ đọc được vô số những bài đăng thảo luận về sách Tiếng Việt lớp 1. Cụ thể là bộ sách Cánh diều, sản phẩm hợp tác của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP HCM và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam.
Chưa bao giờ phụ huynh phàn nàn, "nhặt sạn" trong sách nhiều đến thế. Không ít người kêu than chương trình học nặng, những bài học trong sách có nội dung " nhảm nhí, tối nghĩa, không mang tính giáo dục", "sách chứa nhiều từ ngữ địa phương gây khó khăn cho người đọc",...
Sách Tiếng Việt 1 mới có nhiều bài học với nội dung đang gây tranh cãi.
Không đồng tình với cái mới, nhiều người bắt đầu hồi tưởng, nhớ nhung lại những điều tốt đẹp của cái cũ. Không ít bậc cha mẹ đổ xô tìm mua những cuốn sách Tiếng Việt cũ của các năm trước để dạy thêm cho con. Trên các hội nhóm mạng xã hội, các bài đăng chia sẻ file ebook sách Tiếng Việt cũ đều nhận được lượt tương tác cao, hàng nghìn lượt like và bình luận.
Hầu hết phụ huynh đều đồng ý rằng, chương trình học nhẹ nhàng. Những từ, câu chữ trong sách gần gũi dễ hiểu mà thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Sách Tiếng Việt cũ nhận được nhiều lời ngợi khen từ phía phụ huynh.
Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh cũng lo ngại, không biết có nên dạy thêm cho con bằng sách Tiếng Việt cũ hay không. Bởi sách cũ không nhất quán so với sách Tiếng Việt mới nên có thể khiến các con bị loạn, học ở trên lớp thì khác mà về nhà bố mẹ dạy lại khác.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, phụ huynh hoàn toàn có thể dạy thêm cho con bằng sách Tiếng Việt cũ. Vì mục tiêu cuối cùng của trẻ lớp 1 vẫn là khả năng đọc thông viết thạo. Vậy nên cho con học thêm bằng sách khác cũng không sao, miễn là cuối năm con có thể đọc được, viết được.
Trước đó, nữ Tiến sĩ đưa ra quan điểm về việc bố mẹ không cần "vật lộn", dạy con học mỗi buổi tối. Thay vào đó, hãy để con tự học bằng cách: Đặt đồng hồ để con hoàn thành bài trong thời gian ngắn nhất. Hết thời gian thì yêu cầu con gấp sách. Cách này vừa giúp con tự giác, vừa rèn tính tập trung.
Ngoài ra, bố mẹ không được sốt ruột khi con viết xấu, đọc sai, bởi: " Học tập là quá trình dài hơi. Trong giai đoạn đầu, việc con còn "chuệch choạc" khi viết chữ là đương nhiên. Tôi lấy ví dụ này cho bố mẹ dễ hình dung: Khi chúng ta mới tập xe đạp đương nhiên sẽ ngã, sẽ luống cuống, vụng về. Nếu ta tự tập, sau độ vài tuần, ta sẽ biết đi. Càng về sau, ta sẽ càng đi vững.
Ngược lại nếu bố mẹ giữ xe cho ta tập đi, ta sẽ không ngã nhưng cha mẹ thả tay ra là ngã ngay và không thể đi được. Cha mẹ tập cho ta còn cáu gắt, quát mắng vì ta vụng về. Bên cạnh đó, cha mẹ giữ chặt quá nên xe cũng khó điều khiển. Vì vậy, quá trình tập xe sẽ dài hơn là để ta tự tập".
Tiến sĩ Hương kết luận, việc học tập cũng tương đồng với việc tập xe. Nếu để tự học, ban đầu con có thể viết xấu, đọc kém nhưng về sau sẽ học vững và tự tin hơn nhiều.
Sách giáo khoa lớp 1: Giá như tranh luận sớm hơn Bài học rút ra từ những tranh luận liên quan đến sách giáo khoa (SGK) lớp 1 hiện nay chính là cần phân định rõ vai trò của ba bên: Soạn thảo chương trình, biên soạn SGK và hội đồng thẩm định. Cả ba khâu cần công khai, minh bạch. Có như vậy, tính trách nhiệm mới tăng lên. Đó là quan điểm...