Cần gì lò nướng, cách đơn giản nhất làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Không nhất thiết phải có lò nướng, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện.
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Trước hết cần chuẩn bị những nguyên liệu rất dễ kiếm trong các siêu thị:
Phần nước đường: 600gr đường phèn, 400ml nước, 1 đến 2 quả chanh vàng, 50gr kẹo mạch nha, 40ml nước tro tàu.
Phần vỏ bánh: 1 gói bột làm bánh bán sẵn trung thu ở siêu thị, 50ml dầu dừa, 1 đến 2 quả trứng gà, không nên dùng trứng vịt thì sẽ bị tanh; 2 thìa cà phê ngũ vị hương.
Phần nhân: 300gr đậu xanh, 200gr đường trắng, 1 gói bột làm bánh dẻo bán sẵn ở siêu thị, 50ml nước cốt dừa
Giờ thì bắt tay vào làm bánh theo các bước sau:
Bước 1: Làm nước đường làm bánh
Nước đường không thế thiếu trong làm bánh nướng
Vắt chanh để lấy nước cốt, chú ý bỏ hạt còn với nước tro tàu thì hòa với nước lọc.
Video đang HOT
Đường phèn khuấy tan với nước rồi sau đó cho vào nồi và đun sôi mở nắp trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Việc khuấy tan đường sẽ làm cho hỗn hợp được đều màu hơn và giữ được màu lâu hơn. Nhớ hớt sạch bọt.
Khi hỗn hợp đường sôi được tầm 25 phút thì để lửa nhỏ và cho cốt chanh vào đun tiếp khoảng từ 30 đến 40 phút. Cho kẹo mạch nha và nước tro tàu vào cùng, đun tiếp khoảng từ 20 phút rồi tắt bếp, mở nắp rồi để cho nguội hẳn.
Việc đòi hỏi với công việc làm nước đường này là hạn chế khuấy quá nhiều, sẽ làm cho hỗn hợp tạo bọt nhiều hơn, sẽ làm cho vỏ bánh bị mềm, không có độ giòn và để lâu sẽ bị ướt nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.
Với bước này, bạn có thể rút nhanh bằng cách mua nước đường làm bánh nướng đã được pha chế sẵn tại các cửa hàng bán đồ làm bánh.
Bước 2: Làm nhân bánh trung thu
Sên đậu xanh làm nhân bánh
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng với nước ấm, có thể ngâm qua đêm cho đậu được mềm và lọc hết vỏ đi. Bạn cũng có thể đãi vỏ đậu xanh trước khi ngâm để nhân bánh có màu vàng đẹp mà đều màu.
Sau khi ngâm xong, bạn có thể đãi qua một lượt nữa cho sạch rồi sau đó cho vào nồi, đổ ngập mặt đỗ, đun cho đến khi cạn nước, có thể cho thêm một chút muối để đậu xanh được đậm đà. Đun sao cho đậu xanh chín mềm.
Tranh thủ khi đỗ xanh còn nóng, dùng một cái thìa dẹt bằng gỗ nghiền cho thật mềm đỗ xanh cho đến khi đỗ mịn thành một khối bột. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cho vào máy xay, xay cho thật nhuyễn. Cho đường, nước cốt dừa, 2 đến 3 thìa cà phê bột làm bánh trung thu, một chút dầu ăn và cho vào một nồi nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
Đây là cách lám nhân bánh nướng truyền thống với nhân đỗ, nhưng bạn muốn có một chút sáng tạo thì cũng có thể cắt nhỏ trứng muối và bọc bằng nhân bánh đỗ xanh.
Bước 3: Làm vỏ bánh trung thu
Vỏ bánh từ nguyên liệu dễ kiếm
Đối với nước đường vừa làm, bạn dùng chúng để trộn lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, 1 đến 2 thìa cà phê ngũ vị hương và trộn đều chúng với nhau. Để bột bánh không bị vón cục khi đổ vào hỗn hợp trên thì bạn nên rây chúng qua rây bột cho mịn, đổ từ từ từng đợt một, vừa đổ vừa khuấy cho bột được trộn đều mà không bị vón lại.
Sau khi trộn xong hết phần bột thì để khối bột vào mặt thớt rộng có rải một lớp bột chống dính lên, sau đó nhào bột cho khối bột thật mịn và đều, nhồi bột khoảng 4 đến 6 phút rồi sau đó bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh tầm từ 20 đến 30 phút cho bột nghỉ.
Bước 4: Định hình cho bánh
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Chuẩn bị một vài tấm giấy nến, lau sạch phần bên trong nồi rồi sau đó lót phần giấy nến lại. Để món bánh nướng được thơm ngon hơn, bạn nên làm nóng nồi cơm trước bằng cách bấm nút “Cook” rồi sau đó dùng chổi phết một lớp bơ hoặc dầu ăn xuống đáy nồi rồi lót phần giấy nến lên.
Sau khi định hình cho bánh bằng khuôn có sẵn, bạn cho bánh vào nồi, xếp khoảng cách giữa các bánh xa nhau để tránh bị dính rồi bấm nút nấu. Thường với nồi cơm sẽ có chế độ nấu tầm 35 đến 50 phút, bạn đợi cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ nóng thì tiếp tục ấn nút cook để nướng lần hai. Làm như vậy cho đến khi bánh đạt độ vàng như ý muốn.
Nếu không muốn bánh bị khô thì mỗi lần chuyển sang chế độ hấp, bạn mở nắp rồi quết lên trên bề mặt bánh lớp nước đường còn sót lại để bánh được thơm và có độ giòn nhất định.
Theo Giaothong
Bánh Trung thu và những thay đổi của người Hà Nội
Người Việt, mỗi mùa, mỗi dịp lại có một loại bánh trái riêng biệt.
Ví dụ như Tết Nguyên đán thì ăn bánh chưng, tết Hàn Thực thì bánh trôi bánh chay, Tết Trung thu thì bánh dẻo bánh nướng... Bây giờ kinh tế phát triển đã xóa nhòa những khoảng cách giao mùa, để rồi, thích thì ăn thôi chứ chả cần phải đợi đúng dịp mới được thưởng thức. Thế nên, dù mới chỉ tháng 7 Âm lịch, nhưng các cửa hàng bánh dẻo bánh nướng ở Hà Nội đã tấp nập lắm rồi.
Sự tích bánh Trung thu
Thuở xa xưa mọi vật bị bao trùm bởi ánh sáng rực rỡ của mặt trời, khiến các sinh linh kiệt quệ vì mất nước, mất sức sống, không có giấc ngủ ngon, con người đói khát vì hạn hán kéo dài. Một bà mẹ không muốn các con mình và vạn vật chết nên quyết định ra đi tìm thần mặt trời. Bà đi mãi, đi mãi... đến một ngọn núi thì kiệt sức ngã quỵ. Tình cờ thỏ trắng thấy bà gặp nạn mới tìm nước cho bà uống. Nghe chuyện của bà, thỏ trắng mủi lòng dẫn bà tới chỗ thần mặt trời, kể nỗi thống khổ của nhân gian, cầu xin thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon, giữ sức để còn làm ăn sinh sống.
Thần vén mây nhìn xuống và kinh ngạc thấy nhân gian tiêu điều tàn úa, vạn vật hấp hối trong nắng nóng. Thần buồn rầu bảo, cái nắng góp phần xua đuổi tà ma dưới trần. Nếu bóng đêm ngự trị thì yêu ma sẽ lộng hành. Để cứu nhân gian cần có người hóa thân thành thứ ánh sáng nhỏ nhoi trong đêm dẫn con người tránh quỷ ma. Thấy người mẹ nhận lời hy sinh thân mình nên thần cho bà một ngày về hội ngộ với các con lần cuối. Hôm ấy là Rằm tháng 8, bà cùng các con làm bánh nướng, bánh dẻo vui vẻ bên nhau. Rồi theo lời thần mặt trời chỉ dẫn, bà ra trước nhà, hướng mặt nhìn trời rồi bỗng chốc thấy cơ thể mình nhẹ tênh bay bổng lên không trung. Bà thấy mình hóa thân thành thứ ánh sáng lung linh dịu dàng tỏa xuống màn đêm nơi nhân gian, thấy cả căn nhà nhỏ với những đứa con thân yêu.
Thứ ánh sáng lung linh đó gọi là ánh trăng. Trăng sáng tỏ nhất vào đêm 15, 16 Âm lịch, là ngày hội ngộ của mấy mẹ con. Cũng từ đó cứ đến Rằm tháng 8 những người con đều làm bánh nướng, bánh dẻo, thắp hương dâng mẹ, sau này gọi là bánh Trung thu.
Cách tân và truyền thống
Xưa, bánh Trung thu vốn chỉ là thứ dành cho trẻ con. Đêm rằm trăng sáng, mâm cỗ trông trăng được bầy ra, có cốm, có hồng, có con chó bông được làm từ những múi bưởi. Và thứ quan trọng nhất trong mâm cỗ là những chiếc bánh nướng bánh dẻo với hình ảnh đàn lợn con hay những con cá chép xinh xắn.
Bánh nướng có vỏ làm bằng bột mì, nếu là nhân thập cẩm thì gồm có mỡ lợn, mứt bí, lạp sườn, hạt bí, vừng, và thứ không thể thiếu là... lá chanh. Tùy theo từng khuôn mà bánh có hình tròn hay vuông, cũng có khi bánh có hình các con thú đáng yêu, ngộ nghĩnh. Ngày xưa chỉ có 2 loại nhân bánh là thập cẩm và đậu xanh (đậu được đồ chín ngào với đường). Bây giờ, ngồi kiểm đếm các loại nhân bánh thôi chắc cũng mất khá nhiều thời gian, nào là nhân sen nhuyễn, rồi đậu đỏ, khoai môn, phô mai, trứng chảy, socola, sầu riêng, sữa dừa, trứng muối, vi cá, gà quay... Bánh dẻo cũng vậy, nếu là truyền thống thì nhân tương đối giống bánh nướng, chỉ khác nhau cái vỏ mà thôi. Bánh dẻo cũng có nhiều loại nhân, nhưng ngày rằm nhiều gia đình lại chọn bánh dẻo chay để dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Bánh Trung thu Hà Nội thường có vị ngọt sắc. Người ta quan niệm, bánh phải ngọt sắc mới ngon, hơn nữa vị ngọt làm cho "đứng" bánh, dễ để lâu trong thời tiết đầu thu của Hà Nội. Có một đợt, người Hà Nội bị hấp dẫn bởi những thứ sáng tạo "cách tân" đua nhau thưởng thức những chiếc bánh vi cá, gà quay. Nhưng rồi, những thứ mới mẻ đó chỉ hấp dẫn trong chốc lát. Để rồi, người ta nhận ra, chẳng đâu bằng truyền thống của mình. Thế là những cửa hàng bánh Trung thu truyền thống đang từ lay lắt bỗng khánh ùn ùn kéo đến xếp hàng dài dằng dặc để mua. Đến nỗi, người ta quên luôn tên cửa hàng mà gọi là bánh nướng bao cấp.
Trên bản đồ bánh Trung thu truyền thống của Hà Nội có thể thấy sự phân bổ "co cụm" của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở khu phố cổ. Ở đó, đồng loạt có Ninh Hương (Hàng Điếu), bà Dần (Hàng Bè), Phương Soát (Hàng Chiếu), Bà Tuyết (Mã Mây)... Tất nhiên, không chỉ những hàng bánh phố cổ mới trội vì "ngon hàng chục năm nay không đổi". Một thương hiệu khác là bánh Gia Trịnh cũng được nhiều người tìm mua, ở đây có bánh nướng dẻo nhân cốm thơm ngon, vị rất đặc biệt.
Nhà dân tộc học Đào Hùng trong cuốn "Câu chuyện ẩm thực dưới góc nhìn lịch sử" cho rằng, với người Việt Nam, Trung thu là ngày lễ nông nghiệp, mùa thu là mùa âm thịnh được mặt trăng ngự trị. Vì thế, họ thường xem trăng để đoán tương lai mùa màng. Nếu trăng sang thì vụ thu hoạch sẽ tốt, trăng vàng là điềm báo tằm nhả nhiều tơ, trăng có vết đen mờ là điềm báo chiến tranh. Tàn dư của tín ngưỡng vẫn còn lại trong cách ăn uống và chơi vui thời hiện đại. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy, trong cuốn "Hà Nội thanh lịch" lại nhắc rất ít tới bánh Trung thu. Bài viết Tết Trung thu của ông chỉ nói đúng một từ là bánh dẻo mặt trăng. Phần còn lại, ông mô tả mâm cỗ với những tài khéo gia chánh cùng với các thú chơi đèn kéo quân, trống, đầu sư tử giấy bồi. Nó làm người ta không thể không nhớ tới việc hiện giờ các thú chơi này đều đã lụi tàn.
Theo Anninhthudo.vn
Cách làm bánh nướng truyền thống tuyệt ngon lại đơn giản cho Tết Trung thu Ngay tại nhà chị em cũng có thể làm được những chiếc bánh Trung thu nướng cho cả nhà thưởng thức hoặc biếu người thân, bạn bè dịp Rằm tháng 8 mà không cần phải mua ngoài hàng. Chuẩn bị nguyên liệu: * Phần vỏ bánh: nguyên liệu này chuẩn bị cho tầm 5 đến 6 bánh 200g. Với cách chuẩn bị nguyên...