Cần đưa vào môn sử những sự kiện có trong thực tế
Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM và đại diện học sinh các trường THPT diễn ra sôi nổi trong buổi sáng ngày 21.3.
Học sinh đưa ra nhiều kiến nghị trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD – ĐT TP.HCM – Ảnh: Độc Lập
Không chỉ là những thắc mắc, phản ánh về chương trình mà các học sinh còn kiến nghị, đưa đề xuất giúp việc học trở nên thực tế hơn.
Một trong những vấn đề gây tranh luận sôi nổi tại buổi đối thoại là việc dạy và học môn lịch sử. Cao Thanh Liêm, học sinh Trường Thiếu sinh quân đề xuất: “Cần đổi mới môn lịch sử bởi còn nhiều sự kiện diễn ra trong thực tế nhưng học sinh hoàn toàn không được học chẳng hạn như cuộc chiến đấu của các chiến sĩ ở đảo Gạc Ma”.
Còn Nguyễn Hữu Thái Anh, học sinh của Trường THPT An Đông (Q.5) thắc mắc: “Sách lịch sử đã không đề cập đến một số chiến dịch bảo vệ biên giới sau năm 1975. Thực tế đã có sự chiếm đóng của Trung Quốc tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng sách giáo khoa không có thông tin nào để học sinh biết và hiểu”. Một học sinh Trường THPT Đinh Thiện Lý (Q.7) mong muốn có sự tích hợp văn hóa nhiều hơn nữa vào các môn lịch sử, địa lý…
Video đang HOT
Huỳnh Thị Mai Trân, học sinh Trường THPT dân lập Trí Đức (Q.Tân Phú) cho rằng: “Ở bậc THPT đặc biệt là lớp 12, khối lượng kiến thức còn dày đặc trong khi đó chúng em mong muốn tăng cường thực hành nhiều hơn”. Cụ thể hơn, một học sinh của huyện Cần Giờ đặt vấn đề về hiệu quả của môn học giáo dục công dân. Học sinh này khẳng định: “Nội dung chưa phù hợp, nặng lý thuyết nên học sinh mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc bài để kiểm tra lấy điểm chứ chưa cung cấp cho học sinh kỹ năng sống. Vì thế mới có học sinh lớp 10 phải nghỉ học vì mang thai và nhiều nam sinh đánh nhau gây nguy hiểm tính mạng…”.
Nguyễn Thị Kim Loan, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nhận định: “Nội dung môn tin học khá lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay học sinh THPT vẫn còn học ngôn ngữ lập trình Pascal hay những phần mềm tin học văn phòng của 10 năm về trước…”.
Chia sẻ với học sinh, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận: “Chương trình giáo dục hiện nay còn mang tính hàn lâm, đặc biệt là 2 môn vật lý, hóa học. Khuynh hướng tương lai các môn học sẽ tăng cường tính thực hành, gắn liền với thực tiễn cuộc sống”.
Theo TNO
Nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử của trường THPT Anh-xtanh
Nguyễn Văn Nam là nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử trong tổng số gần 200 sĩ tử khối 12 của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) lựa chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm 4 môn. Trong đó, Toán, Văn là hai môn bắt buộc, còn lại học sinh sẽ được tự chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ. Theo công bố ban đầu của một số trường, tỷ lệ học sinh lựa chọn Lịch sử rất thấp, thậm chí là 0%.
Tại trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội), ông Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn cho biết tỷ lệ học sinh chọn tiếng Anh đạt gần 90% nhưng chỉ có một nam sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Cậu học trò bỗng dưng nổi tiếng vì quyết định này là Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 12A1.
Nguyễn Văn Nam - nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử trong số gần 200 học sinh của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Từng là học sinh khối A, nhưng Nam có niềm yêu thích đặc biệt với Lịch sử. Cậu tìm đọc rất nhiều sách về văn hóa, phong tục, truyền thống của dân tộc và các nước trên thế giới.
Chính những thông tin này khiến Nam băn khoăn: "Tại sao Việt Nam nhỏ bé mà không bị các nước lớn như Trung Quốc thôn tính và nước ta mặc dù giành được những thắng lợi lớn trong các cuộc chiến tranh nhưng đến nay vẫn nghèo nàn, lạc hậu?". Từ đó, chàng trai này quyết định chuyển sang học khối C để có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về Lịch sử.
Đam mê môn học, nhưng Nam lại không có cảm tình với sách giáo khoa bởi "quá nhiều sự kiện, khô cứng dẫn đến khó học". Điều đó cũng lý giải một phần nguyên nhân vì sao nhiều bạn học của Nam không nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh của dân tộc.
Mặc dù vậy, Nam vẫn cho rằng: "Theo em, các bạn ít đăng ký Lịch sử không phải vì ghét môn học này mà còn phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp, chọn trường đại học và thuận lợi cho việc ôn tập".
Chàng trai này chia sẻ giờ học Lịch sử ở trường rất thú vị, không có tình trạng thầy đọc - trò chép. Các giáo viên thường đưa ra những vấn đề mới, câu hỏi mở để học sinh tự tìm hiểu, tranh luận sôi nổi.
"Điều đó chứng tỏ Lịch sử không đơn thuần chỉ cần học thuộc. Nó còn đòi hỏi tư duy phân tích, so sánh, đánh giá của người học để tìm ra nguyên nhân, bài học từ những sự kiện, câu chuyện của quá khứ", Nam khẳng định.
Quyết tâm đạt 9-10 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, vì vậy ngoài thời gian trên lớp, Nam còn dành 8 tiếng để tự học ở nhà. Chàng trai này cũng mong muốn trong tương lai sẽ được trở thành giáo viên hoặc nhà nghiên cứu Lịch sử để truyền tải những nét đẹp văn hóa dân tộc đến cộng đồng.
Theo TNO
Nỗi lòng 'biết tỏ cùng ai' của thầy cô dạy Sử Theo dự đoán, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, sẽ có rất ít thí sinh lựa chọn môn Sử. Điều này đã khiến nhiều thầy cô tâm huyết với môn học này chạnh lòng. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đó thí sinh chỉ còn phải thi...