Cần đối xử công bằng với người học
“Cần đối xử công bằng với những người có bằng đại học theo đúng pháp chế của nhà nước ta. Bằng tốt nghiệp của công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định…” – GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết như vậy.
Bằng đại học công lập và ngoài công lập đều có giá trị như nhau.
Cuối năm 2010, việc Đà Nẵng nói “không” với sinh viên tại chức đã làm dư luận xôn xao. Nay, UBND tỉnh Nam Định thông báo chủ trương không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Theo đó, trong đợt tuyển dụng công chức 2011, tỉnh có 256 người tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy tham gia, tỉnh sẽ tuyển chọn 141 chỉ tiêu công chức thuộc 29 lĩnh vực chuyên ngành. Đặc biệt, có 5 trường hợp tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục, tại chức bị loại ngay từ vòng đầu nộp hồ sơ không được dự thi vì lý do nêu trên, trong đó có một người tốt nghiệp ngành Kế toán, Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh của tỉnh Nam Định.
Trao đổi với Dân trí, tại sao các đơn vị tuyển dụng lại chê sinh viên ngoài công lập, tại chức, GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cho rằng: “Chính việc mở trường ĐH, CĐ ồ ạt, dẫn đến chất lượng thấp mà nhiều ý kiến phê phán như thiếu thầy dạy, đầu vào sinh viên thấp… dẫn đến dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập. Do vậy dẫn đến không nhận sinh viên trường ngoài công lập”.
Tuy nhiên, GS.VS Phạm Minh Hạc cho hay: “Tất cả các trường công lập và trường ngoài công lập đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và đều do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước về mặt chuyên môn. Khi người học đã học xong 4 năm đại học và bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng trường cấp theo quy định nhà nước thì nên được đối xử công bằng, đúng tính pháp chế của nhà nước ta. Bằng tốt nghiệp của công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định và người học đều tin tưởng vào quyết định đó. Còn việc tuyển dụng người như thế nào, tốt hơn, có chất lượng hơn thì tùy thuộc vào cách lựa chọn phỏng vấn của từng cơ quan chứ không nên dựa vào tiêu chí bằng cấp”.
Video đang HOT
Theo DT
Khi trường tư chèo kéo học sinh
Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt... Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều "chiêu" tuyển sinh và giữ học sinh.
Giờ xem phim của HS nội trú Trường THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP.HCM). Tân Phú là quận tập trung nhiều trường phổ thông dân lập, tư thục nhất tại TP.HCM.
Cuộc cạnh tranh thường diễn ra khốc liệt vào mỗi mùa tuyển sinh, giữa những trường nằm chung địa bàn hoặc những trường xem nhau là "đối thủ" khi có "thị phần" tuyển sinh trùng nhau.
Tại TP.HCM, mỗi trường tư thường có "thị phần" tuyển sinh riêng như Trường Đông Du (Tân Phú) tuyển đa số HS các tỉnh Tây nguyên (trường có cơ sở 2 tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Trường Thành Nhân (Q.Tân Phú) có đa số HS và cả giáo viên, nhân viên là người Quảng Nam. Trường Trương Vĩnh Ký (Q.11) với đa số HS ở miền Nam và các tỉnh Tây nguyên. Trường Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) có 40% HS TP.HCM và 60% HS các tỉnh thành khác... Mỗi năm, các trường đều phải có chiến lược tuyển sinh sao cho thông tin của trường mình tiếp cận được HS cuối cấp nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Nhiều trường không ngại cử cả một đoàn tư vấn tuyển sinh đến các vùng tuyển sinh để phát tờ rơi, hồ sơ, tìm kiếm HS, tặng quà và... lôi kéo các em đăng ký vào trường.
Đăng ký học được 1 triệu đồng
Nhiều trường không ngại đến ngay cổng của những trường nổi tiếng để chèo kéo HS. Đứng trước cổng Trường Nguyễn Khuyến những ngày nhận hồ sơ tuyển sinh, chúng tôi được một tư vấn viên phát cho một danh thiếp đề địa chỉ Trường KM và quảng cáo: "Trường Nguyễn Khuyến đã ngưng nhận hồ sơ rồi, hiện giờ có Trường KM cũng rất tốt, là mô hình của Trường Nguyễn Khuyến thu nhỏ. Phụ huynh nên tìm đến địa chỉ này tham khảo".
Một tư vấn viên khác tới từ Trường QVSG phát cho chúng tôi một phiếu quà tặng trị giá 1 triệu đồng "nếu đăng ký vào học trường này". Thậm chí, một thành viên ban giám hiệu Trường Nguyễn Khuyến còn nhận được đề nghị từ một trường khác: "Nếu HS nào Nguyễn Khuyến chê không nhận thì xin chuyển qua trường chúng tôi"(!).
Không chỉ tiếp thị tận nơi, chuyện trường này lôi kéo HS của trường kia hay chuyện bỗng dưng... mất HS cũng không phải hiếm. Tháng 12-2009, ban giám hiệu Trường tư thục HH (Tân Bình) gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phó tổng quản nhiệm... đột ngột thôi việc do không đồng ý cách làm việc của hội đồng quản trị. Một trong số những người ra đi đã đầu quân cho một trường tư khác cũng ở địa bàn quận Tân Bình và có động thái lôi kéo phụ huynh, HS qua trường mới.
Số HS của Trường HH lúc đó khoảng 220, sau một thời gian phụ huynh rút hồ sơ, có thời điểm trường lâm vào cảnh sống dở chết dở với chỉ 60 HS trong cơ ngơi 1.000m2 được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Một nhân viên tuyển sinh của trường cho biết: "Phụ huynh ít gắn bó với hội đồng quản trị mà trực tiếp giao con cho hiệu trưởng hay quản nhiệm. Vì vậy khi những người này ra đi, phụ huynh sẽ rút hồ sơ đi theo".
Có những trường đã lâm vào cảnh đột ngột mất cả trăm HS vì ban giám hiệu hoặc tổng quản nhiệm chuyển qua trường khác. Chuyện tương tự từng xảy ra ở Trường TP khi một loạt quản nhiệm, giáo viên rời khỏi trường do không chấp nhận cơ cấu tổ chức, điều hành mới của hội đồng quản trị.
Một quản nhiệm cũ của trường này cho biết: "Thời điểm đó nhà trường rút bớt nhân sự, chỉ cho sáu lớp một quản sinh khiến quyền lợi học trò không được đảm bảo và có nhiều thay đổi trong cơ chế khiến một loạt nhân sự đã rời trường đi nơi khác, từ bảo vệ, tạp vụ cho đến giáo viên, quản nhiệm". Cùng với sự ra đi hàng loạt đó, phụ huynh cũng rút hồ sơ chuyển con đi trường khác hoặc đi theo các quản nhiệm, giáo viên. Chỉ trong một năm, Trường TP mất một nửa số HS.
Nhiều trường giải thể
Cuộc cạnh tranh gay gắt cũng như quy luật đào thải khắc nghiệt đã khiến nhiều trường tư đang rơi vào cảnh khó khăn. Và không ít trường đã phải dừng bước. Một trường hợp dừng cuộc chơi là Trường tiểu học dân lập Phương Nam (Tân Bình). Ngôi trường này đã có 13 năm hoạt động và có bước tiến đáng kể song khoảng ba năm trở lại đây, việc tuyển sinh yếu dần do không đáp ứng được yêu cầu phụ huynh (trường không có sân chơi) cùng sự phất lên của các trường tiểu học quốc tế. Hiệu trưởng nhà trường cho biết do sức khỏe suy giảm cộng với việc tuyển sinh không hiệu quả nên đã quyết định ngừng hoạt động nhà trường. Ở thời điểm ngưng hoạt động đầu tháng 8-2011, trường chỉ có 31 HS.
Một trường hợp từng phải ngưng tuyển sinh là Trường dân lập Nguyễn Trãi do cơ quan chủ quản quyết định giải thể. Lúc này trường có khoảng 200 HS. Hiệu trưởng nhà trường lúc đó là ông Văn Đức Kim đã quyết tâm vực dậy trường bằng cách xin duy trì nhà trường, ngưng tuyển sinh một năm bởi mặt bằng đã thuê dài hạn không trả lại được.
Ông Kim đã bỏ tiền túi và vay thêm của giáo viên, bạn bè để tổ chức lại trường. Sau đó, trường chuyển sang mô hình tư thục lấy tên là Hoàng Diệu và hoạt động đến nay. Trước đó, đã có khá nhiều trường tư thục rơi vào cảnh giải thể vì nhiều lý do như kinh tế khó khăn, nội bộ không đoàn kết... như NT, NV... khiến HS, phụ huynh phải long đong đi tìm trường khác.
Hiện trong số hơn 80 trường dân lập, tư thục đang hoạt động tại TP.HCM, có những trường vẫn đang èo uột duy trì với vài chục HS. Số trường giữ được con số ngàn HS ngày càng hiếm. Những trường tư tốp giữa thì cố gắng duy trì hoạt động ở mức vài trăm HS và tuyển sinh chắt lọc để giữ HS.
Lôi kéo giáo viên Không chỉ cạnh tranh trong tuyển sinh, các trường sẵn sàng trả mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn để kéo những giáo viên, quản nhiệm uy tín về phía mình, bởi phụ huynh thường giao con và tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên và quản nhiệm. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, nhiều cán bộ quản lý hoặc giáo viên ra mở trường riêng để cạnh tranh với chính trường cũ của mình. Cô Đ., một giáo viên trường tư, kể: "Nếu nhà trường biết mình đi dạy ở trường tư khác sẽ có biện pháp chế tài rất mạnh. Giáo viên giỏi sẽ bị tăng tiết lên 80 tiết/tuần để hết thời gian đi dạy ngoài, giáo viên bình thường bị cắt xuống chỉ còn 6 tiết/tuần để mất thu nhập. Trường hợp tham gia tư vấn cho trường khác, ban giám hiệu sẽ buộc người đó chọn một trong hai trường để tránh tình trạng kéo HS trường mình về bên kia".
Theo TTO
Giao lưu trực tuyến Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học Để giúp các thí sinh và phụ huynh có thông tin toàn diện để lựa chọn con đường tương lai phù hợp với mình, báo Dân trí phối hợp với ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học" vào 14h ngày 18/7. Các bạn học sinh vừa trải qua...