Cần đổi mới từ giáo viên dạy văn
Đến nay, công việc chấm thi của giám khảo môn ngữ văn cả hai hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Ngãi đặt tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn đã hoàn tất.
Theo thống kê ban đầu, kết quả điểm thi môn văn của hơn 16.000 thí sinh tỉnh Quảng Ngãi năm nay tương đối thấp, rất ít bài đạt điểm cao từ 8,5 trở lên, số lượng, tỉ lệ bài làm của thí sinh bị điểm dưới trung bình, chủ yếu điểm 3, 4, chiếm trên 55%, thậm chí có hàng chục bài bị điểm liệt dưới 1 điểm.
Nhiều bài bị điểm dưới trung bình
Thông tin từ những đồng nghiệp, thầy cô giáo môn văn làm công tác giám khảo ở hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT các tỉnh khác như Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai cho hay kết quả, chất lượng làm bài của thí sinh năm nay giảm sút rõ rệt, nhiều em không làm được bài, điểm dưới trung bình khá nhiều.
Tại sao kết quả môn văn năm nay điểm thấp nhiều? Cô Lê Thị Kim Cúc, giám khảo chấm thanh tra, tổ trưởng tổ văn Trường THPT số 1 Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, phân tích nguyên nhân: “Thay đổi cách ra đề thi môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT năm nay được triển khai khá muộn, mãi đến cuối tháng 3 mới có thông báo, hướng dẫn, làm cho thầy cô giáo và học sinh bị động, bất ngờ khó khăn trong dạy và học. Cấu trúc ra đề mới, mở rộng ra chương trình lớp 11 ở câu đọc – hiểu, câu làm văn đòi hỏi thí sinh biết kết hợp giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học khiến nhiều em lúng túng, làm không được bài vì có phần mới lạ, hơi bị khó. Trong đề thi, phần đọc – hiểu, câu 2, đề chỉ hỏi: xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Nhưng trong hướng dẫn chấm của Bộ GD -ĐT còn có yêu cầu thêm thí sinh phải biết lý giải, nếu không có sẽ bị trừ điểm. Tôi thấy chỗ này hướng dẫn chấm chưa ổn, gây thiệt thòi cho thí sinh. Mặt khác, khả năng tổ chức bài văn, đoạn văn, kỹ năng lập luận, diễn đạt, triển khai ý ở không ít học sinh năm nay yếu kém, hạn chế nhiều”.
Thầy Bùi Văn Thuận, giáo viên văn Trường THPT Chư Sê, tỉnh Gia Lai, nói: “Kết quả điểm thi môn văn năm nay thấp. Về phía nhà trường, thầy cô giáo bộ môn cũng cần rút kinh nghiệm, có cách dạy, ôn tập phù hợp với yêu cầu, cách ra đề mới. Nếu giáo viên không tiếp cận và có phương pháp dạy học mới e rằng kết quả sẽ tiếp tục thấp, học sinh chịu thiệt thòi. Về phía Bộ GD-ĐT, khi ra đề thi nên có sự tính toán, cân đối hợp lý giữa kiểm tra kiến thức xã hội và kiến thức văn học. Năm nay, đề yêu cầu về xã hội hơi nhiều, làm giảm chất văn học, văn chương vốn là đặc trưng của bộ môn này.”
Nhận thức tốt về biển đảo
Video đang HOT
Tuy nhiên, đề văn năm nay cũng được dư luận, giới chuyên môn đánh giá cao ở tính thời sự, cập nhật những thông tin, sự kiện nóng hổi của đất nước qua phần đọc – hiểu, 3 điểm. Với thông tin, chủ đề về biển đảo… phần lớn thí sinh làm bài khá tốt các câu nhỏ trong phần này. Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo môn ngữ văn Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), chia sẻ: “Ở câu 3, yêu cầu viết đoạn văn. Về kỹ năng viết đoạn văn, đúng là nhiều thí sinh còn non yếu, hạn chế nhiều, đọc khá lủng củng, rối rắm. Song cái được, cái đáng mừng là ở thái độ, tình cảm, các em đều rất chân thành, nồng nàn với đất nước, biển đảo quê hương. Điều đó cho thấy các em học sinh, tuổi trẻ hiện nay không hề lạnh nhạt hoặc thờ ơ với sự kiện, lịch sử dân tộc mà trái lại rất quan tâm và có trách nhiệm qua sự thể hiện tình cảm của mình”.
Cô Nguyễn Thị Kim Yến, giám khảo chấm thi, còn cung cấp, liệt kê cho chúng tôi ghi một số lập luận, dẫn chứng thú vị, xác đáng từ bài làm của thí sinh: “Có thí sinh còn dẫn cả lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên các diễn đàn quốc tế rằng Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng không đánh đổi chủ quyền để có thứ hòa bình viển vông. Các em đều mong muốn nếu có điều kiện, sau này sẽ sẵn sàng đóng góp công sức của mình vào việc giữ gìn chủ quyền biển đảo. Đọc đến những đoạn, những dòng chân thật, nồng nàn, nhiệt huyết của tuổi trẻ như vậy, giám khảo chúng tôi truyền cho nhau đọc đi đọc lại mà lòng không kìm nén nổi xúc động…”.
Theo TTO
Nóng với môn văn
Nhiều băn khoăn xung quanh đổi mới đề thi môn văn và hình thức thi ngoại ngữ được nêu ra tại hai hội thảo tổ chức ở Hà Nội và Đà Nẵng trong ngày 10-4.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải): 'Với những bất cập trong dạy học hiện nay, cần phải có tác động mạnh từ thi cử mới mong có chuyển biến tích cực' và 'Chữa bệnh thì cần thuốc đắng' - Ảnh: Nguyễn Khánh
Nhiều điểm mới liên quan đến việc tổ chức thi môn ngữ văn đã được đặt ra trong Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn trong trường phổ thông, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 10-4 tại Hà Nội.
Tuy hội thảo được định hướng bàn nhiều vấn đề liên quan tới quá trình kiểm tra, đánh giá môn học này nhưng hầu hết ý kiến trực tiếp tại hội thảo lại chỉ tập trung đề cập tới việc đổi mới đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Đề thi sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tại hội thảo trên. Ông Hiển cho biết: Trên thực tế việc dạy học môn ngữ văn hiện nay đã có những đổi mới nhưng chưa nhiều do cách thi cử đánh giá vẫn cũ. Những năm gần đây đề thi môn ngữ văn trong các kỳ thi quốc gia đã được chú trọng ra theo hướng mở, gần gũi với cuộc sống và phát huy năng lực vận dụng kiến thức, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới đề thi vẫn còn dè dặt, vì vậy chưa đủ sức tác động mạnh trở lại hoạt động dạy học để thầy trò ở trường phổ thông đổi mới cách dạy, cách học. "Từ năm nay sẽ cần sự thay đổi mạnh mẽ hơn. Nhiều người bày tỏ lo ngại về những khó khăn, rồi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT sẽ giảm nếu đề thi đổi mới quá nhiều, nhưng tôi cho rằng ta cần cân nhắc nhiều khía cạnh, và phải ưu tiên số một hướng nâng chất lượng dạy học, chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực của người học" - ông Hiển chia sẻ.
Kiểm tra năng lực đọc hiểu và trình bày
"Đổi mới mạnh mẽ nhưng đây là những kiến thức, kỹ năng nằm trong chương trình nên các thầy cô và học sinh không có gì phải lo lắng" Thứ trưởng NGUYỄN VINH HIỂN
Trước đó, PGS - TS Đỗ Ngọc Thống đã công bố một đề xuất cấu trúc đề thi ngữ văn, có thể áp dụng ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cấu trúc này đã gây sốc với nhiều thầy, trò khi lần đầu tiên đưa vào đề thi phần yêu cầu đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình, có thể là văn bản nghệ thuật nhưng cũng có thể là văn bản thông tin thuần túy ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhưng cách hỏi sẽ mở hơn, yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức nhiều hơn.
Tuy cho rằng cấu trúc trên chỉ là đề xuất cá nhân, không phải đề xuất của Bộ GD-ĐT nhưng ở phần kết luận hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định chắc chắn hướng ra đề thi năm nay sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình - sách giáo khoa THPT. Tuy nhiên để phù hợp với thời gian 120 phút và mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc số lượng câu hỏi phù hợp. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có câu hỏi nghị luận văn học và nghị luận xã hội, nhưng cũng không nhất thiết ra theo hai câu riêng rẽ như các năm trước mà có thể tính toán giảm bớt yêu cầu. Ví dụ ở các câu hỏi này có thể không yêu cầu học sinh viết thành bài văn mà chỉ lập dàn ý hoặc chỉ tập trung phát triển một ý, một luận điểm...
Như vậy, theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đề thi tốt nghiệp môn văn năm nay chắc chắn sẽ thay đổi mạnh mẽ, theo hướng kiểm tra đánh giá năng lực kỹ năng người học, cụ thể ở đây là năng lực đọc hiểu và năng lực trình bày.
Trao đổi thêm về hướng đổi mới đề thi và trước mắt là đổi mới đến mức nào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, PGS - TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng: Quan điểm môn văn là môn có tính chất công cụ, nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết khi bước vào cuộc sống là xu hướng phổ biến của nhiều nước phát triển. Ở nước ta lâu nay chỉ chú trọng đến chất văn của môn học này áp dụng cho tất cả học sinh đại trà. Việc kiểm tra năng lực đọc hiểu không chỉ đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung chính, gọi tên đoạn văn bản, nêu ý nghĩa của nó, mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu biết đúng về câu, từ ngữ, cú pháp, các tín hiệu ngôn ngữ. "Đây là một gợi ý để các thầy cô ở trường phổ thông hướng dẫn học sinh rèn luyện đáp ứng yêu cầu đọc hiểu khi đề thi chuyển theo hướng này" - ông Thống nhấn mạnh.
Cần sớm có văn bản hướng dẫn
Tuy nhiên ngay trong hội thảo, rất nhiều giáo viên, cán bộ quản lý vẫn bày tỏ băn khoăn. Một cô giáo Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM bày tỏ: "Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đề thi môn văn, toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảm thời gian chỉ còn 120 phút/môn thi. Vì thế dù bộ chưa thông báo thì phần lớn giáo viên cũng thắc thỏm chờ xem giảm thời gian thì nội dung đề thi có giảm dung lượng, giảm độ khó không và giảm như thế nào? Giờ lại thêm thông tin "ra đề theo cách hỏi khác" khiến chúng tôi không khỏi hoang mang". Đại diện Sở GD-ĐT Nam Định phát biểu: "Mặc dù "đọc hiểu" là yêu cầu có trong chương trình nhưng trên thực tế không phải giáo viên nào cũng chú trọng dạy cho học sinh. Vì thế khi chỉ còn hai tháng nữa là tới kỳ thi, việc thay đổi đề thi gây bất ngờ và bối rối cho nhiều thầy cô và học sinh. Hơn nữa, nếu đề thi lại lấy một văn bản khác lạ không có trong chương trình thì việc này càng khiến nhiều thầy, trò lo ngại".
PGS - TS Phan Huy Dũng, khoa ngữ văn Trường ĐH Vinh, cho rằng liệu có "dục tốc bất đạt" không khi quyết định đổi mới nhiều quá trong đề thi năm nay? Bộ GD-ĐT cần phải có ngay một văn bản hướng dẫn càng sớm càng tốt và không nên né tránh việc công bố một hướng cấu trúc đề thi mới để các nhà trường có thể tham khảo tổ chức ôn tập cho học sinh. Vì thời gian không còn nhiều và thầy, trò cần phải "làm quen" với cách ra đề thi mới.
Theo VNE
TP.HCM: Gần 700 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp Trong ngày thứ 2, tại TP.HCM, gần 700 thí sinh đã bỏ thi tốt nghiệp THPT. Chiều ngày 3/6, theo báo cáo nhanh của lãnh đạo Sở GD - ĐT TPHCM, trong môn Toán hệ THPT, số thí sinh đăng ký 57.548, dự thi 57.489, vắng 59 em; Hệ GDTX số thí sinh đăng ký 8.247, dự thi 7997 thí sinh, vắng 250...