Cần doanh nghiệp vào cuộc để nâng cao chất lượng đại học
Theo GS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hầu hết các trường vẫn đào tạo gắn với những mục tiêu của thế kỷ trước, nhắm vào những công việc có sẵn. Vì vậy, phải đổi mới chương trình đào tạo để sinh viên ra trường tự tạo việc làm.
Sinh viên thực tập ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM
GS Bùi Văn Ga
Trao đổi với PV về những gì giáo dục ĐH (GDĐH) VN đạt được trong thời gian qua, khi ông tham gia tham mưu xây dựng chính sách phát triển với cương vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Ga nói: “Giai đoạn vừa qua, GDĐH đã làm được nhiều việc, nổi bật là sự ra đời của luật GDĐH (2012)”.
Tuy nhiên, theo GS Ga, cũng có một số việc vẫn còn dở dang. Chẳng hạn, vấn đề phân tầng xếp hạng ĐH đặt ra nhưng chưa làm được; vấn đề nghiên cứu khoa học trong trường ĐH, tuy Bộ và các trường rất nỗ lực nhưng hoạt động này gần như không mấy chuyển biến trong nhiều năm qua. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật chương trình, cập nhật cách tiếp cận mục tiêu đào tạo…, nhiều trường làm rất chậm, không có định hướng rõ ràng.
Đào tạo sinh viên tư duy khởi nghiệp
Chính doanh nghiệp là người sẽ sử dụng lực lượng lao động do các trường đại học đào tạo ra
GS BÙI VĂN GA
Có phải vì chương trình đào tạo của các trường chậm đổi mới, chậm cập nhật mà hệ thống GDĐH nhận nhiều lời phàn nàn của xã hội về chất lượng sản phẩm, thưa GS?
Đúng thế. Hầu hết các trường hiện vẫn đào tạo theo kiểu đơn ngành, gắn với những mục tiêu đào tạo của thế kỷ trước, nhắm vào những công việc có sẵn. Yêu cầu hiện nay là đào tạo sinh viên (SV) tư duy theo hướng khởi nghiệp, nghĩa là khi tốt nghiệp, họ có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, chứ không chỉ đào tạo ra những người có khả năng làm những việc có sẵn. Nếu đào tạo nhắm vào hướng làm cho cơ quan nhà nước hoặc đi làm thuê cho tư nhân, thì tất yếu tỷ lệ thất nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp sẽ cao, bởi làm sao có đủ chỗ làm có sẵn cho tất cả các em!
Video đang HOT
Cho nên phải đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, làm sao để SV ra trường có thể tự tạo ra việc làm. Một SV tự tạo ra việc làm nghĩa là sẽ thu hút được nhiều SV tham gia, nên sẽ tạo ra một thị trường lao động sử dụng được hết số SV mà mình đào tạo ra.
Để làm được điều đó, đào tạo trong các trường ĐH hiện nay không thể theo kiểu đơn ngành như trước mà phải theo xu hướng liên ngành. Nghĩa là thiết kế chương trình không chỉ khu biệt trong một lĩnh vực mà phải tiếp cận theo hướng dự án, đặt ra vấn đề cho SV giải quyết. Mà các trường ĐH của chúng ta hiện giờ vẫn còn yếu trong việc này.
Luật GDĐH 2012 khi ra đời được đánh giá mang nhiều tư tưởng tiến bộ, tạo đà cho sự phát triển GDĐH, nhưng thực tế triển khai luật cho thấy nhiều điều không được như kỳ vọng?
Khi xây dựng luật GDĐH 2012, điều tôi mong muốn nhất là các trường ĐH được tự chủ hoàn toàn. Tự chủ là thuộc tính của ĐH, là tinh thần xuyên suốt của bộ luật này. Tuy nhiên, dù luật GDĐH mong muốn như vậy nhưng các luật khác lại không đồng bộ, nên cuối cùng các trường cũng không thực hiện được quyền tự chủ đầy đủ.
Một câu chuyện rất điển hình là Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội. Đây là trường duy nhất hiện nay không có cơ quan chủ quản (không thuộc bộ nào), nghĩa là có quyền tự chủ cao nhất. Vậy mà khi hoạt động thì gặp khó khăn do vướng các luật khác. Chẳng hạn, khi phê duyệt dự án, theo quy định phải có ý kiến của bộ chủ quản, nên cuối cùng trường phải “năn nỉ” một bộ nào đó làm chủ quản, ký giúp họ mới có dự án được.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia
Ở trên GS có nói về hoạt động khoa học của các trường chuyển biến rất chậm, không như mong muốn. Vậy chính sách có lỗi gì trong câu chuyện này?
Hiện nay, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học của chúng ta hầu như chỉ dựa vào nhà nước, một ít lấy từ nguồn thu của các trường. Trên thế giới, nguồn lực nghiên cứu khoa học của các trường ĐH hầu hết đến từ doanh nghiệp (DN). SV thực tập ở các DN thì DN sẽ trả tiền cho SV. DN là người đặt hàng, hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường. Họ thường xuyên cấp kinh phí để các trường nghiên cứu, tặng máy móc, thiết bị nghiên cứu cho các trường. Quan trọng hơn, sự hỗ trợ đó được xem như trách nhiệm của các DN. Bởi chính DN là người sẽ sử dụng lực lượng lao động do các trường ĐH đào tạo ra.
DN của ta gần như không có đầu tư gì cho đào tạo dù vẫn lấy nguồn nhân lực do các trường đào tạo ra. SV xuống thực tập thì nhà trường phải trả tiền cho DN. Đây là một điều rất vô lý.
Bộ GD-ĐT cũng đã tư vấn để năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định 99 quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học – công nghệ trong các trường ĐH, trong đó khuyến khích DN tham gia vào hoạt động khoa học – công nghệ trong các trường ĐH. Muốn làm được điều này cần phải có các chính sách phù hợp, để DN không thấy thiệt thòi mà còn xem việc hỗ trợ các trường làm khoa học là một trách nhiệm, một vinh dự. Chẳng hạn, ở các nước phát triển, việc hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của DN cho các trường thường sẽ được đổi lại bằng chính sách miễn trừ thuế. Nghĩa là nếu DN cấp kinh phí hoặc tặng cho trường thiết bị nghiên cứu thì phần hỗ trợ đó được trừ ra khi tính thuế. Nhưng làm sao để có chính sách này thì một mình Bộ GD-ĐT không làm được.
Nếu Bộ GD-ĐT tích cực kết nối với các bộ, ngành liên quan, cùng thảo luận, góp ý để giúp Chính phủ ban hành chính sách thì cũng có thể đạt được kết quả khả quan hơn?
Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, trong đó đặt vấn đề là phải có chính sách khuyến khích DN hỗ trợ nhà trường. Điều kiện cần tiếp theo là Chính phủ có chủ trương, rồi liên bộ thực hiện. Nhưng quan trọng nhất là tự thân các DN phải thấy điều này. Một khi DN hờ hững, chính sách có nguy cơ không khả thi, thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ e ngại.
Xếp lương của PGS và GS mất tới 3 năm !
Tôi còn nhớ khi triển khai các chính sách từ luật GDĐH 2012, rồi Nghị định 141 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật GDĐH là cả một cuộc vận động và đấu tranh kéo dài. Chẳng hạn, chỉ riêng vấn đề xếp lương của PGS và GS cũng phải mất tới 3 năm, song kết quả đạt được cũng chỉ mới một nửa.
Hồi đó, để thực hiện chủ trương ưu tiên cho nhà giáo về lương, chúng tôi đã đề xuất quy định GS được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên gia cao cấp, còn PGS thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp. Mãi đến năm 2015, Bộ Nội vụ cũng đồng ý, nên chúng ta ban hành được thông tư liên tịch (Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ), xếp ngạch lương PGS là giảng viên cao cấp.
Nhưng đề xuất đối với lương GS vẫn chưa thực hiện được. Mặc dù Nghị định 141 đã quy định GS được hưởng lương tương đương chuyên gia cao cấp, song trong quá trình triển khai, Bộ Nội vụ không đồng ý nên đến năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 117 bãi bỏ điều này. Vì thế cho tới nay, GS vẫn xếp cùng một ngạch lương giảng viên cao cấp giống như PGS.
Theo TNO
Chết lặng khi chồng 'say nắng' cô sinh viên thực tập
Đọc những dòng tin nhắn tình cảm của anh dành cho cô bé đó mà tim chị đau thắt.
Sống bên nhau đã được hơn 10 năm với 2 mặt con, có nằm mơ chị cũng không thể nghĩ có ngày anh phản bội chị, có ngày chị sẽ đọc được những dòng tin nhắn Facebook như những lưỡi dao đâm thẳng vào tim chị, đau đớn đến mức tưởng chừng có thể chết ngay tại chỗ.
Anh chị quen nhau từ thời còn là sinh viên, anh học y còn chị học sư phạm. Hồi đó anh đẹp trai và thư sinh lắm, ngày anh tỏ tình với chị ngay tại cổng ký túc xá trước sự chứng kiến của bao bạn bè sẽ là kỷ niệm đẹp mà cả đời này chắc chị sẽ không thể quên.
Cuối cùng, chị cũng nói ra được quyết định của mình một cách thật bình tĩnh (Ảnh minh họa)
Có thể nói anh là những gì đẹp nhất mà chị có trong suốt thời con gái. Có rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng họ cũng biết sẽ chẳng thể nào vượt qua được anh nên chỉ biết âm thầm nhìn theo chị từ xa.
Mọi thứ cứ thế diễn ra thật đẹp. Anh chị có đám cưới ấm cúng, giản dị sau khi 2 người ra trường và đi làm ổn định gần 2 năm. Sau khi cưới, anh vẫn thế, vẫn không khác gì so với lúc mới yêu, lúc nào cũng nồng nàn, lúc nào cũng tận tụy. Tan làm là anh về ngay với gia đình, không la cà quán xá, thỉnh thoảng lắm mới đi ăn uống với bạn bè, còn lại đâu thời gian anh dành toàn tâm, toàn ý cho vợ, cho con.
Chị tin anh, một niềm tin đến mức tuyệt đối. Công việc anh rất bận rộn, rất căng thẳng nhưng ngày nào trước khi đi làm và trước khi đi ngủ anh cũng đều hôn vợ. Anh vẫn hay nhắn tin hỏi thăm để biết chị đã ăn trưa rồi, công việc của chị đã ổn rồi dù 2 người lấy nhau đã lâu. Về nhà anh phụ chị nấu cơm, tắm cho con, tối đến là dạy con học bài, chơi với con, ru con ngủ.
Tưởng chừng như không thể có một người con gái nào có thể phá vỡ được một mái ấm kiên cố đến như vậy. Nhưng không, chị đã lầm...
Anh chị tôn trọng nhau, tin nhau nên không bao giờ kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi của nhau, điện thoại còn không buồn để mật khẩu. Đúng cái ngày định mệnh ấy, cái ngày anh đi làm sớm và để quên điện thoại trên nóc tủ lạnh, cái ngày chị chỉ phải dạy 2 tiết buổi sáng và về nhà sớm, chị mới biết đến sự thật phũ phàng. Đó là anh đã cảm mến một cô sinh viên thực tập ngay tại viện mình.
Qua những dòng tin nhắn trên Facebook, chị có thể hiểu rằng anh rất quan tâm, rất nhiệt tình hướng dẫn cô bé ấy. Và qua những lần tiếp xúc và gặp nhau mỗi ngày ở bệnh viện như vậy anh đã rung động. Anh còn tặng quà nhưng cô ấy đã từ chối món quà vì biết anh đã có gia đình. Cô bé sinh viên hiểu chuyện còn khuyên anh không nên phản bội gia đình và hãy cố gắng quên cô đi.
Đọc những dòng tin nhắn tình cảm của anh dành cho cô bé đó mà tim chị đau thắt: "Anh biết anh là thằng không ra gì khi dù có gia đình mà vẫn còn muốn theo đuổi em, anh chỉ biết rằng anh luôn cảm thấy nhớ em, luôn luôn muốn nhìn thấy em, muốn được chăm sóc cho em. Càng muốn quên thì anh lại càng cảm thấy nhớ em đến phát điên lên được. Xin em đừng cố gắng chạy trốn khỏi anh, đừng giữ khoảng cách với anh nữa".
Có vẻ như cứ lúc nào rảnh là anh lại vào xem Facebook của người con gái đó. Chị cũng tò mò vào Facebook để xem người con gái đó có gì đặc biệt mà khiến người chồng hết mực yêu thương vợ con như vậy lại có thể xao lòng.
Cô bé rất xinh với nụ cười duyên dáng và dễ thương, những dòng trạng thái viết ra cũng rất đơn giản nhưng chân thành, đọc cảm thấy vô cùng dễ chịu, phản ánh một tâm hồn tinh tế. Thảo nào con tim anh rung động là phải. Sống với anh bao nhiêu năm nay chị hiểu tính cách anh, sở thích của anh. Người khiến cho trái tim của anh có thể thổn thức đến như vậy, chắc chắn phải rất đặc biệt.
Quay trở về với thực tại, chị nghĩ đến mái ấm của mình, nghĩ đến những đứa con của mình mà rơi nước mắt. Chắc chắn đây không phải là một thứ tình cảm thoáng qua, đó là một thứ tình cảm thật mà còn rất sâu nặng là đằng khác. Sự kiêu hãnh và niềm tin bị phản bội khiến chị không thể chấp nhận được điều này, rằng anh đã dành tình cảm cho một người con gái khác ngoài chị.
Chị lặng lẽ đi đón con, sau đó chở 2 đứa sang nhà ông bà nội, nhờ ông bà tắm rửa và cho ăn. Sau đó chị quay trở về nhà, ngồi trên ghế salon đợi anh về.
Chiều muộn, khi anh trở về nhà, thấy chị hôm nay thật khác, chị không buồn cả nhìn anh hay cười với anh như mọi hôm. Thấy điện thoại mình nằm trong tay chị, anh như hiểu ra tất cả. Anh chạy vội đến, ôm chầm lấy chị và im lặng. Chắc chắn anh đang đợi cơn thịnh nộ từ chị. Nhưng chị vẫn không nói gì, cảm giác như người đang ôm chị sao mà xa lạ quá, như thế 10 năm qua chưa từng hiện hữu và anh chưa từng là tất cả, là thế giới của chị.
Sự thật này thật quá sức chịu đựng. Cuối cùng, chị cũng nói ra được quyết định của mình một cách thật bình tĩnh. Tạm thời chị sẽ cùng hai con sống riêng, chị muốn xa anh một thời gian cho đến khi vết thương của mình có thể lành lại, đến khi chị đủ bao dung để gặp lại anh mà không thấy trái tim mình đau đớn nữa.
Anh nói với chị anh hối hận, anh không muốn mất gia đình nhỏ này, chị và con là tất cả đối với anh, đây chỉ là một cơn say nắng bình thường, sẽ quên được cô bé kia để sống với chị và con hạnh phúc như xưa. Tuy nhiên, chị không muốn nghe nữa. Chị kiên quyết làm theo quyết định của mình, và anh sẽ tạm thời rời khỏi nhà.
Anh lặng lẽ thu dọn hành lý ra đi, biết có nói gì cũng không thể làm chị đổi ý vào lúc này. Hi vọng chị sẽ sớm bình tĩnh, cho anh cơ hội để được chuộc lỗi. Chắc chắn trong tương lai anh thề sẽ không dám say nắng thêm một lần nào nữa.
Theo Như Thủy/Dân Việt
249 đề tài đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học Mới đây, Bộ GD-ĐT tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2017. Lễ trao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2017. Sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt...