Cần để trẻ mầm non học cách sáng tạo hơn
Ngày 31/3, tại Hà Nội, trường Mầm mon Bình Minh tổ chức “Ngày hội STEAM” với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo – Khoa học chính là cuộc sống”. Đây là trường công lập đầu tiên tổ chức một chương trình giáo dục hiện đại tại quận Tây Hồ.
Tham dự chương trình có bà Lê Thị Nga – Phó phòng giáo dục quận Tây Hồ, bà Huỳnh Minh Hương – Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Minh, đại diện ban phụ huynh nhà trường, các thầy cô giáo cùng hơn 300 học sinh các lớp mẫu giáo lớn.
Bà Huỳnh Minh Hương – Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Minh
“Ngày hội STEAM” của trường Mầm non Bình Minh được tổ chức với 3 “dự án” lớn gồm: Nước – Mùa hè và Phương tiện Giao thông. Đây là kết quả của các lớp học được trường Bình Minh thí điểm theo Chương trình giáo dục STEAM – một mô hình giáo dục hiện đại đã được triển khai tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ và đang trở thành 1 mô hình giáo dục mang tính tất yếu trong thời đại 4.0.
Theo đó, mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đó chính là cách phương pháp giáo dục STEAM hướng đến cho trẻ trong độ tuổi Mầm non.
Cô Phượng – giáo viên lớp A4 trường Bình Minh chia sẻ: “Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: chiếc đèn lồng, chú robot đáng yêu, máy bay, khinh khí cầu…
Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, gần gũi với trẻ, chúng tôi đã hỗ trợ đề làm sao cho bé được ứng dụng trực tiếp bằng cách sáng tạo ra một món đồ dùng, đồ chơi yêu thích. Từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ”.
Video đang HOT
Các bé hào hứng giới thiệu về “dự án” của lớp mình.
Trao đổi với phóng viên, bà Huỳnh Minh Hương cho biết thêm: “Thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục quận Tây Hồ, các trường ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào chương trình dạy trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường nên Mầm non Bình Minh tổ chức ngày hội STEAM với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo – Khoa học chính là cuộc sống” với mong muốn tạo điều kiện cho các con được trải nghiệm, khám phá, rèn luyện kỹ năng, chia sẻ kiến thức, hiểu biết của bản thân. Và đặc biệt mở ra các cơ hội tiếp cận khoa học, vận dụng khoa học vào thực tế cuộc sống một cách gần gũi nhất.
Vẫn biết, mỗi buổi học tương tác đều phải có chủ đề, sự chuẩn bị kỹ càng cả về dụng cụ học tập lẫn kiến thức chuyên môn của giáo viên. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức theo yêu cầu nhưng cũng khiến các cô giáo mầm non phải bận bịu hơn rất nhiều. Nhưng vì các con, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình và rất mong phụ huynh hợp tác nhiều hơn nữa vì chính tương lai của các con”.
Giáo viên vừa hướng dẫn vừa hỗ trợ các em làm đồ chơi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, với chương trình giáo dục STEAM, học sinh cũng tương tác với cha mẹ nhiều hơn với việc chuẩn bị các chất liệu, dụng cụ sáng tạo bằng những vật dụng thường ngày như lon nước, chai nhựa, vỏ hộp thuốc… đã qua sử dụng.
Đây cũng là cơ hội để cha mẹ học sinh hiểu hơn về chương trình học của con ở trường, hiểu hơn về xu thế và tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Để rồi trẻ không chỉ được học cách sáng tạo, tìm ra hứng thú và thành tựu trong việc làm đồ chơi, học và nắm được các kiến thức cơ bản mà còn là sự tương tác thú vị đối với giai đình, bạn bè, thầy cô. Qua đó, cha mẹ học sinh cũng có nhiều cơ hội hơn để cùng con tạo ra các món đồ chơi nhỏ xinh, cùng trao đổi và gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống.
Trẻ phối hợp và hào hứng hơn khi học dựng một chiếc lều cắm trại.
Bà Lê Thị Nga – Phó phòng Giáo dục quận Tây Hồ cũng bày tỏ sự hứng thú khá lớn với các hoạt động tại ngày hội STEAM. Bà không chỉ tham quan toàn bộ các “dự án” của 8 lớp mà còn thăm hỏi và tham gia trực tiếp với một số bé đang thực hiện dự án xây dựng “công viên nước” cho mùa hè này.
Chia sẻ với phóng viên, bà Lê Thị Nga cho biết: “Phòng giáo dục quận rất quan tâm đến chất lượng dạy và học của các trường mầm non bởi đây là bậc học đầu tiên của trẻ em, là nền tảng tạo nên nhân cách cũng như phát hiện được những năng khiếu tiềm ẩn trong con người. Với việc áp dụng các chương trình giáo dục tiên tiến, tăng lượng tương tác giữa trẻ với thầy cô, bạn bè và gia đình đây sẽ là một bước tiến mới trong quá trình hướng đến mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non quận Tây Hồ là “xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Một sản phẩm tại ngày hội STEAM của trường Mầm non Bình Minh.
Có thể thấy rằng, giáo dục mầm non đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước mơ và tương lai của trẻ em. Vì vậy việc đưa các học phần có tính tương tác cao vào chương trình giáo dục mầm non là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan trong các trường mầm non công lập.
Hải Dương: Học sinh toàn tỉnh đi học trở lại từ 1/4
Chiều tối 30/3, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương Lương Văn Việt đã ký công văn yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn để đón học sinh trở lại trường học từ ngày 1/4.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu, các địa phương tổ chức cho trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 1/4/2021.
Để phòng chống dịch Covid-19 và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho học sinh trở lại trường học, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tiến hành vệ sinh, khử trùng trường học, lớp học, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất và các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích giáo viên, học sinh đeo khẩu trang trong trường học.
Các cơ sở giáo dục chỉ tổ chức cho học sinh ăn bán trú khi đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác tổ chức bán trú trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục.
Nhân viên nuôi dưỡng, người phục vụ bếp ăn, người làm công tác tiếp phẩm phải khai báo y tế, đo thân nhiệt (có sổ theo dõi thân nhiệt hàng ngày), đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động trong suốt quá trình làm việc. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc tổ chức ăn bán trú.
Sở yêu cầu tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, các cuộc thi, giao lưu cấp tỉnh. Các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học trong trạng thái bình thường mới; trong đó quan tâm tổ chức dạy bù, dạy bổ trợ kiến thức cho những học sinh phải cách ly y tế, học sinh cuối cấp, đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo Kế hoạch về thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh.
Sở GD&ĐT giao Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường sau ngày 31/3/2021 đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.
Sao phải bỏ? Việt Nam có 9 năm tổ chức thi khoa học kỹ thuật cho HS trung học; nhưng cuộc thi tương tự trên thế giới đã có tuổi đời trên 60 năm. Ảnh minh họa/INT Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế (ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia của Hoa Kỳ, do Hiệp hội Khoa học và...