Cần dạy và học sáng tạo
Đổi mới và sáng tạo ngày càng trở nên bức thiết, là một trong những yếu tố quan trọng mà nền giáo dục VN cần hướng đến.
Giáo dục VN vẫn bị xem nặng về kiến thức, giáo điều; xem nhẹ sự sáng tạo, khám phá cái mới, tư duy khác biệt – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Làm thế nào để điều này không chỉ nằm trong sách vở khi mà thực tế buộc giáo dục VN phải thay đổi? PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng (ảnh), Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM – người đã có 40 năm làm việc trong lĩnh vực phương pháp luận sáng tạo (PPLST), xung quanh vấn đề này.
Phát huy tốt nhất sáng tạo phải bằng giáo dục
* Trước thông tin VN nằm trong tốp 20/65 nước và vùng lãnh thổ theo kết quả kỳ thi khảo sát đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh lứa tuổi 15 trên thế giới (PISA), nhiều người cho rằng kết quả này không quan trọng vì nó không đánh giá được tiêu chí cốt yếu mà một nền giáo dục cần phải hướng đến là khả năng khám phá cái mới, suy nghĩ khác biệt. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này, vai trò của sự sáng tạo trong giáo dục?
- Tôi cho cách đặt vấn đề trên là đúng, vì nhiều lẽ. Thứ nhất, sáng tạo là phẩm chất “người” nhất. Là con người, phải phát huy phẩm chất này thì mới thành người thực sự. Thứ hai, các nguyên nhân tạo ra mọi sự phát triển cuối cùng hầu như quy thành nguyên nhân duy nhất là sự sáng tạo của con người. Thứ ba, từ những năm 1990, các nước phát triển đã bắt đầu thời đại mới – thời đại sáng tạo (the age of creativity). VN tất yếu cũng phải tích cực chuẩn bị hội nhập nếu không muốn tụt hậu xa hơn nữa. Thứ tư, phát huy tốt nhất sáng tạo phải bằng giáo dục vì nói như J.Dewey, nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ: “Giáo dục là phương pháp cải tạo xã hội chắc chắn nhất”.
Video đang HOT
* Vậy theo ông làm thế nào để phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân?
- Để phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, cần dạy và học sáng tạo cho tất cả mọi người. Dạy sáng tạo là dạy khoa học sáng tạo, PPLST. Người dạy là người được đào tạo một cách bài bản về lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, từ lâu Mỹ, Nga và một số nước Tây Âu đã đào tạo những người dạy sáng tạo, kể cả cấp bằng cử nhân, thạc sĩ sáng tạo cho họ.
* Nhưng ở VN hiện nay chưa có trường ĐH nào đào tạo chính quy và bài bản những người dạy PPLST thì liệu chúng ta có làm được những điều như ông đã nêu?
- Theo tôi, đầu tiên chúng ta cần sử dụng và phát huy những gì có sẵn ngay tại VN. Sau đó, khi có điều kiện về mặt tài chính thì gửi người đi nước ngoài đào tạo về khoa học sáng tạo và PPLST. Hiện VN đã có những gì?
Khi ở Liên Xô, ngoài ngành vật lý thực nghiệm các chất bán dẫn do nhà nước cử đi đào tạo, xuất phát từ sự quan tâm và yêu thích cá nhân, tôi còn học thêm Học viện Sáng tạo sáng chế. Tôi tốt nghiệp cả hai trường năm 1973. Tại Học viện Sáng tạo sáng chế, tôi được học với GS Altshuller, cha đẻ của “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế” (viết tắt và trở thành thuật ngữ quốc tế là TRIZ). TRIZ hiện nay được coi là trường phái mạnh nhất trong PPLST. Giáo trình PPLST của chúng tôi chính là TRIZ mở rộng. Khóa PPLST đầu tiên mở tại Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM vào năm 1977. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện hơn 400 khóa PPLST với hơn 20.000 người đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội. Ngoài ra, chúng tôi cũng hội nhập quốc tế ở mức cao như dạy PPLST, công bố các công trình, trình bày các báo cáo chính (keynote speaker) ở nước ngoài. Nhưng tất cả những điều này chúng tôi phải tự lực cánh sinh.
Thế giới đã đi quá xa dù chúng ta từng đi trước
* Giả sử ngay từ đầu ông được tạo điều kiện để làm việc chứ không phải tự lực cánh sinh trong suốt 40 năm qua thì ông và các đồng nghiệp sẽ làm những gì?
- Nếu được tạo điều kiện để làm việc thì trong 40 năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về PPLST. Những người này là các thầy cô giảng dạy PPLST trong các trường học các cấp và VN trở thành một trong các cường quốc thế giới về lĩnh vực PPLST.
Chúng ta đánh mất một cơ hội mà đã từng có ưu thế lớn về mặt thời gian. Chúng tôi dạy PPLST TRIZ ở VN trước Mỹ 14 năm, Pháp 19 năm, Nhật 20 năm và Hàn Quốc hơn 20 năm. Còn bây giờ, tôi phải ngậm ngùi nói rằng họ đã vượt qua chúng ta.
* Trong hoàn cảnh hiện nay, theo ông cách nào để chúng ta trở lại dòng chảy chung của thế giới?
- Phải đầu tư cấp tốc, tập trung và đủ lớn cho khoa học sáng tạo và PPLST đã có sẵn ở VN. Còn những người được nhận đầu tư phải có những nỗ lực vượt bậc để hội nhập thành công thời đại sáng tạo cùng với thế giới.
Tôi mong những người có trách nhiệm nhận thức, đánh giá đúng vị trí, vai trò, và đầu tư cho khoa học sáng tạo và PPLST phát triển, ít ra, trong hệ thống GD-ĐT ở nước ta. Tiền đầu tư chỉ tương đương như đầu tư cho môn văn – tiếng Việt, nghĩa là rất rẻ so với đầu tư các môn khác như vật lý, hóa học, tin học.
Theo TNO
Vận dụng cái mới thu hút học sinh
Làm thế nào để học sinh cảm thấy thích thú và đam mê với những tiết học địa lý luôn là nỗi trăn trở của Trần Thị Kiều Oanh (26 tuổi), giáo viên Trường THCS Long Bình (Q.9), ứng viên danh hiệu Công dân trẻ TP.HCM năm 2013.
Cô Trần Thị Kiều Oanh bên học sinh
Chính từ những trăn trở ấy, Kiều Oanh đã có những sáng kiến trong giảng dạy để giúp học sinh cảm thấy thú vị hơn khi học môn địa lý. Năm 2010, sáng kiến "Một số kỹ thuật dạy học cần thiết nhằm đạt kết quả tốt trong dạy học địa lý" của Oanh nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của thầy cô và học sinh trong trường. Oanh cho biết: "Tâm lý của học sinh phần lớn là không thích nghe những kiến thức khô khan, khó tiếp thu. Vì vậy, khi dạy phải có những hình ảnh, thước phim cụ thể thì mới thuyết phục và gây được sự thích thú cho học sinh".
Oanh luôn chủ động tìm hiểu thông tin trên internet, sách vở, báo chí, thực tế diễn ra xung quanh để lồng ghép vào tiết học. Giờ học mà cô Oanh dạy bao giờ cũng có những đoạn phim, hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học. Chính vì vậy, học sinh không những tiếp thu kiến thức nhanh mà còn chủ động đặt nhiều câu hỏi liên quan đến bài giảng nên lớp học lúc nào cũng sinh động, tạo ra sự tranh luận tích cực.
"Mình bắt học sinh phải học thuộc lòng mà các em không nắm được vấn đề, không hiểu được nội dung thì cũng chẳng có ý nghĩa gì", cô Oanh nói. Phạm Hoàng Mai Anh, học sinh lớp 6/4, tâm tình: "Trong các tiết học, cô thường cho các bạn tham gia trò chơi cũng như đặt ra câu đố liên quan đến bài học, tạo cho tụi em sự thích thú khi vừa học vừa chơi".
Liên tục từ năm 2010 đến nay, cô Oanh đã lần lượt cho ra đời những sáng kiến như: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; Sưu tầm phim ảnh hỗ trợ việc dạy học môn địa lý; Phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn địa lý bậc THCS... Nhận xét về Oanh, bà Vũ Thị Tươi, Hiệu trưởng Trường THCS Long Bình, nói: "Oanh là một cô giáo trẻ rất năng động. Mỗi tiết học của cô luôn đem lại hứng thú cho học sinh, truyền đạt tất cả những gì bài học yêu cầu đến học sinh một cách nhẹ nhàng và thân thiện. Cô còn là người đi đầu trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới".
Theo TNO
Dạy điều học sinh cần Bộ GD-ĐT cho 6 trường trong cả nước thí điểm "Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông" để các trường chủ động thiết kế chương trình học phù hợp với học sinh. Giáo viên tự chủ thiết kế chương trình Học sinh Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), một trong những trường thí điểm chương trình...