Cần đặt chứng chỉ IELTS đúng vị trí để tạo công bằng trong tuyển sinh
Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành “tấm vé” đặc biệt giành suất vào những ngôi trường mơ ước.
Tuy nhiên, chính từ cuộc đua IELTS đang “sốt” lại khiến chúng ta cần chậm lại để nhìn nhận về sự bình đẳng trong tuyển sinh và ngay cả trong chính các loại chứng chỉ mặc dù vẫn được đánh giá là tương đương.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Mối lo về một cuộc đua đầy áp lực
Trước “cơn sốt” IELTS như hiện nay, trong các loạt bài trước, Lao Động đã đề cập tới việc không ít phụ huynh cố tìm cho con một lớp luyện IELTS từ mẫu giáo, cấp 1 để nhận được cú lừa “treo đầu dê bán thịt chó”.
Mới đây, phát ngôn của một học sinh trong một chương trình truyền hình tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc tranh luận về xét tuyển đầu vào bằng chứng chỉ ngoại ngữ. “Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh” – nữ sinh này bày tỏ.
Tuyển sinh kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là phương thức được nhiều trường đại học top đầu sử dụng để tuyển đầu vào, đặc biệt với những trường, ngành học cạnh tranh. Hiện đã có khoảng 30 trường đại học lớn trên cả nước ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc đưa chứng chỉ ngoại ngữ thành yếu tố trong các phương thức xét tuyển kết hợp.
Sau năm 2021, nhiều thí sinh trượt “ấm ức” vì điểm cao nhưng vẫn không giành vé bởi số chỉ tiêu đã chia bớt cho những bạn điểm thi thấp hơn nhưng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ. Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2021, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào trường cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu. Trong khi đó, thí sinh tuyển sinh vào Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng nộp hồ sơ xét chứng chỉ gấp 3, 6 lần chỉ tiêu…
Video đang HOT
Tới đây, tuyển sinh năm 2022 được dự đoán là sẽ có thêm cuộc đua về chứng chỉ. Điều này vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thí sinh giữa các vùng miền khác nhau bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận những chứng chỉ này.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hương – giáo viên dạy Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI thừa nhận, có một cơn sốt về chứng chỉ IELTS. Theo chị Hương, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố điểm thi IELTS có thể thay cho điểm thi môn tiếng Anh và tùy từng trường sẽ có quy đổi tương ứng, một số ngành có thêm IELTS thành điều kiện xét tuyển… thì tạo cho học sinh có thêm một cơ hội, một cách thức xét tuyển mới vào trường đại học. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ huynh, học sinh phải chạy theo IELTS một cách mù quáng.
“Có IELTS là một lợi thế nhưng không phải bắt buộc. Nhiều phụ huynh, học sinh tự tạo áp lực để chạy theo tấm chứng chỉ IELTS. Không phải em nào cũng phù hợp để luyện thi chứng chỉ này, nếu ép quá có thể dẫn đến phản tác dụng. Cùng với đó, chi phí để học và thi là một khoản tiền lớn. Bố mẹ cần ngồi lại và trò chuyện cùng con để phương pháp phù hợp nhất. Tôi cho rằng, việc học tốt kiến thức trên lớp, dành thời gian ôn luyện đúng phương pháp thì học sinh vẫn có thể vào đại học bằng đúng năng lực của mình” – chị Hương chia sẻ.
Công bằng giữa các thí sinh và các loại chứng chỉ
Về vấn đề này, TS Ngô Minh Hải – tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Trier, CHLB Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định – cho rằng, hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ đã quy định rất rõ: Việt Nam có chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc và nước ngoài có chứng chỉ IELTS, TOEFL và một số chứng chỉ tương đương. Như vậy, việc nhiều trường chỉ sử dụng một số chứng chỉ quốc tế thôi thì đang đi ngược một chủ trương rất đúng.
“Các trường có quyền lựa chọn chứng chỉ mà mình cảm thấy uy tín nhưng nếu không phù hợp sẽ dẫn đến hệ quả không công bằng trong tuyển sinh, bỏ lọt nhân tài. Nếu sử dụng đa dạng chứng chỉ, cả trong và ngoài nước thì thí sinh có nhiều lựa chọn và những lựa chọn này đều được công nhận tương đương nhau” – ông Hải nhận định.
Về vấn đề chất lượng chứng chỉ không đồng đều, ông Hải cho biết thêm, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo chất lượng tương đương giữa các loại chứng chỉ. Chứng chỉ IELTS dừng ở việc một chứng chỉ tiếng Anh do một trung tâm uy tín cấp, chứ không thay thế cho hệ thống chứng chỉ.
TS Ngô Minh Hải cho rằng, cần công bằng giữa các loại chứng chỉ để thí sinh có thể tiếp cận tuỳ thuộc khả năng của mình.
Ông Hải nhấn mạnh rằng, nếu chạy theo chứng chỉ IELTS hay một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào khác cũng sẽ có thể bỏ lọt nhân tài bởi vì không phải ai điều kiện để tiếp cận tri thức đó. Bản chất tuyển sinh đại học thì cần có năng lực học tập, tư duy, kỹ năng để chứng minh khi học tại trường vì thế chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là phần nào đó thôi. Với cách tuyển sinh hiện nay của nhiều trường, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang chiếm trọng số khá lớn khiến ảnh hưởng đến các phần còn lại.
Theo quan điểm của TS Hải, trường đại học phải là nơi tạo thêm giá trị cho sinh viên, trong quá trình học sẽ được bổ sung những điều còn thiếu, hoặc yếu để họ có thể phát huy được tốt nhất năng lực của mình. Ví dụ, một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Toán hoặc Kinh doanh rất tốt nhưng thiếu về ngoại ngữ thì môi trường đại học không phải từ chối hay không nhận họ. Trường đại học phải là đào tạo, bổ sung thêm năng lực ngoại ngữ để họ trở thành người toàn diện. Đó mới là ý nghĩa cao nhất của giáo dục đại học.
Từ bài học tuyển sinh 2021: Cần đa dạng hóa phương thức tuyển sinh cho năm tới
Trước mắt, các trường cần điều chỉnh cách thức tuyển sinh đại học theo hướng chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp THPT là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường.
Thí sinh làm thủ tục dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus
Nhiều con đường để vào đại học
Nhìn vào bức tranh tuyển sinh đại học năm nay mới thấy, đã qua rồi cái thời phải thi đạt kết quả cao mới có cơ hội trúng tuyển vào trường mà học sinh mong muốn. Xu hướng chung của nhiều trường là có nhiều hơn một phương thức tuyển sinh. Thay vì sử dụng phần lớn kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường lựa chọn nhiều phương án khác như: Xét tuyển học bạ, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tổ chức riêng một số bài thi...
Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT có sự thay đổi lớn về phổ điểm, mức độ khó - dễ của đề thi theo từng năm. Đề quá dễ, đề quá khó... ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi, dẫn đến điểm chuẩn đầu vào dựa theo kết quả kỳ thi này sẽ khiến thí sinh khó tính toán sát sao nguyện vọng dựa vào điểm chuẩn, từ đó ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển của mình.
Trước tình hình này, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nên làm tốt "sứ mệnh" của mình, đó là xét tốt nghiệp là chính thì đề thi tập trung vào kiến thức đạt chuẩn, không cần nhiều độ phân hóa cao. Việc lấy kết quả này để xét tuyển sinh đại học sẽ khiến các trường tốp trên thiếu "mặn mà" bởi khó chọn được những "hạt giống" thật sự.
Tỉ lệ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển của các trường, theo dự báo sẽ ngày càng thu hẹp. Thay vào đó là có nhiều con đường khác để lựa chọn ứng viên. Nếu tiếp tục duy trì kỳ thi, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần tính toán để đề thi có sự phân hóa rõ rệt hơn, làm sao để vừa đảm bảo được mục tiêu xét tốt nghiệp cho học sinh, vừa tạo cơ sở tốt cho các trường ĐH và CĐ xét tuyển, không phát sinh chi phí nhân lực - tài lực.
Ảnh minh họa
Đẩy mạnh tổ chức bài thi đánh giá năng lực
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại thương, cho biết, việc tuyển sinh theo phương thức nào tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn thí sinh cho các ngành mà nhà trường đào tạo. Trường luôn lựa chọn nhiều phương thức tuyển sinh.
"Với các chương trình tiên tiến, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực tiếng Anh tốt, thông qua tiêu chí như IELTS. Trường vẫn sẽ lựa chọn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để giúp thực hiện mục tiêu quan trọng là đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện tiếp cận các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, năng lực quốc tế. Kỳ thi này vì vậy vẫn là một phần quan trọng trong phương thức tuyển sinh của nhà trường", bà Hiền cho hay.
Trong khi đó, một số trường đang đẩy mạnh tổ chức kỳ thi riêng. Điển hình là bài thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo lãnh đạo trường ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2022, trường sẽ tiếp tục dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do nhà trường tổ chức và các công cụ khác để tuyển sinh các ngành tài năng, chất lượng cao hoặc xét học bổng.
Phương thức này nhằm hướng tới việc chọn được học sinh có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Khi xét tuyển dựa vào bài thi đánh giá năng lực thì kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là điều kiện đủ để thí sinh nhập học. Trường cũng hướng tới liên minh tuyển sinh các trường cùng sử dụng công cụ đánh giá năng lực để xét tuyển chung nhằm tiết kiệm chi phí cho thí sinh và toàn xã hội.
Các trường ĐH Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH, nhóm trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ cũng là điều mà Bộ GD&ĐT khuyến nghị cho mùa tuyển sinh năm tới. Điều này được nhiều trường ủng hộ, các chuyên gia đồng tình. TS. Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn tuyển, các trường đại học top đầu, trường có thương hiệu cần mạnh dạn trong đổi mới tuyển sinh.
Trước mắt, các trường cần điều chỉnh cách thức tuyển sinh đại học theo hướng chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp THPT là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường. Sau đó, tùy điều kiện từng trường để tổ chức thêm các vòng thi, sử dụng bài thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này để tạo sự công bằng.
Nhiều cha mẹ chi tới 50 triệu đồng cho con luyện IELTS từ tiểu học, giáo viên tiếng Anh kinh nghiệm 20 năm chỉ ra vì sao không nên ép con "luyện gà" quá sớm Hiện nay, không hiếm phụ huynh cho con theo học các khóa luyện thi IELTS từ lứa tuổi rất nhỏ với hy vọng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế này giúp con có nhiều ưu thế hơn trong tương lai. Nhưng điều đó có thực sự đúng đắn? Vì sao các học sinh nhỏ tuổi không nên học IELTS? Trong những năm gần...