Cần đào thải những giáo sư, tiến sĩ ‘nằm vùng’
Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân chia se bai viêt.
Từ năm 2003, GS.TS Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông.
Học hàm, học vị như thương hiệu công ty
Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.
Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị.
Lê trao băng giao sư.
Hàng hóa dùng lâu thì mòn hỏng. Hàng hóa để lâu cũng “quá đát”, hết thời hạn dùng. Con người cũng vậy. Khoa học luôn luôn phát triển với tốc độ ngày một nhanh. Nhà khoa học không chịu nghiên cứu, tự bằng lòng với những kiến thức cũ mèm tất không đáp ứng nhiệm vụ được trao. Theo đúng quy luật phát triển của xã hội, họ cần bị đào thải. Cần đào thải những người dùng bằng cấp tiến sĩ (TS) như một thứ hàng hóa, một thư “mác” làm “cần câu cơm”, dùng để “chạy sô” kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn.
Nhiều người sau khi được học vị TS, học hàm phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) thì không nghiên cứu gì nữa (GS Hoàng Tụy cho rằng số này chiếm hơn 2/3). Họ trở thành những nhà khoa học “ nằm vùng”, cả chục năm không hề có một công trình khoa học. Nhưng họ vẫn đường đường có “mác” TS, PGS… như ai và xã hội không biết họ là TS thực, PGS thực… hay là “tiến sĩ giấy”, “PGS giấy”.
Cần đào thải những ai, những gì không còn thích hợp, không còn đáp ứng nhiệm vụ được giao phó. Để thực hiện điều này, ngoài những biện pháp hành chính tôi đề nghị một cơ chế dùng dư luận xã hội.
Không thể có một thương hiệu sơ mi Việt Nam, giày dép Việt Nam, cà phê Việt Nam …chung chung do nhà nước bao cấp để cạnh tranh với thiên hạ mà phải là “sơ mi Việt Tiến”, “giày Biti’s”, “giày Thượng Đình”, “cà phê Trung Nguyên”…
Các công ty theo quy luật của thị trường cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Vậy thì cũng không nên có những học vị, học hàm, TS, PGS, GS chung chung.
Cái “mác” chung chung như vậy đồng nghĩa với việc Nhà nước đã bao cấp chất lượng cho những học vị, học hàm này. Nếu như Nhà nước không thể bao cấp chất lượng cho các thương hiệu thì Nhà nước cũng không thể bao cấp chất lượng cho các học hiệu.
Cần theo đúng quy luật: Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung.
Nhưng cần gán nhãn chất lượng học vị, học hàm cho từng giảng viên mỗi trường đại học. Có vậy xã hội mới có điều kiện tốt hơn trong việc bình giá chất lượng và do đó sàng lọc con người và sàng lọc các trường đại học.
Video đang HOT
“Dán nhãn” như thế nào?
Thiết tưởng ở đây chúng ta nên nhắc tới châm ngôn “publish or perish” (công bố hay tàn lụi, công bố công trình khoa học hay tự đào thải) trong giới khoa học Mỹ. Chúng ta nên dùng cơ chế công bố công trình khoa học như nhiều quốc gia đã thực hiện để gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm: Hằng năm mỗi trường đại học phải xuất bản niên giám khoa học công bố danh sách những công trình khoa học của những giảng viên cơ hữu trường mình trong 3 năm gần nhất.
Những giảng viên là GS, PGS, TS nhất thiết phải được ghi tên vào niên giám này dù không có công trình khoa học nào. Dễ dàng xây dựng được những quy định đảm bảo cho những niên giám này là trung thực.
Bộ GD&ĐT cũng cần có niên giám chính thức cho các GS, PGS ở từng khối ngành. Khó khăn chính trong việc xuất bản những niên giám này không phải ở chỗ không có kinh phí xuất bản. Chỉ bớt đi vài bữa “tiếp khách” hay “mừng thành tích” là mỗi trường có đủ tiền để thực hiện. Khó khăn chủ yếu là có những GS, PGS không thích công bố niên giám này, trước hết là những GS quan chức ở các ban, bộ trên trung ương.
Tôi dùng “GS quan chức” để phân biệt với “GS đứng lớp”, theo cách dùng phân biệt “kiến trúc sư hành nghề và kiến trúc sư quan chức”. Thủ tướng, một mặt nên có những quy định miễn giảm công trình khoa học cho các GS quan chức – GS VIP, mặt khác cần có sự can thiệp trực tiếp bằng văn bản buộc các trường đại học phải công bố niên giám khoa học trường mình. Có thế cơ chế gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm mới có cơ may thực hiện được.
Một khi thực hiện được việc gán nhãn chất lượng học hiệu cho các trường, học vị, học hàm cho cá nhân, xã hội sẽ đòi hỏi mỗi giảng viên, mỗi trường đại học phải cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy để xây dựng uy tín cho mình, cho trường mình tồn tại.
Xác định điều kiện trường xứng đáng
Quay trở lại với câu chuyện “GS trường”, tôi nhấn mạnh PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung”.
Điều này đồng nghĩa với những trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS thì được quyền tự chủ phong. Có điều, cần ngăn chặn ngay từ đầu những hiện tượng tự phong quá đáng như đã xảy ra: Một người không đạt sau mấy lần đăng ký phong hàm PGS nay tự phong vọt lên thành GS! Vậy cần xác định điều kiện cần cho một trường xứng đáng có chức danh GS, PGS.
Thế nào là một trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS? Điều này liên quan đến việc phân loại, xếp hạng các trường ĐH ở Việt Nam. Cần có một tổ chức độc lập đánh giá, phân loại, xếp hạng các trường ĐH. Loại, hạng mà mỗi trường có được là điều kiện cần để một ngành, một trường có (hay không có) và có bao nhiêu GS, PGS… Điều này không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình khoa học và nghiêm túc.
Hệ quả thứ nhất khi có “GS trường” là: Không cần thiết tồn tại Hội đồng chức danh xét phong học hàm quốc gia nữa. Nó dần dần được thay thế bằng những hội đồng khoa học của những trường có đủ điều kiện tự phong GS, PGS.
Và hệ quả thứ hai, những GS, PGS đã về hưu và không còn tham gia đào tạo, hướng dẫn khoa học nữa, hoặc đã trở thành GS, PGS VIP, nếu vẫn muốn giữ danh hiệu này thì cần thêm chữ “nguyên” trước học hàm của mình.
GS. TS Nguyễn Đức Dân, sinh 1936, cháu của cụ Nguyễn Khuyến.
Tốt nghiệp toán ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1958, về Sở Giáo dục Hà Nội, phụ trách môn Toán.
Cuối năm 1966, ông làm NCS ở Ba Lan. Vì không còn GS toán học nào hướng dẫn, nên ông làm NCS về Ngôn ngữ. Về nước thầy được phân công về khoa Ngữ văn ĐHTH HN dạy ngôn ngữ.
Năm 1996, Khoa Ngôn ngữ học được thành lập, và GS Dân là người khai sinh bộ môn thống kê học ngôn ngữ ở Việt nam. Sau này GS.TS Dân chuyển vào ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, và nghỉ hưu tại đây.
Nhà giáo Nguyễn Đức Dân/Theo Vietnamnet
GS Nguyễn Minh Thuyết: Đừng để người không dạy học "chạy" chức danh GS, PGS
"GS, PGS là chức danh của nhà giáo ở các cơ sở đào tạo đại học. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học nào "chạy" chức danh GS, PGS".
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Điều quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng GS.PGS thế nào?
GS. Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với PV Infonet khi có nhiều ý kiến khác nhau được nêu ra trong mấy ngày qua, sau sự kiện 644 GS, PGS vừa được vinh danh tại Văn Miếu.
GS, PGS ở Việt Nam nhiều hay ít?
Bình luận về nhận định "lạm phát" GS, PGS, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, theo thống kê của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm nước ta trở lại với việc phong và bổ nhiệm GS, PGS cho các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), tổng số GS, PGS đã được phong và công nhận ở nước ta là 11.097 (1.628 GS và 9.469 PGS), trong số đó có 4.155 GS, PGS giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. Số GS, PGS nói trên gồm cả những người đã mất và về hưu.
Dân số nước ta hiện nay là 90 triệu người, tổng số sinh viên đại học là 1.730.000, số giảng viên đại học 74.630 người. Như vậy chỉ có xấp xỉ 1,2 GS hoặc PGS trên 10.000 dân. Nếu tính riêng các cơ sở giáo dục đại học thì không quá 5,6% GV đại học là GS hoặc PGS và chỉ có 1 GS hoặc PGS trên 416 sinh viên (tính cả giảng viên thỉnh giảng nữa thì khoảng 300 sinh viên).
Trong khi đó, ở một nước có dân số gần bằng nước ta là CHLB Đức, số lượng (và cả chất lượng) GS cao hơn ta nhiều: 3 GS trên 10.000 dân và 1 GS trên 59 SV.
Hiện nay nước ta có trên 500 trường đại học, cao đẳng, hàng trăm viện nghiên cứu tham gia đào tạo sau đại học, với số lượng bộ môn lên tới 50 - 60 nghìn. Mỗi bộ môn thông thường phải có 1 GS và vài PGS. Như vậy thì số lượng GS, PGS nói trên còn thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý rằng GS, PGS bây giờ không phải học hàm như trước nữa, mà là chức danh.
Học hàm là cấp bậc, giống như quân hàm đại tá, thiếu tá,...; còn chức danh là chức vụ, giống như chức sư đoàn trưởng hay đại đội trưởng,... Khi sư đoàn trưởng về hưu thì không thể không có sư đoàn trưởng mới thay thế.
Hội đồng Chức danh GS Nhà nước bây giờ chỉ công nhận ứng viên đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm GS, PGS; còn họ có được bổ nhiệm không, được bổ nhiệm ở đâu thì đó là việc của cơ sở GDĐH. Cơ sở GDĐH có cần (nói cho đúng là có khuyết các chức danh ấy) mới bổ nhiệm.
"Không biết ai là người đầu tiên nói Việt Nam là nước đông GS.PGS nhất Đông Nam Á, họ căn cứ vào số liệu nào? Tôi có tra cứu số liệu nhưng không tìm thấy thông tin. Thông tin này không được dẫn chứng theo nguồn nào nên không đáng tin cậy" - GS Thuyết khẳng định.
Chất lượng GS, PGS thế nào?
Nhìn nhận về việc này, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: Cũng có người nói thế hệ GS trước đây khi nói đến ai là cả nước đều biết. Điều đó đúng nhưng nói một cách công bằng thì lúc đó các ngành khoa học nước ta mới được hình thành, số lượng GS rất ít, mặt khác các vị GS lại có công đầu xây dựng ngành nên được nhiều người biết đến. Còn thế hệ bây giờ, họ không phải lứa xây dựng ngành và thường hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nên không phải ai cũng biết.
Trong số hàng ngũ GS.PGS hiện nay cũng có những người rất giỏi, có đóng góp không kém gì những giáo sư thế hệ đầu tiên, điển hình là hai GS đang làm Thứ trưởng vừa được vinh danh tại Văn Miếu: Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến là một bác sĩ nổi tiếng với "bàn tay vàng". Ông là Nhà giáo Nhân dân, đồng thời là Anh hùng Lao động, với nhiều công trình nghiên cứu đã phát huy hiệu quả trong đời sống.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến là Nhà giáo Ưu tú, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM, có tới gần 50 bài báo trên những tạp chí quốc tế nổi tiếng.
Ngay người trẻ nhất trong số các GS vừa được công nhận - GS Phan Thanh Sơn Nam (37 tuổi) cũng có tới 37 công bố quốc tế... Những GS này không hề thua kém, thậm chí còn nhỉnh hơn nhiều bậc tiền bối.
Ngay người trẻ nhất trong số các GS vừa được công nhận - GS Phan Thanh Sơn Nam (37 tuổi) cũng có tới 37 công bố quốc tế... Những GS này không hề thua kém, thậm chí còn nhỉnh hơn nhiều bậc tiền bối.
Tuy nhiên, theo GS Thuyết, chất lượng GS, PGS hiện không đồng đều. Mặc dù đã có tiêu chuẩn chung, quy chế xem xét chung, có các hội đồng liên ngành ở trung ương và Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xem xét để đảm bảo mặt bằng tiêu chuẩn của những người được bổ nhiệm GS, PGS nhưng việc xem xét ở nhiều hội đồng từ cơ sở đến trung ương chủ yếu vẫn chỉ dựa vào số lượng (số lượng công trình, số tiến sĩ hoặc thạc sĩ đã đào tạo, số giờ dạy hằng năm,...).
"Nhiều thành viên hội đồng vẫn còn tâm lý nể nang. Có chuyện bỏ phiếu theo tình cảm do quen biết. Cũng có tin đồn hoặc tâm sự ở chỗ riêng tư về chuyện chạy chọt, tiêu cực. Do đó không thiếu trường hợp được công nhận không xứng đáng, nhưng đó không phải tất cả. Tóm lại, chất lượng GS.PGS thế nào phụ thuộc vào từng trường hợp, từng hội đồng cụ thể."
Đề cập đến thực trạng dù có nhiều nhà khoa học, nhưng lại không sản xuất được "con ốc vít", GS Thuyết cho rằng, GS, PGS là giáo chức nên câu chuyện chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đào tạo.
Tuy nhiên, GS, PGS cũng là nhà khoa học, thậm chí còn đào tạo ra các nhà khoa học, nên họ cũng phải chịu trách nhiệm về việc chậm tiến trong nghiên cứu khoa học, như các công bố quốc tế ít, hay chuyện "con ốc vít",... Điều đó phản ánh thực tế chất lượng đào tạo khoa học của ta chưa cao.
Người không dạy học cũng là giáo sư?
Theo GS Thuyết: "GS, PGS là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học. Nó vinh dự thật, nhưng không phải là cái huân chương. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học nào "chạy" chức danh GS, PGS. Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì. Vì thế, vấn đề đặt ra là: Có nên để các trường bổ nhiệm GS.PGS cho những người không phải giảng viên cơ hữu của mình không?"
Bên cạnh đó, theo GS. Thuyết cũng phải xem xét để đưa ra tiêu chuẩn GS, PGS cao hơn. Đồng thời cũng phải làm sao để các hội đồng làm việc công tâm, khách quan hơn. "Chúng ta đang sống bằng tình cảm chủ nghĩa. Yêu cầu 10 bài báo, ứng viên trưng ra 10 bài là xong. Vấn đề là bài báo đó có chất lượng thế nào, được giới chuyên môn coi là một đóng góp không thì lại không được quan tâm."
Ngoài ra GS. Thuyết cũng cho rằng, cần chú ý đến chế độ đãi ngộ, vì nếu lương thấp, các GS, PGS và giảng viên đại học nói chung chỉ lo đi dạy kiếm tiền mà không dành thời gian nghiên cứu khoa học, hoặc chuyển ra khu vực kinh doanh hay ra nước ngoài làm việc.
Theo Infonet.vn
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương vinh danh 6 tân GS, PGS Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương vinh danh 6 tân GS, PGS GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước trao giấy chứng nhận cho 6 tân GS, PGS Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương GD&TĐ - Sáng 5/1, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ vinh danh 6 cán bộ,...