Cần cương quyết khống chế điểm sàn
Bộ GD-ĐT cần cương quyết khống chế điểm sàn. Nếu không khống chế điểm sàn thì nguy cơ vài năm nữa sẽ cho ra kỹ sư, cử nhân… tràn lan mà chất lượng lại quá kém. Đó là ý kiến của nhiều độc giả góp ý về xây dựng điểm sàn ĐH-CĐ 2013 của Bộ GD-ĐT.
Chú trọng đến chất lượng!
Độc giả trongquangtlsk@gmail.com đưa ra ý kiến mong Bộ GD-ĐT duy trì điểm sàn ĐH. Vì đây là yếu tố đảm bảo chất lượng đầu vào cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật… cho đất nước trong tương lai.
Độc giả Trọng Quang cho rằng: “Điểm sàn nên để mức 15 điểm = 3 môn để điểm sàn sẽ giúp nhiều học sinh khá có cơ hội chọn trường nếu không đậu nguyện vọng 1. Nhiều trường không có học sinh đăng ký nguyện vọng 2, 3 là do trường đó chưa tạo được uy tín về chất lượng đầu ra, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên… Nhưng trường này nếu cần nên tạm dừng tuyển sinh”.
Bạn đọc ở địa chỉ mail nguyenthindothico@gmail.com kiến nghị: “Bộ GD-ĐT cần phải khống chế mức điểm sàn tối thiểu. Có như vậy thì mới đáp ứng được chất lượng đầu vào. Những người có chất lượng thật sự thì mới đáp tốt góp phần xây dựng đất nước. Tuy điều này sẽ làm các trường không uy tín không tán thành. Nhưng vì mục tiêu chung là phát triển đất nước, trọng dụng người tài nên Bộ cần cương quyết khống chế điểm sàn. Nếu không khống chế điểm sàn, tôi tin rằng vài năm nữa sẽ cho ra kỹ sư, cử nhân… tràn lan mà chất lượng lại quá kém”.
Đồng quan điểm, độc giả nguyencongphuc843@gmail.com khẳng định: “Không nên bỏ điểm sàn. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên lấy mức điểm sàn cho năm 2013 đối với bậc Đại học là 15 điểm, lấy trung bình cộng của 3 môn thi. Đó là mức điểm sàn rất phù hợp, đánh giá đúng thực lực của học sinh”.
Độc giả Nguyễn Công Phúc cho rằng, ngành giáo dục của chúng ta nên chú ý đến chất lượng đào tạo hơn là số lượng. Hiện nay các trường đang đào tạo một lượng lớn sinh viên, mỗi năm cho ra trường hàng nghìn, hàng vạn sinh viên trong khi đó chất lượng sinh viên ra trường trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Cho nên tỉ lệ sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu của công việc rất lớn và số lượng sinh viên không có việc làm khá cao, làm lãng phí nguồn tài chính của xã hội, của bản thân sinh viên. Điều này cùng xuất phát từ nguyên nhân tuyển sinh không chú trọng đầu vào, cứ tuyển sinh ồ ạt. Theo dõi tình hình qua các năm tôi thấy điểm thi của học sinh tăng qua từng năm và điểm sàn của Bộ cũng tăng. Cho nên điểm sàn tuyển sinh năm 2013 cần phải tiến tới ngưỡng điểm trung bình cộng của ba môn là 15 điểm là rất hợp lý, đối với Đại học khối A và D1 là 15 điểm, khối B và C là 16 điểm; đối với Cao đẳng khối A và D1 là 13 điểm, khối B và C là 14 điểm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra một mức điểm sàn cố định như vậy để đảm bảo chất lượng đào vào của thí sinh, thật sự tuyển những thí sinh đủ kiến thức và trình độ vào học ở các trường đại học, cao đẳng.
Nên quản lý điểm sàn theo từng ngành
Đồng quan điểm không bỏ điểm sàn, độc giả Trân Anh Duy ở đường Phạm Văn Đông (Câu Giây, Hà Nôi) cho rằng: “Bô không nên bỏ điêm sàn mà thâm chí còn phải quản lý điêm sàn cho từng ngành chứ không phải là cho các khôi A, B, C, D như bây giờ”.
Video đang HOT
Độc giả Anh Duy hiến kế: “Hàng năm, dựa vào quy hoạch nguồn nhân lực, dựa vào nhu câu lao đông của xã hôi trong tương lai mà phân bô chỉ tiêu cho từng ngành, sau khi có kêt quả tuyên sinh sẽ xây dựng phương án điêm sàn cho từng ngành. Đông thời điêu chỉnh xê dịch chỉ tiêu tuyên sinh hướng thí sinh đên với các ngành có nhu câu nhiêu nhưng không được quan tâm bằng cách hạ thâp điêm sàn của các ngành đó và nâng cao điêm sàn của các ngành được cho là “hot” mà thí sinh đang “đô xô” vào. Song song với viêc quản lý điêm sàn cho từng ngành, bô cân phải chỉ đạo cho các trường đào tạo tâp trung, đúng chuyên môn bằng cách không phê duyêt cho các trường có chỉ tiêu đào tạo nhỏ đôi với môt ngành nào đó, có như vây mới nâng cao được chât lượng giáo dục”.
Một giáo viên dạy Hóa học ở địa chỉ vietbac80@gmail.com với kinh nghiệm nhiều năm dạy học và theo dõi học sinh ôn thi đại học đã đưa ra 2 nhận xét: Đối với học sinh tốp trên, học sinh khá, giỏi thường đặt chỉ tiêu điểm từ 16 trở lên, để đỗ vào các trường tốp cao, số lượng này còn ít. Còn đại đa số là học sinh ôn tập để có gắng vượt, hoặc bằng điểm sàn đại học do Bộ GD-ĐT quy định.
Vị giáo viên này phân tích: “Qua khảo sát trên, chúng ta cần nghiên cứu cụ thể các vấn đề về tuyển sinh đại học năm 2013 để đưa ra con số điểm sàn hợp lý nhất. Theo tôi, năm nay cần giữ mức điểm sàn như năm 2012 là 13, tránh trường hợp điểm sàn thấp quá sẽ để số lượng học sinh có chất lượng học tập thấp vẫn chỉ hi vọng vào may mắn, không cố gắng học tập để hy vọng có cơ hội đạt được điểm sàn. Thực tế cho thấy số lượng lớn học sinh đều trả lời chỉ cần đạt điểm sàn như vậy. Bên cạnh đó còn có thể dẫn tới một số trường hợp học sinh chỉ đủ điểm sàn mà vẫn vào một số trường tốp cao hơn. Điều này thật sự không cần thiết phải có hoặc quy định điểm sàn vì học sinh theo tư tưởng đủ sàn kiểu gì cũng đi học đại học”.
Hồng Hạnh ( tổng hợp)
Theo dân trí
Không thi Sử, học sinh tự tin sẽ đỗ tốt nghiệp
Năm nay, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không có môn Lịch sử, điều này khiến cho các học sinh khối 12 vui mừng và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Ngày 29/3, Bộ GD - ĐT đã chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Hóa học và Địa lý. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, một số trường trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều biện pháp giúp học sinhôn tập.
Về điểm mới, năm nay không có môn Lịch sử trong số các môn tốt nghiệp, Thanh Nga (THPT Đại Mỗ, Hà Nội) chia sẻ: "Chúng em nhẹ nhõm vì không thi Lịch sử. Vì môn này vừa dài, vừa khó học thuộc. Trong 6 môn thi tốt nghiệp năm nay em chỉ hơi lo lắng về môn Hóa. Nhưng với những kiến thức cô dạy trên lớp, em tin mình hoàn toàn có thể đủ khả năng đỗ tốt nghiệp".
Về việc tổ chức ôn tập, cô bạn này cũng cho biết: "Trường em đã tổ chức dạy thêm buổi chiều các môn thi tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với từng môn, những bạn nào học yếu sẽ được các cô chuyển lên bàn đầu để kèm cặp nhiều hơn. Ngoài ra, chúng em còn tự tổ chức học nhóm, cùng tìm tài liệu các môn Sinh, Địa".
Đồng quan điểm, Minh Tuấn (THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định) tâm sự: "Em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi biết không phải thi Lịch sử. Bởi ba môn Văn, Toán, tiếng Anh chúng em đã được ôn tập từ đầu năm học; Hóa, Sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm nên cũng dễ ăn điểm, còn môn Địa lý thì được sử dụng Atlat nên lượng kiến thức cần nhớ sẽ ít hơn là thi Lịch sử".
Thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: "Tâm lý học sinh nào cũng vậy, môn Địa khối lượng kiến thức nhẹ hơn, không dài như Sử; thứ hai quan trọng là được sử dụng Atlat, nếu học sinh biết cách tư duy độc lập và thực hành tốt thì có thể trả lời rất nhiều câu hỏi. Giữa việc phải học thuộc lòng nhiều với việc học ít hơn thì học sinhđương nhiên thích thi Địa hơn".
Cùng quan điểm này, thầy Văn Như Cương cũng cho rằng học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi không phải thi Lịch sử.
Nhưng theo thầy Tùng Lâm, chúng ta không nên suy diễn tâm lý vui mừng này củahọc sinh là không yêu nước, yêu Lịch sử mà cần có cái nhìn công bằng và đặt vào thực tế giữa việc môn học nhiều và ít kiến thức, khó và dễ học thì đương nhiên các em phải thích môn dễ hơn.
Nhà trường: tăng tiết, tổ chức thi thử tốt nghiệp
Trao đổi với chúng tôi về việc tổ chức cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: "Các học sinh của trường đã được ôn luyện ngay từ đầu năm học. Khi biết được thông tin về 6 môn thi tốt nghiệp, trường cũng chỉ tăng cường mỗi môn 1 tiết".
Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội). (Ảnh: Phạm Thịnh).
Vị hiệu trưởng này cũng cho biết thêm các thầy cô giáo đã chuẩn bị xong đề cương và cho học sinh ôn luyện khá nhiều. Vì vậy, đến gần ngày thi, các em sẽ được kiểm tra lại kiến thức, giải đáp những thắc mắc. Đặc biệt, nhà trường cũng đề nghị gia đình kết hợp để đốc thúc, nhắc nhở các em ôn tập tốt. Còn đối với học sinh cá biệt sẽ phải ôn tập ở trường dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.
Thầy Cương tự tin khẳng định: "Chúng tôi không lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp vì các em học cẩn thận, năm nào trường cũng đỗ 100%. Vì vậy, học sinh tập trung vào việc luyện thi đại học nhiều hơn. Vừa qua, trường cũng đã tổ chức thi thử đại học lần 2".
Còn theo chia sẻ của thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nhà trường đã có kế hoạch cụ thể về việc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh khối 12.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
Do trường bắt đầu năm học mới từ tháng 8/2012, vì vậy đến thời điểm này, học sinh không bị vướng vào trường hợp vừa phải ôn thi vừa phải chạy chương trình. Đây là điều kiện thuận lợi để các em tập trung vào ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho biết: "Số giờ của ba môn Sinh, Địa, Hóa đều được tăng lên gấp 4-5 lần so với biên chế cũ. Còn các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thì đã có kế hoạch ôn tập từ đầu năm. Như vậy, học sinh có thể ôn luyện ngay ở trường không cần đi học thêm".
Đặc biệt, các giáo viên của trường cũng đã chuẩn bị tất cả đề cương, trọng tâm, hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến thức cơ bản để có thể tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh để thống nhất những phương pháp đôn đốc học sinh ôn thi hiệu quả. Cuối tháng 4, nhà trường sẽ có kỳ thi vừa lấy điểm học kỳ, vừa đánh giá vòng thứ nhất trong việc ôn tập, đến giữa tháng 5 sẽ tiếp tục kiểm tra vòng 2.
Đối với trường hợp một số học sinh yếu kém, nhà trường cũng đã có kế hoạch kèm cặp riêng. Một biện pháp mà nhiều giáo viên sử dụng đó là việc phân nhóm gồm có cả học sinh khá giỏi và yếu kém để các em kiểm tra lẫn nhau.
Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp 2012.
AN HOÀNG
Theo Infonet
TP.HCM tăng tiết 6 môn thi tốt nghiệp THPT Tuy phải dạy và học nghiêm túc ngay từ đầu năm học nhưng khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, hầu hết các trường THPT ở TP.HCM cho biết sẽ tổ chức tăng tiết. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển sáng 29/3 thông báo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tổ chức vào các ngày 2, 3 và...