Cần có phương án bảo đảm công bằng
Liên quan đến sự cố tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 tại tỉnh Quảng Bình, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu địa phương vận dụng đúng quy chế để có phương án tốt nhất, bảo đảm công bằng cho thí sinh.
Một điểm thi tại Quảng Bình
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, trước đó, ngày 31/5, Bộ GD&ĐT đã có Văn bản số 2377/BGDĐT-GDTrH gửi Giám đốc các Sở GD&ĐT, Giám đốc Sở Giáo dục – Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu về tuyển sinh đầu cấp tiểu học, THCS, THPT. Theo văn bản này, để tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp tiểu học, THCS và THPT, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT thực hiện tổ chức tuyển sinh vào lớp 6 cấp THCS và lớp 10 cấp THPT theo đúng các quy định đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện tốt quy trình tuyển sinh theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các khâu ra đề, coi thi, chấm thi và xử lý kết quả tuyển sinh; bảo đảm tính trung thực, công bằng, khách quan của công tác tuyển sinh. Báo cáo tình hình và kết quả tuyển sinh đầu cấp tiểu học, THCS, THPT về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/7/2019.
Quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT đã quy định rõ: UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh THPT; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra tuyển sinh và quy định mức thu lệ phí tuyển sinh. Trách nhiệm của Sở GD&ĐT là lập kế hoạch tuyển sinh, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính: Địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên và tổ chức công tác tuyển sinh THPT.
Video đang HOT
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển với xét tuyển, cần có thêm nội dung: Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác sao ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
Sở GD&ĐT cũng có trách nhiệm hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng GD&ĐT, trường THPT. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh THCS và THPT…
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Chiều nay, hơn 6.400 thí sinh tỉnh Quảng Bình phải thi lại môn văn vào lớp 10
Ngày 4-6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Bình và Ban Chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh, đã quyết định tổ chức thi lại môn ngữ văn cho học sinh toàn tỉnh vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 5-6.
Có hơn 6.400 thí sinh tỉnh Quảng Bình tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020. Tuy nhiên, vào trưa 3-6, sau khi kết thúc buổi thi môn ngữ văn, nhiều phụ huynh và học sinh phát hiện đề thi gần như nguyên xi đề thi ngữ văn kết thúc học kỳ 2 năm học 2018-2019 của học sinh lớp 9 ở TP Đồng Hới diễn ra trước đó chưa lâu.
Hai đề thi giống nhau từ cấu trúc đến nội dung. Đề thi văn lớp 10 do Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình ra đề, còn đề văn lớp 9 do Phòng GD-ĐT TP Đồng Hới ra đề đều có 2 phần chính là "đọc hiểu và làm văn". Ở câu thứ nhất, cả 2 đề thi đều dùng chung ngữ liệu từ một đoạn trích trong cuốn "Quà tặng cuộc sống" của NXB Trẻ năm 2002. Một đề yêu cầu rút ra bài học mình tâm đắc nhất, đề còn lại yêu cầu rút ra thông điệp của văn bản.
Còn ở câu số 2, một đề yêu cầu viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của thí sinh về lòng hiếu thảo, trong khi đề còn lại yêu cầu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử - đều dựa vào nội dung đoạn trích ở câu trên. Câu hỏi số 3 y hệt nhau, khi cả 2 đề đều yêu cầu phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.
Bên cạnh đó, cũng trong ngày 3-6, trong thời gian diễn ra môn thi ngữ văn tại điểm thi Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (TP Đồng Hới) thì xảy ra sự cố hy hữu tại phòng thi số 25. Khi thí sinh làm bài đến khoảng phút thứ 70, hai giám thị coi thi bất ngờ phát hiện trước đó mình ký nhầm vào ô "dành cho cán bộ chấm thi".
Điểm thi tại Trường THPT Võ Nguyên Giáp, nơi xảy ra sự cố giám thị ký nhầm ô
Để giải quyết sự cố này, 2 giám thị đã yêu cầu 24 thí sinh của phòng thi làm lại bài trên tờ giấy thi mới. Do thời gian đã trôi qua khá nhiều, phải làm lại từ đầu nên nhiều sĩ tử đã òa khóc ngay tại phòng thi.
Chiều tối cùng ngày, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp khẩn xin lỗi tất cả phụ huynh và thí sinh phòng thi số 25 và bàn phương án xử lý. Hai giám thị ở phòng thi số 25 (là giáo viên Trường THPT Trần Phú, huyện Bố Trạch) đã bị đình chỉ công tác.
Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh đã quyết định tổ chức thi lại môn văn cho toàn bộ thí sinh trên địa bàn tỉnh. Rất nhiều phụ huynh và thí sinh tại Quảng Bình xôn xao khi biết thông tin sẽ thi lại môn ngữ văn. Việc Sở GD-ĐT quyết định thi lại môn học này gây nhiều luồng dư luận trái nhiều, khiến phụ huynh và học sinh bất bình phản đối.
Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình, xác nhận việc quyết định cho hơn 6.400 thí sinh thi vào lớp 10 tại tỉnh này thi lại môn ngữ văn vào chiều 5-6 để bảo đảm công bằng cho những thí sinh tại phòng thi số 25.
Sở đề nghị các hội đồng thi kịp thời thông báo đến thí sinh để nắm bắt thời gian, địa điểm và bảo đảm tính chặt chẽ, công bằng cho các thí sinh trên địa bàn tỉnh.
Bài và ảnh: Hoàng Phúc
Theo nguoilaodong
Quảng Bình họp khẩn giải quyết các sự cố liên quan đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Chiều 4/6, Thường trực tỉnh ủy Quảng Bình đã triệu tập cuộc họp khẩn với các sở, ngành, nhằm giải quyết các sự cố liên quan đến Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại địa phương này. Bí thư tỉnh ủy Hoàng Đăng Quang chủ trì cuộc họp. Cuộc họp đã phân tích rõ những bất thường trong việc ra đề thi...