Cần có Nghị quyết mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (14/4), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trình bày trước Ủy ban Tờ trình của Chính phủ đề nghị ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Tờ trình nêu rõ: Thực tiễn hoạt động giáo dục của Ngành và kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của chương trình, sách giáo khoa và của quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành.
Theo thông lệ quốc tế, sau một thời gian (chu kỳ) nhất định, chương trình giáo dục cần được xem xét, thay đổi. Do sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và đời sống hiện đại, chu kỳ của một chương trình giáo dục ngày càng rút ngắn.
Theo đó, cuối thế kỷ XX thường là từ 7 đến 10 năm, đầu thế kỷ XXI rút xuống từ 5 đến 7 năm, và hiện nay ở nhiều nước chu kỳ này đã ngắn hơn. Trong khi đí, chương trình và sách giáo khoa hiện hành của Việt Nam đã sử dụng 11 năm.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Nghị quyết của Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đã khẳng định các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Cụ thể: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Trong đó: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.
Video đang HOT
Đảm bảo cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020″.
Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên vừa thể hiện tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục nói chung và chương trình giáo dục phổ thông nói riêng, vừa là cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn sau năm 2015…
Với bối cảnh và thực trạng trên, giáo dục phổ thông Việt Nam nói chung và chương trình giáo dục phổ thông nói riêng cần được đổi mới một cách căn ban, toan diên ở tất cả nhưng vân đê lơn, côt loi để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện các yêu cầu mà Nghị quyết của Đảng đã nêu.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một công việc trọng đại, cần huy động trí tuệ của nhiều cá nhân và tập thể; đầu tư nhiều nguồn lực; cần có sự đồng tình, thống nhất phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội.
Với quy mô, mức độ và tính chất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như trên, rất cần có Nghị quyết mới của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Nghị quyết mới sẽ là cơ sở pháp lý để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Cơ bản nhất trí với các nội dung trong dự thảo Nghị quyết
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng – ông Đào Trọng Thi – cho biết: Qua thẩm tra sơ bộ đề án do Bộ GD&ĐT đề xuất, Thường trực Ủy ban của Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung nêu trong dự thảo Nghị quyết.
Đồng thời, đề nghị nhấn mạnh yêu cầu và định hướng đổi mới đối với 4 vấn đề: Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015; Cấu trúc, nội dung giáo dục; Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục; Kiểm tra, đanh gia chât lương giao duc…
Thường trực Ủy ban cho rằng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đề xuất thiết kế chương trình theo hướng tích hợp mạnh ở cấp tiểu học và cấp THCS với các môn học tích hợp theo các lĩnh vực hoặc liên ngành, dẫn tới việc thay đổi trong cơ cấu các môn học và cơ cấu đội ngũ giáo viên theo các môn học. Vì vậy, cần thể hiện nội dung này trong Dự thảo Nghị quyết.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban nhất trí với chủ trương có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Để thực hiện chủ trương này, cần có bộ chương trình chuẩn đủ chi tiết với những chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể và những phẩm chất cần thiết khác; đồng thời cần ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa.
Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa và khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn một số sách giáo khoa khác cho các môn học, Bộ GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật nhà trường, Thường trực Ủy ban đề nghị đưa vào Nghị quyết của Quốc hội một số quy định cần thiết nhằm phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015;
Sắp xếp lại hệ thống các trường, khoa sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông khác; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với các trường, khoa sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo giáo viên chất lượng cao và nghiên cứu khoa học giáo dục;
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đánh giá, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chế độ, chinh sach ưu đãi nhằm thu hut người có năng lực, trình độ về làm công tác giảng dạy, quản lý tai cac trương, khoa sư pham va cac cơ sơ giáo dục phổ thông…
Về lộ trình triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, Thường trực Ủy ban nhất trí về cơ bản với kế hoạch triển khai do Bộ GD&ĐT đề xuất.
Tuy nhiên lộ trình này cần được quy định trong Nghị quyết để có cơ sở lập kế hoạch chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, như: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học…
Dự kiến lộ trình triển khai trong dự thảo Nghị quyết mới của Quốc hội ghi rõ: “Việc bắt đầu áp dụng chương trình đổi mới chỉ được thực hiện ở những trường đã có đủ điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Những trường chưa đủ điều kiện phải nhanh chóng bổ sung để có đủ điều kiện áp dụng chương trình mới”.
Về việc này, Thường trực Ủy ban đề nghị cần đánh giá điều kiện về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục để xác định kế hoạch triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa cụ thể cho từng trường.
Nhà nước quy định những điều kiện tối thiểu để thực hiện phần bắt buộc của chương trình, sách giáo khoa mới và ưu tiên tập trung sớm bổ sung điều kiện đối với những trường gặp khó khăn. Nghị quyết cần quy định thời hạn chậm nhất toàn quốc áp dụng chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.
Theo GDTĐ
Đại biểu Quốc hội "hoang mang" với đổi mới sách giáo khoa
Sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 27 và cho ý kiến về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Nhiều đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vì chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành đã xuất hiện những hạn chế, bất cập.
Một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng "dạy chữ" nhẹ "dạy người". Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn...
Bên cạnh đó, nội dung chương trình, sách giáo khoa bị "cắt khúc", không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông...
"Xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Sách giáo khoa hiện đại hướng tới việc giúp người học biết cách học và có thể tự học, biết xử lý kết hợp nhiều nguồn thông tin để tự rút ra kết luận; tự kiểm tra được kết quả học tập của mình", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nói.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu cần có đánh giá tổng kết về Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay. Trong đó, cần làm rõ những những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tại sao cần đổi mới, nội dung nào cần đổi mới...
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng, đổi mới này sẽ tác động rất nhiều đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và từng gia đình, nên đề nghị ban soạn thảo cần có báo cáo tác động của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nguồn lực sử dụng cho đổi mới sách giáo khoa là như thế nào, trong đó NSNN phải đầu tư bao nhiêu.
Tán thành với ý kiến này, Đại biểu Nguyễn Đức Hiền cho rằng, đánh giá tác động của đổi mới sách giao khoa chưa rõ về nhiều mặt; đánh giá mới chủ yếu là thuận lợi, chưa đánh giá được khó khăn, đặc biệt là những tác động đến giáo dục đại học, dạy nghề.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì lo lắng về tính khả thi của dự án. Theo ông, để triển khai thì có 2 nội dung rất quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cập nhật chương trình, nội dung sách giáo khoa mới. Hai là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để triển khai. "Hai điều kiện này có khả thi không, có làm được không, hay đến đó, không làm được lại đổ lý do, rồi lại đề nghị can thiệp", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn.
Giải trình về tính khả thi của đề án, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo hình dung có khả thi nhưng không phải giữ yên thế này mà phải có quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên, và bổ sung các thiết bị dạy học. Đối với những trường chưa đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu phải có tập trung đầu tư của Nhà nước.
Theo Ban soạn thảo, mục đích đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là ban hành, triển khai chương trình và biên soạn bộ sách giáo khoa sau năm 2015 đáp ứng yêu cầu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, kinh phí thực hiện xây dựng Chương trình sách giáo khoa gồm xây dựng chương trình sách giáo khoa, tổ chức dạy thử nghiệm, triển khai dạy đại trà, bổ sung thiết bị, tuyên truyền đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới quản lý hết khoảng 34.275 tỷ đồng, chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường còn thiếu.
Theo VNE
Lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào môn học Sở GD&ĐT Sóc Trăng công bố kê hoach ứng phó biến đổi khí hậu, phong, chông va giam nhe thiên tai giai đoan 2014 - 2015. Theo đó, yêu cầu các đơn vị trường học và các cở sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc điểm tình hình...