Cần có ‘kỹ năng’ khi cho con học kỹ năng
Không phải ‘thả’ con vào các lớp dạy kỹ năng sống là con có thể tiếp thu được trọn vẹn những kiến thức được dạy. Theo các chuyên gia, để con học kỹ năng sống có hiệu quả, phụ huynh cần có ‘kỹ năng’.
Học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng miễn phí tại Nhà thiếu nhi TP.HCM – LÊ THANH
Nhiều phụ huynh cho biết dù chi khá nhiều tiền cho con đi học kỹ năng sống, thế nhưng kết quả vẫn là con số 0.
Chị Võ Thị Hoàng Ngân, ngụ chung cư Ngô Tất Tố (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), than thở việc cho con trai 9 tuổi tham gia một lớp dạy về kỹ năng giúp trẻ tự tin. Dù con của chị tham gia đầy đủ thời khóa biểu, không bỏ sót buổi nào trong suốt gần 2 tháng, thế nhưng “con vẫn nhút nhát, rụt rè như những ngày trước khi tham gia lớp này”.
Câu chuyện kể trên không phải là ngoại lệ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không thể nào “thả” con vào các lớp kỹ năng sống, rồi sau một thời gian tự kiểm chứng kết quả. Thay vào đó, phụ huynh cần có “kỹ năng” trong việc lựa chọn lớp dạy kỹ năng sống cho con.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên viên tham vấn Viện Sinh trắc vân tay (TP.HCM), thừa nhận thực tế hiện nay bên cạnh những trung tâm kỹ năng sống có chất lượng thì vẫn còn những trung tâm chưa làm tốt vai trò của mình, dạy các em sơ sài không đúng như quảng cáo.
Chính vì thế, theo ông Liêm, khi phụ huynh lựa chọn cho con khóa học về kỹ năng thì nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về đơn vị tổ chức, có được cấp phép hay không, chương trình học ra sao, tuổi nào phù hợp, dạy những nội dung gì, việc đảm bảo an toàn tính mạng của con như thế nào?… Tránh theo xu hướng quảng cáo rầm rộ, chi phí quá đắt đỏ, hiệu quả không cao.
“Điều quan trọng nhất là chúng ta phải duy trì việc rèn giũa kỹ năng cho con thường xuyên hằng ngày, liên lục chứ không chỉ vài bữa nửa tháng là có thể thay đổi hoàn toàn một con người”, ông Liêm khuyên.
Thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), chuyên gia giáo dục kỹ năng sống, khuyên phụ huynh khi chọn nơidạy kỹ năng sống cho con, cần dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm của các đơn vị tổ chức cũng như việc cấp phép.
Cũng theo vị chuyên gia này, phụ huynh cần chú ý ưu tiên chọn lựa các loại kỹ năng sống nào cần thiết cho con trẻ học.
Theo thạc sĩ Trần Minh Hải, thời gian cho trẻ học kỹ năng sống phải liên tục học và có thực hành để trẻ hình thành kỹ năng mới. Vì vậy, chương trình giảng dạy từ các đơn vị tối thiểu phải có 70% thời gian cho trẻ thực hành. Một lớp học kỹ năng sống hiệu quả cho trẻ không quá đông cũng như không quá ít người học. Tốt nhất số lượng học viên khoảng 12 – 20 em là hợp lý.
Theo Thanh niên
Đừng để "sai một li..."
Trên bản tin thời sự VTV1 ngày 10/8, tiếng khóc đau đớn của 3 học sinh độ tuổi mầm non hẳn khiến nhiều ông bố, bà mẹ xót xa. Tai nạn đáng tiếc xảy ra tại lớp học do cô giáo dùng cồn để dạy trẻ kỹ năng phòng chống cháy nổ.
Ảnh intenet
Vụ việc xảy ra khi các cô giáo dạy kỹ năng phòng chống cháy nổ tại một lớp học mầm non tư thục cho khoảng 25 học sinh. Khi cô giáo dùng cồn đổ vào mâm giáo cụ, rồi châm lửa để dạy trẻ cách dập lửa, không may gió thổi tạt cồn đang cháy vào 3 trong số 25 trẻ đang đứng xung quanh. Có 3 trẻ bị bỏng nặng phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bỏng quốc gia.
Trước nay, trong các nhà trường, việc GD kỹ năng sống cho HS rất được chú trọng, nhưng luôn có quy định rõ: Nội dung dạy học phải phù hợp với độ tuổi HS; giáo viên, người hướng dẫn kỹ năng phải đủ kiến thức, được đào tạo bài bản; nội dung GD kỹ năng sống cần có giáo trình, giáo án, được phê duyệt... cùng các điều kiện về cơ sở vật chất khác.
Với HS mầm non, việc GD kỹ năng thoát hiểm khi cháy nổ là cần thiết. Tuy nhiên, khi cho HS ở độ tuổi quá nhỏ (độ tuổi mầm non), trực tiếp tiếp xúc với các chất nguy hiểm như lửa, cồn... là hoàn toàn sai lầm, đi ngược lại những nguyên tắc về giáo dục phòng chống cháy nổ. Rất nhiều hiểm họa khi cho trẻ ở gần lửa như vậy.
Tưởng tượng hơn 20 trẻ ngồi vây quanh một cái mâm có cồn, có lửa, chưa cần một cơn gió tạt qua, việc các cháu còn quá nhỏ, hiếu động, nô đùa cũng có thể ngã vào cái mâm đó đã thấy quá nguy hiểm. Bản thân cô giáo không thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ trong giờ dạy của mình.
Một hiệu trưởng trường THPT chia sẻ về việc năm nào nhà trường cũng tổ chức đưa HS đến tận Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy để thực hành thoát hiểm khi gặp tình huống cháy nổ. Trường phải đưa HS đến tận nơi có các mô hình mô phỏng tình huống thoát hiểm, có GV am hiểu sâu, có các điều kiện bảo đảm an toàn cho HS. Vậy nhưng mỗi lần đưa HS đi, GV toàn trường cũng đều được thông báo phải dồn tâm sức quản lý lớp, cùng phối hợp, nhắc nhở HS. Bởi chỉ sểnh ra một chút thôi là HS có thể bị tím chân, xước tay... chỉ vì nô đùa, đùn đẩy nhau khi thực hành thoát hiểm...
Hay như để tổ chức một lớp dạy bơi cho HS, phải sắp xếp số lượng HS, GV rất cẩn trọng, người dưới nước, người trên bờ quan sát, nếu sơ sẩy không để ý là xảy ra chuyện không thể cứu vãn được... Vị hiệu trưởng nhận định: Dạy HS học kỹ năng cần sự cẩn trọng; đầu tư kỹ lưỡng cả về kiến thức lẫn cơ sở vật chất.
Trong thực tế, ở độ tuổi HS mầm non, các cháu chỉ nên xem các video clip hoặc thực hành thoát khỏi nơi cháy nổ theo phương pháp minh họa. Không nên dạy học theo cách trực tiếp. Ở độ tuổi lớn hơn, việc cho HS tiến hành các thí nghiệm liên quan đến những tình huống nguy hiểm cũng cần hết sức cẩn trọng. Còn nhớ cách đây 2 năm, sau khi kết thúc giờ thí nghiệm, khi cô giáo rời lớp sớm, do tò mò, một số HS Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã đốt giấy phenolphtalein và lấy lọ cồn dưới gầm bàn lên đổ vào, gây ra vụ nổ phòng thí nghiệm và làm bỏng một số bạn đứng bên cạnh...
Các hoạt động trong nhà trường, dù là giờ GD kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng đều đòi hỏi sự quản lý kỹ lưỡng, không được bất cẩn dù chỉ một phút giây. Nhà trường, người quản lý đơn vị phải bảo đảm GV có đủ kiến thức và trách nhiệm, lớp học có đủ các điều kiện về an toàn. Bởi nếu không, sai một li, đi một dặm.
Tâm An
Theo GDTĐ
Học sinh bị bỏng khi học kỹ năng phòng cháy: Sao giáo viên lại thiếu kiến thức thế? Sự việc 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng tại tiết học kỹ năng sống tại Hà Nam khiến không ít phụ huynh lo lắng, bất an khi con đến trường và sự thiếu chuyên nghiệp của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chia sẻ về sự việc này, chị Nguyễn Mai Anh - hiệu trưởng trường mầm...