Cần có hành lang pháp lý về vấn đề dạy thêm, học thêm
Trong chiều hôm qua (5/4), đại biểu Quốc hội (ĐB) chuyên trách cho ý kiến về Luật Giáo dục (sửa đổi).
Hình minh họa
Liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm được cử tri và nhân dân đang rất quan tâm vì học sinh đang bị quá tải, các ĐB cho rằng, việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này cần quy định và có hành lang pháp lý rõ ràng.
Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng, Điều 22 của Dự thảo Luật quy định về hành vi người học và những điều nhà giáo không được làm mà không hề có nêu nhà giáo không được dạy thêm hay không mà quy định cấm ép buộc học sinh học để thu tiền. Tại Điều 71 quyền của nhà giáo cũng không nêu nhà giáo có được dạy thêm hay không?
“Liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo có nêu trong dự luật đó là nhiệm vụ của nhà giáo là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu nguyên lý giáo dục và đặc biệt cần thực hiện đầy đủ và có chất lượng giáo dục. Vậy đã giảng dạy đầy đủ và chất lượng giáo dục thì có cần học thêm và dạy thêm hay không?”, bà Hải đặt vấn đề và cho biết, thực tế có hiện tượng, giáo viên không dạy hết chương trình giảng dạy sau đó mang chương trình đó về nhà để dạy thêm.
“Hiện nay, hành lang pháp lý về dạy thêm, học sinh vẫn chưa trả lời được câu hỏi đây là hoạt động hợp pháp đến mức độ thế nào, đối tượng thế nào thì được giảng dạy. Với việc nhân dân quan tâm đến thì ta cần có quy định cách chính danh việc này trong luật”, bà Hải nói.
Cũng theo Trưởng ban Dân nguyện, vấn đề đạo đức nhà giáo được quy định tại Chương 4, nhưng đều quy định cho giờ chính khóa từ đạo đức tư cách, rồi hành vi bị cấm như không được xâm phạm thân thể, xúc phạm học sinh…
Ví dụ như việc thầy giáo tại tỉnh Bắc Giang do uống rượu có hành vi, cử chỉ không đúng mực với học sinh trong giờ học thêm. Và mặc dù dự thảo Luật cũng đã có câu quét đó là theo các quy định pháp luật khác, nhưng hành lang pháp lý liên quan đến học thêm, dạy thêm không được quy định trong luật nào cả. “Do đó, tôi đề nghị cần đưa thêm vấn đề này trong Luật. Ta nên quy định rõ ràng để dạy thêm học thêm, tràn lan ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh”, bà Hải nói.
Cùng chung quan điểm, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nói: Chúng ta cấm học thêm nhưng tại một số địa phương có tình trạng giờ học thêm dạy kiến thức chính, còn giờ học chính lại dạy kiến thức khác cho nên các cháu nói phải đi học thêm vì không đi học thêm thi chỉ được 5 điểm, còn học thêm thì thi được 8 điểm. “Không ép nhưng vấn đề chính là ở chỗ đó” – Đại biểu Thuỷ phản ánh.
Video đang HOT
Nêu rõ trước đây học thêm chỉ dành cho học sinh kém thì thầy tổ chức 10 buổi phụ đạo trước khi thi hay phụ đạo để thi đội tuyển nhưng hiện nay diễn ra quanh năm ngày tháng đến khi kết thúc năm học, các cháu nói nhanh nhanh về ăn cơm để đi học thêm, bà Thủy cho rằng, quy định cấm ép buộc học sinh để thu tiền là chưa bao quát hết mà phải quy định cấm cố ý không dạy hết kiến thức trong giờ học chính để tổ chức dạy thêm. Quy định đó cần đưa vào trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giáo dục.
Diệu Phạm
Theo baophapluat
Hàng loạt sai phạm được chỉ ra tại trường THPT Chuyên Lam Sơn
Ngoài sai phạm trong công tác quản lý, phân công nhiệm vụ, kết quả thực hiện giảng dạy của cán bộ quản lý trong các năm học, còn nhiều vi phạm khác được Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ ra tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn.
Cụ thể, Trường THPT Chuyên Lam Sơn tổ chức dạy thêm, học thêm (DTHT) các năm học 2016-2017, 2017-2018 và DTHT trong hè các năm 2017, 2018 chưa được cấp phép, không có hồ sơ đăng ký; năm học 2018-2019, tổ chức học 2 ca/môn/buổi (5 tuần), thu tiền dạy bồi dưỡng môn chuyên trong hè là vi phạm quy định.
Nhiều vi phạm được Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ ra tại Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Đồng thời, thu tiền quản lý DTHT (25%) ngay đầu năm học đối với tất cả HS học thêm với mức 700.000đ/HS/năm; các lớp tự thu, tự chi cho giáo viên (GV) 600.000đ/buổi và thu tiền học bồi dưỡng hè môn chuyên là không đúng quy định.
Qua kiểm tra của Sở GD&ĐT cho thấy, trong các năm học, nhà trường không triển khai, tổ chức kiểm tra nội bộ.
Phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ Sao Mai tổ chức dạy tiếng Anh cho HS khối 10, khối 11; tất cả HS đều phải làm đơn, nếu không học phải nêu rõ lý do; chương trình, tài liệu dạy học chưa được thẩm định phê duyệt, không báo cáo Sở GD&ĐT.
Đặc biệt, tổ chức thu, lập quỹ thi đua khen thưởng (TĐKT) trái phép hơn 1,041 tỷ đồng (không có hồ sơ vận động và quy chế quản lý, sử dụng quỹ, Hiệu trưởng trực tiếp ban hành quyết định khen thưởng) là vi phạm pháp luật. Nhiều nội dung chi không đúng mục đích TĐKT, trùng lặp trong chi ngân sách.
Các loại cây trong dự án đã được thẩm định và quyết toán nhưng nhà trường tự chuyển và thay thế, không báo cáo và chưa được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong khi đó, nhà trường huy động đóng góp 100.000 đồng/HS trồng 16 cây sưa tại sân trường, là vi phạm quy định; sử dụng kinh phí thường xuyên hơn 23 triệu đồng để chi công chuyển một số cây đã trồng trong dự án sang khu vực nhà đa năng, gây lãng phí ngân sách.
Kết quả kiểm tra còn phát hiện, trường cho thuê, kinh doanh một số phòng nhà đa năng và mở căng tin tại trường, chưa ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; chưa xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, chưa báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định, đồng ý trước khi thực hiện.
Đối với các khoản thu, chi ngoài ngân sách, các năm học 2016-2017, 2017-2018, Trường phát hành vở viết gắn logo trường, bán cho HS là không đúng quy định theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
Năm 2016 - 2018, nhà trường thu hơn 477 triệu đồng tiền phí gửi xe của HS với mức thu xe đạp 15.000đ/tháng, xe đạp điện 20.000đ/tháng. Nhà trường đã chi gần 435 triệu đồng chủ yếu để chi trả công bảo vệ xe.
Qua kiểm tra, nhà xe do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng theo dự án, mỗi lớp 1 phòng, có cửa và khóa riêng cho các lớp quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, nhà trường hợp đồng nhiều bảo vệ (từ 4 đến 5 người) trong đó có 1 nhân viên tạp vụ là không đúng quy định .
Hồ sơ thu, chi quỹ Ban đại diện Cha mẹ HS các năm học 2016-2017, 2017- 2018 không lưu tại Trường; thu, chi quỹ năm học 2018-2019 không đúng quy định.
Sở GD&ĐT cho rằng, những thiếu sót, sai phạm nêu trên trách nhiệm chính thuộc về Hiệu trưởng và những cá nhân có liên quan tại Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Theo Sở GD&ĐT, nguyên nhân thiếu sót, sai phạm nêu trên chủ yếu là Hiệu trưởng chưa thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật; chưa quán triệt các chỉ thị, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở GD&ĐT trong các năm học về tổ chức DTHT, thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; công tác kiểm tra nội bộ, sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, GV và thực hiện quy chế dân chủ trường học.
Những thiếu sót, sai phạm nêu trên đã làm ảnh hưởng đến truyền thống, uy tín của nhà trường và ngành Giáo dục Thanh Hóa.
Từ đó, Sở GD&ĐT kiến nghị Hiệu trưởng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan; tập trung khắc phục những thiếu sót, sai phạm; công khai kết luận kiểm tra theo quy định. Báo cáo kết qủa khắc phục về Sở GD&ĐT trước ngày 10/4/2019.
Đồng thời chấm dứt việc xây dựng quỹ TĐKT trái phép và hợp đồng GV Thể dục - Quốc phòng trái quy định.
Kiến nghị xử lý của Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Chấm dứt việc tổ chức DTHT trong hè và thu tiền dạy bồi dưỡng môn chuyên trong hè. Việc chi tiền bồi dưỡng cho GV dạy các môn chuyên trong hè thuộc trách nhiệm của nhà trường.
Dừng tổ chức các hoạt động kinh doanh nhà đa năng và dịch vụ căng tin trong trường, chỉ tổ chức hoạt động khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đồng thời, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với hành vi tổ chức DTHT khi chưa được cấp phép, thu các khoản tiền trái quy định (quỹ TĐKT, DTHT và huy động trồng cây). Truy thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 230 triệu đồng.
Sở GD&ĐT cũng kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Trường THPT chuyên Lam Sơn kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra thiếu sót, sai phạm.
Trần Lê
Theo Dân trí
Học thêm càng nhiều, gánh nặng đè lên vai phụ huynh càng lớn Ngoài kia, biết bao những phụ huynh đang xách hồ, chạy xe ôm hay tăng ca trong nhà xưởng nhằm có thể kiếm thêm tiền trang trải việc học cho con em mình! Một điều khiến đại đa số phụ huynh chưa đồng tình đối với ngành giáo dục đó là tình trạng dạy thêm hiện nay đang được nhiều nhà trường, thầy...