Cần chuẩn bị những gì khi con học ở trường nội trú?
Phụ huynh cần chuẩn bị cho con những kỹ năng gì khi học ở trường nội trú. Dù đang ở trong giai đoạn nào, việc chủ động chuẩn bị hành trang cho trẻ học trường nội trú vẫn không bao giờ là thừa.
Theo đó, để các con có thể hòa nhập được cuộc sống trong môi trường nội trú đòi hỏi phụ huynh phải dạy con mình các kĩ năng và tư duy đặc biệt. Ví dụ: biết chia sẻ không gian chung với bạn bè, chủ động học tập và làm bài tập về nhà. Đặc biệt là cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi xa nhà.
Lưu ý đến sự chuẩn bị
Nên tìm loại hình nội trú liên quan đến tính cách, điểm mạnh và nhu cầu của con trong. Các giáo viên hiện tại của con bạn cũng sẽ đưa ra lời tư vấn, vì vậy, hãy dành thời gian để lắng nghe ý kiến. Nếu có thể, hãy lắng nghe quan điểm của họ.
Cân nhắc và tham khảo các gia đình khác đã có con học ở những trường bạn mong muốn con học về cách họ học tập ở đó qua đó có thể mang lại nhiều thông tin. Gặp những người quen, trò chuyện lắng nghe họ kể về cuộc sống ở ngôi trường mới giúp cho con giảm bớt cảm giác xa lạ trước khi nộp đơn.
Nếu bạn đang cân nhắc về trường nội trú cho con. (Nguồn: Daniel Berehulak/Getty Images)
Đề cập về cơ hội tích cực của việc xa nhà
Trong thời gian trước khi ở nội trú, cần tạo cơ hội tích cực cho con bạn có thể xa nhà một cách vui vẻ.
Một số trẻ em lo lắng về việc ngủ xa nhà, đặc biệt là khi còn nhỏ, điều này là phổ biến và không nên trở thành một áp lực. Nếu con bạn lo lắng, xem xét đến việc đến việc xây dựng thói quen bằng cách cho phép chúng ở nhà bạn bè hoặc người thân qua đêm. Hoặc có thể bạn cho chúng ở nhà mình bạn ở nơi khác một đêm, gia đình và bạn bè thân thiết sẽ ở lại như người chăm sóc. Điều này thực sự xóa bỏ sự cách biệt.
Video đang HOT
Nếu con bạn đang ở một trường dự bị cung cấp dịch vụ nội trú linh hoạt, bạn có thể xem xét sử dụng năm cuối để từng bước một xây dựng sự tự tin cho con về việc dành thời gian ở xa nhà.
Xây dựng ý thức về bản thân
Có thể con bạn là người chơi thể thao giỏi hay có thành tích học tập tốt ở trường tiểu học nhưng điều này có thể không xảy ra ở trường trung học. Chuẩn bị cho con bạn về những khả năng này để biết rằng chuyện này không phải là điều gì thất vọng.
Tìm cách động viên những nỗ lực của con bạn thay vì việc nói về thành tích. Điều này giúp trẻ tìm thấy niềm vui và hài lòng đối với những chuyện đang làm thay vì lo lắng về những gì họ sẽ đạt được và người khác sẽ phản ứng với điều đó như thế nào. Đừng đặt kì vọng quá cao, điều này khuyến khích con bạn có thể tâm sự với bạn và những người khác về suy nghĩ của chúng.
Khuyến khích lối sống có tổ chức
Giúp con học cách chịu trách nhiệm với bản thân và đồ đạc. Những thói quen tốt nên trở thành một phần trong cuộc sống. Mặc dù chúng ta có thể soạn cặp sách đi học hoặc sắp xếp lịch trình làm bài tập về nhà nhanh hơn nhưng hãy khuyến khích con bạn tự làm điều đó.
Khi trẻ gặp khó khăn trong việc tổ chức, hãy cung cấp một danh sách các đồ dùng cần dùng hàng ngày. Bí quyết tổ chức đơn giản, chẳng hạn như có một hệ thống lưu và lưu trữ file trên máy tính một cách có trật tự và một bản kế hoạch dán tường về những điều cần làm sẽ giúp ích rất nhiều.
Sống độc lập và vui vẻ với người khác là kĩ năng cần thiết khi sống nội trú. Vì con bạn có thể sống chung với những bạn khác, những thảo luận về việc học cách tôn trọng không gian và đồ đạc riêng của người khác cũng rất quan trọng. Bạn sẽ muốn nói về cách nâng cao và giải quyết vấn đề một cách lịch sự. Tìm cách giúp con bạn luyện tập những kĩ năng này ngay từ khi còn ở nhà với anh chị em, bạn bè và những người khác.
Yêu cầu sự giúp đỡ nếu con bạn có nhu cầu khác
Nếu con bạn có nhu cầu hoặc yêu cầu gì khác, hãy chia sẻ thông tin này với đội ngũ hỗ trợ học tập ở trường càng sớm càng tốt. Giao tiếp cởi mở và rõ ràng giữa giáo viên và phụ huynh là quan trọng thậm chí còn quan trọng hơn khi trẻ học nội trú. Trong khả năng có thể, trường học luôn muốn đáp ứng nhu cầu của học sinh và để đạt được điều đó thì cần phải làm việc với phụ huynh.
Tìm hiểu về hệ thống hỗ trợ trường học
Hãy yên tâm: các trường nội trú thường có hệ thống phục vụ tốt để hướng dẫn phụ huynh và học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp này. Ví dụ: ở Harrow có chương trình giới thiệu rộng rãi để giúp học sinh mới ổn định và có cảm giác như ở nhà một cách nhanh chóng. Đừng ngại ngần mà hãy hỏi về hệ thống hỗ trợ của trường học và cách để bạn và con bạn có thể làm việc với hệ thống này. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ có thể trong quá trình chuyển tiếp nếu bạn thấy rằng con bạn cần điều này.
Theo congly.vn
Những hình ảnh rớt nước mắt tại ngôi trường nơi thầy hiệu trưởng viết đơn xin gạo nuôi học sinh
Vì học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em.
Bức thư của thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh (xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) gửi các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để xin gạo nuôi học sinh nhận được rất nhiều người chú ý sau khi chia sẻ trên mạng.
Thầy Bảo cho biết, hiện nhà trường có 19 lớp với 455 học sinh và trong đó có 251 em phải ăn ở nội trú vì nhà cách xa trường.
Toàn bộ học sinh ở trường đều là con em đồng bào dân tộc Mông. Hầu hết các hộ dân sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nhưng năng suất thu hoạch thấp, nên kinh tế gia đình khó khăn và thiếu thốn.
Hiện học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em.
Ngoài xin gạo để nuôi cho học sinh, hiệu trưởng này cũng đề cập đến việc kêu gọi các đơn vị tài trợ xây dựng lại khu bếp nấu ăn của nhà trường vì công trình đã hỏng.
Thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh - cho biết:"Gọi là công trình nhưng thực chất khu bếp nấu ăn chỉ được dựng bằng những cây cọc gỗ và lợp tạm mái tôn. Tuy nhiên, các cây cột chôn xuống đất được mấy năm thì đến nay đã mục nên thầy cô phải lấy cây khác buộc vào tạm".
Trường cũng trồng vườn rau để các em học sinh có thêm thức ăn trong mỗi bữa cơm.
Thanh Tùng (T/h)
Theo doisongphapluat