Cần chú ý những gì trước khi đầu tư 1 bộ Soundbar?
Nếu như cảm thấy loa trong của TV quá nhỏ, chất lượng không tốt thì những loại loa sound bar sẽ được nhiều người lựa chọn để bổ sung cho những khiếm khuyết đó.
Những chiếc soundbar tuy không thể thay thế những dàn loa nhưng đổi lại thì nó lại có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều so với một bộ loa, amply cồng kềnh.Tuy nhiên, với những ưu điểm như vậy, những chiếc loa soundbar cũng không phải hoàn hảo.
Hãy cùng tìm hiểu về soundbar để đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi mua những chiếc loa này.
1. Soundbar có thể làm nhiễu cảm biến điều khiển TV
Những bức ảnh quảng cáo của nhà sản xuất luôn đặt những chiếc TV và soundbar gắn vào tường và ở tách biệt với nhau một đoạn. Tuy nhiên, những người sử dụng không phải lúc nào cũng treo TV lên tường, thật ra, chủ yếu những chiếc TV của hộ gia đình sử dụng thường được đặt trong hộc tủ hoặc được đặt bên trên của những chiếc tủ kính nhỏ. Vị trí của những chiếc soundbar trong những trường hợp này là ngay dưới TV. Những chiếc soundbar cao, nếu được sắp xếp như vậy, sẽ chặn cảm biến của chiếc điều khiển, khiến bạn phải đứng lên tiến sát đến TV để điều chỉnh.
Một chiếc soundbar được đặt đúng quy cách.
Nếu không có điều kiện làm những bộ TV, soundbar ốp tường đúng quy cách, bạn có thể chọn những loại loa soundbar như Yamaha YAS – 101, nó sẽ tiếp nhận sóng từ điều khiển TV và truyền lại vào chiếc TV của bạn. Một cách giải quyết khác là sử dụng những loại soundbar có thể được dùng làm đế đặt TV, như vậy sẽ không gây cản trở cho điều khiển.
2. Một vấn đề khác với điều khiển
Video đang HOT
Những chiếc remote được tạo ra để chúng ta có thể thoải mái điều chỉnh thiết bị trong khi vẫn có thể nằm một chỗ hoặc ngồi trên bàn thưởng thức cốc coffee. Tuy nhiên, những chiếc soundbar không phải lúc nào cũng đi kèm với remote mà thay vào đó là dựa vào sự điều chỉnh của bạn với TV. Điều này khá hợp lý trong việc giảm số lượng remote trong nhà của bạn, nhưng đôi khi nó lại gây ra những lỗi khá khó chịu.
Lỗi hiển thị trên màn hình TV khi điều chỉnh soundbar.
Khi kết nối soundbar vào TV, người sử dụng sẽ được gợi ý là nên tắt loa trong của TV đi để khỏi phải nghe âm thanh phát ra từ cả 2 nguồn một lúc. Nhưng sau đó, mỗi lần bạn dùng điều khiển TV để điều chỉnh soundbar, TV vẫn nhận lệnh này cùng lúc với soundbar. Nó sẽ hiển thị lỗi “Not available” trên màn hình do bạn đã tắt loa trong nhưng vẫn truyền lệnh cho TV.
Rất nhiều TV sẽ hiện những thông báo lỗi thế này, vì thế, cách tốt nhất là nên chọn những bộ soundbar với remote riêng.
3. Hiệu ứng “âm thanh trung thực” của soundbar
Những nhà sản xuất luôn hứa hẹn rằng soundbar sẽ mang đến âm thanh trung thực, làm cho bạn đắm chìm vào không gian của âm thanh. Hiệu ứng “âm thanh trung thực” này tuy không phải hoàn toàn vô dụng, nhưng thực chất hầu hết lại chỉ là hiệu ứng làm rộng phần phát âm của loa, khiến cho âm thanh nghe có vẻ to hơn, bao trùm lấy không gian xung quanh. Rất ít các loại loa thực sự có thể làm như những gì được nói trong quảng cáo.
Một trong số ít những nhà sản xuất thực sự có thể mang đến hiệu ứng không gian âm thanh nổi là series soundbar YSP của Yamaha. Tuy nhiên, một sản phẩm trong dòng loa này lại có giá lên đến 1000 USD, tốn kém hơn rất nhiều so với một dàn loa, mà chất lượng âm thanh chắc chắn là không thể sánh bằng.
4. Bảng hiển thị trên soundbar
Việc bỏ qua những bảng điều khiển trên soundbar được rất nhiều nhà sản xuất làm theo. Đúng là như thế sẽ tiết kiệm diện tích trên soundbar, giúp cho chúng đạt kích thước nhỏ gọn hơn, và chúng ta cũng chỉ sử dụng sound bar để nghe chứ không phải để ngắm. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một số bất cập nhất định. Ví dụ như, bạn sẽ không biết được chế độ của soundbar mà bạn vừa chọn, bạn cũng không biết được volume đang ở mức nào.
Những soundbar không có bảng điều khiển như thế này rất khó để sử dụng.
Rất may là những nhà sản xuất hiện nay đang có xu hướng tạo ra những sản phẩm loa có bảng hiển thị.
5. Cổng kết nối của Soundbar
Thật ra thì đây là điều không cần thiết khi bạn muốn chọn mua một chiếc loa soundbar. Mặc dù những thiết bị hiện nay sử dụng chuẩn kết nối HDMI, nhưng đây là điều khá thừa. Bạn hoàn toàn có thể kết nối những thiết bị của mình trực tiếp vào TV, không cần phải chọn loại soundbar kết nối HDMI. Hơn nữa, việc này giúp cho những mệnh lệnh bạn đưa vào TV đến thẳng soundbar mà không qua cổng hỗ trợ nào nữa. Điều này cũng đảm bảo một trong những ưu điểm của bộ loa soundbar là nhỏ gọn, không rườm rà.
Tuy nhiên, nếu như bạn sở hữu những chiếc TV đời cũ với số cổng kết nối bị giới hạn, có lẽ một chiếc soundbar với nhiều loại kết nối hơn, ví dụ như một chiếc Soundbar Sony HT-CT550W, sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.
Một chiếc Soundbar Sony HT-CT550W có nhiều cổng kết nối.
Theo ICTnew
Philips CSS5123 - soundbar sử dụng hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android sẽ giúp loa CSS5123 quản lý nguồn tín hiệu và các kết nối.
Giao diện ứng dụng Android SimplyShare. Ảnh: Cnet.
Philips CSS5123 vừa được giới thiệu tại CES vừa qua là soundbar đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ điều hành Android để quản lý nguồn tín hiệu và các kết nối thông qua một ứng dụng được chia sẻ miễn phí mang tên SimplyShare.
Ứng dụng SimplyShare sử dụng công nghệ kết nối DLNA, tương thích với các thiết bị hỗ trợ như máy tính PC, smartphone, server network hay có thể là cả các thiết bị iOS chạy phần mềm DLNA. Để chọn nguồn dữ liệu, người dùng chỉ cần kéo - thả thiết bị tương ứng vào soundbar, trong giao diện SimplyShare. Các định dạng được hỗ trợ khá đa dạng, gồm có AAC, FLAC, MP3, PCM, MP4, MKV và DiVx.
CSS5123 có subwoofer tích hợp. Ảnh: Philips.
Về phần cứng, CSS5123 có thiết kế đối xứng gồm hai module với công suất 30W mỗi bên và được tích hợp thêm một subwoofer rời 90W để bổ sung cho dải âm trầm thêm mạnh mẽ, sống động.
Sản phẩm hỗ trợ kết nối không dây, nhưng nhà sản xuất vẫn trang bị thêm các cổng Ethernet và USB cho những thiết bị cũ, gia tăng khả năng tương thích của sản phẩm.
CSS5123 có giá khoảng 350USD và bắt đầu được đặt hàng trong tháng 4 sắp tới.
Theo Số Hóa
Máy ảnh tilt-shift giá chỉ 149 USD NeinGrenze 5000T sử dụng ống kính tilt-shift để tạo ra các hiệu ứng thu nhỏ cảnh vật hoặc giả lập bộ lọc nhiều màu sắc. NeinGrenze 500 sử dụng ống kính trượt. Ảnh: Gizmag. Ống kính tilt-shift (hay còn gọi ống kính trượt) thường được các nhiếp ảnh gia chuyên sử dụng để chụp nội thất, kiến trúc, chụp nét sâu. Ảnh chụp...