Cần chú trọng kỹ năng nghe nói trong dạy học văn
Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn ngữ văn.
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Người xưa dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở” là có ý nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc tập rèn nói năng, nếu không muốn bị chê là “ăn không nên đọi, nói không nên lời”.
Bấy lâu nay việc dạy học văn ở nhà trường phổ thông đang bị bất cân xứng về 4 kỹ năng này cho học sinh (HS). HS chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết, còn kỹ năng nói rất hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe thì dường như bị bỏ quên.
Nhưng kỹ năng đọc cũng có điều cần bàn. HS chủ yếu dừng lại ở việc đọc các văn bản giáo khoa (nghệ thuật, nghị luận, thông tin…), viết các bài kiểm tra đáp ứng mục đích thi cử (phân tích thơ, truyện, nghị luận xã hội…). HS ít được cọ xát với các văn bản khó đọc hơn, đa dạng hơn và cũng ít được làm quen tạo lập các văn bản có tính ứng dụng xã hội, như các văn bản giao tiếp hành chính, văn bản thuyết minh, văn bản sáng tác…
Các kỹ năng về “nghe” và “nói” của HS còn nhiều khiếm khuyết. HS chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu mà ứng xử cho phù hợp. HS chưa quen với lắng nghe để cảm nhận theo cách nghệ thuật, ví dụ như âm điệu của một bài thơ, tiết tấu của một bản nhạc.
Bên cạnh đó, HS yếu về kỹ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp học ở trường thì thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Việc học văn bị cho thiếu thực tiễn là vì thế.
Video đang HOT
Điều đáng nói là, trong chương trình THPT môn văn hiện hành có nhiều bài học hữu ích và thực tế nhằm phát huy kỹ năng nói cho HS, như bài phát biểu theo chủ đề, bài tự do phát biểu… Song do quá chú trọng về thi cử, điểm số và với tâm lý “thi gì thì dạy học nấy”, nên các bài học này bị xem thứ yếu, giáo viên và HS chỉ lướt qua theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
Trong khi đó chưa thấy chương trình thiết kế có kỹ năng nghe cho HS. Đây là điểm thiếu sót rất lớn. Thiết nghĩ chương trình và sách giáo khoa mới sắp áp dụng tới đây cần phải bổ sung.
Rõ ràng là việc dạy học văn hiện nay còn “nợ” nhiều câu hỏi: Làm sao để phát huy toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS? Làm sao để kéo việc học văn về với ứng dụng thực tế? Làm sao để khi HS viết đúng một lá đơn xin phép, để sinh viên biết viết một bài nghiên cứu đúng quy cách?…
Theo thanhnien
'Dùng tiếng Việt có quá xì tin?'
Tham gia vào dự án học tập có tên Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng đây là cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá 'xì tin' hay không...
Cô Minh Hương và học sinh tham gia dự án - MINH THI
Với mục đích hướng cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, tạo cho học trò có thói quen rèn luyện các kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của tiếng Việt, cô Trịnh Thị Minh Hương, tổ ngữ văn Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đã cùng học sinh lớp 12 thực hiện dự án học tập có tên gọi Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt.
Tham gia dự án theo năng lực và sở thích
Dự án thu hút khoảng 150 học sinh tham gia và được phân công công việc phù hợp với năng lực và sở thích. Cụ thể, nhóm Họa sĩ bao gồm 25 học sinh sẽ nhận nhiệm vụ vẽ tranh và sáng tác truyện tranh tuyên truyền, cổ động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm Điện ảnh tập hợp 20 thành viên thực hiện bộ phim ngắn với thông điệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm có tên Nghiên cứu thì 10 thành viên sẽ phân chia nhau đi đến các khu vui chơi, thư viện, công viên, trường học tìm hiểu về thực trạng sử dụng tiếng Việt trong giới trẻ.
Học sinh vẽ tranh cho dự án - ẢNH MINH THI
Nhóm Sân khấu có 12 thành viên sẽ là những diễn viên không chuyên dùng nghệ thuật sân khấu làm phương tiện tuyên truyền về việc sử dụng tiếng Việt cho mọi người thông qua các vở kịch ngắn.
Đặc biệt, trong số học sinh tham gia, giáo viên sẽ chọn những học sinh có năng khiếu và am hiểu kiến thức về công nghệ thông tin vào nhóm Lập trình viên. Khoảng 10 thành viên của nhóm này sẽ thực hiện các trò chơi dùng kiến thức của bộ môn tiếng Việt và hướng tới rèn luyện việc sử dụng tiếng Việt trên nền tảng công nghệ thông tin.
Cơ hội nhìn lại việc dùng từ ngữ của bản thân
Qua việc tham gia dự án và thực hiện những nhiệm vụ theo sở trường và năng lực không chỉ là cơ hội để học sinh rèn các kỹ năng cần thiết như: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, xử lý thông tin..., mà theo cô Minh Hương, hoạt động còn giúp các em có nhu cầu và tự thân tiếp nhận nhiều kiến thức liên quan về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, những yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên mà không phải phải ép buộc, nắm được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt, để từ đó biết cách sử dụng các kỹ năng nói và viết, có kỹ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng... Và hơn hết, các em hiểu được trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Học sinh vẽ tranh để nhắc nhở việc sử dụng ngôn ngữ đúng cách - MINH THI
Tỏ ra hứng thú khi tham gia dự án, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, nhận xét em đã có cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá "xì tin" hay không, có sử dụng từ ngữ "lai căng" hay không... để thay đổi, điều chỉnh. Đặc biệt, Thanh Tú cho rằng từ sự hiểu biết này, em có thể chia sẻ cho bạn bè trong việc sử dụng tiếng Việt đúng và gìn giữ vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt.
Cô Minh Hương cho hay trong kế hoạch thực hiện, dự án sẽ hợp tác các trường THPT khác để triển khai rộng rãi hơn, đồng thời liên kết với các trường THCS thực hiện dự án theo năng lực của học sinh THCS. Về lâu dài, dự án mong muốn hình thành trang web có chức năng chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm cung cấp kiến thức, đưa tin tức, viết những bài nghiên cứu... nhằm tạo ra thói quen sử dụng tiếng Việt trong sáng cho mọi người, nhất là giới trẻ...
Theo thanhnien
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong đào tạo cao đẳng Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong đào tạo cao đẳng là đề xuất được Bộ Lao động Thương binh Xã hội đưa ra để lấy ý kiến. Theo thông tư, sau khi học xong môn học này, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 2. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn Theo thông tư được Bộ Lao động...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn người dự lễ hội du lịch biển Hải Tiến
Du lịch
2 phút trước
Mỹ, Iran sẽ tiếp tục đàm phán hạt nhân tại Geneva và Oman
Thế giới
2 phút trước
Giá iPhone sẽ tăng vì một 'siêu công nghệ' khiến người dùng sẵn sàng móc cạn ví
Thế giới số
5 phút trước
Đám cưới Ailee và nam thần Địa Ngục Độc Thân: Cô dâu thay đến 3 bộ váy, dàn khách mời hạng A đổ bộ như lễ trao giải!
Sao châu á
7 phút trước
Dàn diễn viên phim "Mùi cỏ cháy" sau 14 năm, giờ ra sao?
Hậu trường phim
12 phút trước
Phạm Thoại xuất hiện với diện mạo gây khó hiểu sau thời gian "ở ẩn"
Netizen
16 phút trước
Phát hiện 'song sinh' thất lạc từ lâu của Dải Ngân hà
Lạ vui
25 phút trước
Elden Ring có phiên bản mới, game thủ lo ngại bị "móc túi" vì một điều
Mọt game
39 phút trước
Hiếm hoi Doãn Hải My mặc đồ hở bên Văn Hậu, vừa "ngoi" lên mạng đã bị so sánh với Chu Thanh Huyền
Sao thể thao
1 giờ trước
Rộ tin Kanye West hàn gắn với vợ sau thời gian xa cách
Sao âu mỹ
1 giờ trước