Cần chính sách tuyển dụng khách quan, cạnh tranh
Tránh ‘hành chính hóa’ đội ngũ giảng viên các trường ĐH công lập là một trong những nội dung có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật Giáo dục ĐH tại phiên họp 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.3.
Theo nhiều đại biểu, giảng viên phải là trung tâm của luật Giáo dục ĐH ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội (QH), với luật Giáo dục ĐH, “nhân vật chính” phải là giảng viên (GV), mà các chức danh, ngạch bậc của đội ngũ này bị chi phối bởi luật Viên chức. Để đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ luật, trong luật Giáo dục ĐH rất cần những quy định, những tiêu chuẩn, điều kiện cho từng chức danh một. Tuy nhiên, ở luật hiện hành và dự thảo bổ sung, sửa đổi luật còn thiếu những nội dung này.
Bà Thúy Anh lưu ý: “Nhất là phải tính đến việc sau này khi chúng ta mở rộng quyền tự chủ hơn cho các trường ĐH, để theo thông lệ quốc tế, thì việc quy định các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan tới chức danh này là càng cần thiết”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương, Phó trưởng ban Dân nguyện QH, cũng nhấn mạnh: Một trong những vấn đề trọng tâm của luật này phải là GV. Không thầy đố mày làm nên! Thầy mà cơm chấm cơm, cơm chấm thóc, thì sản phẩm đầu ra không hiệu quả. Tiêu chuẩn cụ thể của GV phải được luật hóa.
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cho biết sau khi thẩm tra sơ bộ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH, ủy ban này đã đề xuất Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi một số vấn đề, trong đó có những quy định liên quan tới GV.
Video đang HOT
Theo ông Bình, cần xem xét bổ sung chính sách tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh; chính sách thăng tiến trong nghề, tạo bình đẳng giữa GV cơ sở giáo dục ĐH công lập và ngoài công lập; chính sách tạo điều kiện cho sự trao đổi GV trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để tránh “hành chính hóa” đội ngũ GV, các trường công lập thì cần xem đội ngũ GV là bộ phận có tính đặc thù cao trong hệ thống viên chức, từ đó có chính sách riêng biệt và phù hợp. Nghiên cứu quy định giao quyền cho nhà trường trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm GV vào các ngạch, bậc từ GV đến GV cấp cao (PGS, GS) theo các tiêu chuẩn cơ bản do Bộ GD-ĐT ban hành.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chức danh giảng dạy, GS, PGS là vấn đề rất nóng, đã và đang được tranh cãi, bàn luận nhiều từ mấy năm nay. “Chúng tôi đang chỉ đạo Bộ GD-ĐT để tháng 3, tháng 4 này dự kiến trình (dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh GS, PGS – PV) lần cuối cùng, nếu được đồng thuận thì sẽ ban hành”, ông Đam nói.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do ông Phan Thanh Bình trình bày tại phiên họp kiến nghị, ban soạn thảo nghiên cứu để có khái niệm về ngành đặc thù và có những quy định mang tính nguyên tắc về chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, văn bằng… đối với các lĩnh vực đào tạo đặc thù, mang tính thực hành cao (như y tế, nghệ thuật, thể thao), từ đó tạo hành lang pháp lý cho việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
quan điểm này, ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho rằng cũng đề xuất cần có quy định cho các ngành đặc thù trong luật Giáo dục ĐH. “Ngành y phải đào tạo 6 năm. Sau đó, theo luật Khám chữa bệnh phải đi thực tế, thực tập, thực hành tại một bệnh viện trong thời gian 1 năm rưỡi mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện khám chữa bệnh. Tới lúc ấy, tổng thời gian họ phải học tập, thực hành là 7 năm rưỡi nhưng mức lương họ nhận được chỉ bằng lương của những người học 4 năm”, ông Định nêu, đồng thời khẳng định, ngoài ngành y, nhiều ngành đặc thù khác cũng đang tồn tại những quy định bất hợp lý.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, các chính sách của nhà nước với đào tạo ngành nghề đặc thù cần làm rõ. Nhiều ngành đặc thù rất cần thiết phải đào tạo. “Nhiều ngành nghề mà không có chính sách, không có chủ trương để khuyến khích thì sẽ không có người làm”, bà Ngân nói.
về những băn khoăn này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những vướng mắc như trong đào tạo các ngành đặc thù là một trong những lý do luật Giáo dục ĐH cần phải được sửa ngay.
Theo TNO
208 giáo viên ở Đắk Lắk sẽ mất việc?
Theo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, nếu không có vị trí tuyển dụng thì ít nhất 208 giáo viên dôi dư ở huyện Krông Pắk sẽ bị chấm dứt hợp đồng
Hàng trăm giáo viên hoang mang đứng trước nguy cơ mất việc
Ngày 13-3, ông Miêng Klơng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ về việc giải quyết tình trạng dôi dư gần 600 giáo viên tại huyện Krông Pắk.
Khó tránh mất việc
Theo ông Miêng Klơng, việc tạm dừng chấm dứt hợp đồng với 208 giáo viên (trong tổng số 578 giáo viên hợp đồng - PV) là cần thiết, nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương. Về lâu dài, để giải quyết ổn thỏa tình trạng dôi dư giáo viên, huyện cần rà soát, phân loại lại toàn bộ hợp đồng đã ký trước đây và đề ra những phương án xử lý.
Về hướng giải quyết cụ thể, ông Miêng Klơng nói đối với 208 giáo viên nói trên, nếu sắp tới đây không có vị trí tuyển dụng thì nhất thiết phải chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, cần phải có cách làm phù hợp nhằm ổn định tinh thần cho các giáo viên; đề xuất tỉnh cho cơ chế về tài chính nhằm hỗ trợ các giáo viên này giảm bớt khó khăn sau khi mất việc làm.
Về việc thi tuyển viên chức giáo dục của huyện Krông Pắk trong thời gian sắp tới, ông Miêng Klơng nói Sở Nội vụ đang tham mưu để UBND tỉnh Đắk Lắk trình Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho cơ chế đặc thù. Theo đó, trong 370 giáo viên hợp đồng chuẩn bị tham gia thi tuyển, nếu giáo viên nào đáp ứng được về mặt chuyên môn nhưng các tiêu chí khác không đạt thì vẫn cho thi nhưng có cam kết bổ sung các tiêu chí sau. Đối với trường hợp có trình độ chuyên môn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì xem xét cho thi tuyển. Ngoài ra, với 83 chỉ tiêu nhưng có tới 370 thí sinh (chưa kể thí sinh tự do) thì chắc chắn sẽ có nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.
Phớt lờ kiến nghị của thanh tra
Liên quan đến vụ việc trên, theo tìm hiểu của phóng viên, tại Kết luận thanh tra số 60/KL-TTr ngày 31-7-2013 về việc chấp hành Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại UBND huyện Krông Pắk, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk xác định có sai phạm trong việc tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên và bổ nhiệm dư cán bộ quản lý trường học ở huyện này. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kiến nghị chủ tịch UBND huyện Krông Pắk chấm dứt hợp đồng đối với toàn bộ giáo viên vượt chỉ tiêu biên chế được giao; chỉ đạo các trường chấm dứt toàn bộ các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng ngắn hạn.
Mặc dù vậy, từ sau khi có kết luận thanh tra đến khi chuyển sang làm Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk (năm 2015), ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2015, vẫn tiếp tục ký thêm hàng trăm hợp đồng lao động với các giáo viên.
Trong năm 2015, sau khi ông Kỷ chuyển công tác, ông Y Suôn Byă lên làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk. Lúc này số lượng giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắk đã lên đến hơn 400 giáo viên. Thay vì tập trung xử lý, thực hiện theo tinh thần kiến nghị của Thanh tra tỉnh, ông Y Suôn Byă lại tiếp tục ký hợp đồng với khoảng 100 giáo viên khiến tình trạng dôi dư giáo viên càng thêm trầm trọng như hiện nay. Sau khi vụ việc vỡ lở, ông Y Suôn Byă nói không biết kết luận thanh tra năm 2013 của Thanh tra tỉnh (!?).
Trao đổi với phóng viên Báo Báo chiều 13-3, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã chỉ đạo lực lượng công an vào cuộc điều tra, làm rõ thông tin một số giáo viên ở huyện Krông Pắk phản ánh phải "chạy chọt" từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mới được ký hợp đồng.
Theo NLĐ
Đắk Lắk: Tâm sự của cô giáo bán cháo để bám nghề, thấp thỏm lo mất việc Với mức lương 1 triệu đồng/tháng, để bám trụ với nghề giáo, chị Dung hàng ngày phải dậy từ 4h sáng nấu cháo mang đi bán, đến chiều lại mang giáo án đến lớp dạy. Cô giáo Dung khóc nghẹn khi tâm sự cùng PV báo. Chị Hồ Thị Dung (giáo viên hợp đồng bộ môn Ngữ văn, trường THCS Ngô Mây, xã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
Thế giới
17:45:17 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Sao nữ từng khiến Quyền Linh sẵn sàng đóng quần chúng không công chỉ để xin chữ ký: Hiện là mẹ 4 con, sống kín tiếng
Sao việt
14:36:44 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025