Cần cấp đủ ‘quota’ chi cho giáo dục trong năm 2020
Cho rằng dự toán chi ngân sách cho giáo dục trong năm 2019 chưa đạt đủ mức 20% như Quốc hội giao, ĐB Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) kiến nghị mức kinh phí này cần được cấp đủ, phục vụ cho các hoạt động giáo dục vốn đang gặp nhiều bất cập.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội của Quốc hội chiều 31/10, ĐB Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) cho rằng năm 2019, tổng chi cho lĩnh vực giáo dục không đạt đủ 20% theo “quota” Quốc hội giao.
Theo đó, tổng dự toán chi ngân sách năm 2019 cho lĩnh vực giáo dục đào tạo của cả nước là 286.000 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước, chưa đạt mức 20% như Quốc hội giao. Vấn đề là các mức chi năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó chi thường xuyên chiếm 85%, chi đầu tư phát triển chiếm 15%.
“Năm 2020, dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này là 317.000 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2019, cũng chỉ bằng 18,18% dự kiến tổng chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2020. Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội hết sức quan tâm và tạo điều kiện để cung cấp đủ mức kinh phí như 20% mà Quốc hội đã quyết định” – ĐB Quách Thế Tản đề xuất.
ĐB Quách Thế Tản. Ảnh: quochoi.vn
Cũng theo ông, báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ còn nêu chung chung về khắc phục hạn chế và tạo chuyển biến cơ bản về giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Một trong những vấn đề được cử tri quan tâm là việc triển khai chương trình phổ thông tổng thể.
“Tôi đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo sát sao việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới về biên soạn, thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông vì từ năm học 2020-2021 thì bắt đầu triển khai chương trình này” – ông đề xuất.
Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, ĐB Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) cho rằng hiện khá bất cập về việc quy định về hình thành trường phổ thông gộp nhiều cấp học, theo yêu cầu của Nghị quyết 19 của Trung ương về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Theo ông, thực tế nhiều tỉnh khó thực hiện, bởi gộp các cấp học khiến việc đi lại của học sinh ở các vùng có địa bàn rộng, vùng miền núi… xa xôi, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhiều địa phương lại cho rằng đây là chủ trương sáp nhập trường nhiều cấp.
“Tôi biết có địa phương đã xây dựng đề án từ nay đến năm 2030 cơ bản các trường tiểu học và trung học cơ sở nhập lại với nhau để giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập và giảm một số biên chế. Chính vì vậy, tôi đề nghị với Chính phủ tập trung nghiên cứu kỹ và đặc biệt tôi đề nghị Bộ GD&ĐT cho ý kiến về điều này” – ông đề xuất.
Theo ĐB Phương, trong cải cách giáo dục những năm 1980, chúng ta từng nhập cấp 1 và cấp 2 với nhau thành trường phổ thông cơ sở từ lớp 1 đến lớp 9. Sau gần 10 năm tổ chức thực hiện thì thấy rằng việc này không đảm bảo yêu cầu của chất lượng giáo dục, vì thế hết nhập lại tách ra thành trường tiểu học và trường trung học cơ sở.
Ảnh minh họa
“Cần phải hết sức tính toán về mặt cơ sở khoa học và thực tiễn của mô hình giáo dục. Bởi vì chất lượng giáo dục không thể đơn giản tính bằng chuyện bớt đi đầu mối và bớt đi một số biên chế. Theo tinh thần của nghị quyết là phải thể chế hóa bằng pháp luật để tổ chức chỉ đạo thống nhất, nhưng hiện nay việc này mỗi nơi có một cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục cần xem xét cụ thể để tránh tình trạng chúng ta lại rơi vào tình trạng nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào”, ĐB Phương đề xuất.
N.L
Theo phunuvietnam
ĐBQH chỉ ra những tồn tại trong giáo dục là do quản lý lỏng lẻo
Dẫn chứng ra một loạt sự việc xảy ra trong thời gian qua đối với ngành giáo dục, ĐB Xuân Thu - đoàn Khánh Hòa cho rằng đây là hệ quả của một nền giáo dục được quản lý lỏng lẻo, cải tiến giáo dục không đi đôi với đổi mới cơ chế.
"Chúng ta không phủ nhận các thành tựu giáo dục trong thời gian qua", bà Nguyễn Thị Xuân Thu (đoàn Khánh Hòa) mở đầu phát biểu về nội dung giáo dục của mình trong phiên thảo luận tại Quốc hội vào sáng nay.
Theo bà Thu, thời gian qua hệ thống trường lớp và quy mô phát triển nhanh của một nền giáo dục toàn dân, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp cho người lao động.
ĐBQH Nguyễn Xuân Thu phát biểu trước Quốc hội sáng 31/10. Ảnh Ngọc Thắng.
Cùng với đó là công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn... Giáo dục đào tạo và hợp tác quốc tế đạt được nhiều thành tựu, như lần đầu tiên nước ta có 2 trường ĐH có tên trong danh sách những trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Bên cạnh những thành tựu, đại biểu đoàn Khánh Hòa cho biết hiện cử tri vẫn còn rất nhiều băn khoăn về chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học.
"Tại mầm non, học sinh bị bạo hành bởi chính những cô nuôi dạy trẻ, quản lý giáo dục ở cấp cơ sở gọi là chất lượng cao nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến cho cha mẹ hết sức bất an.
Cô giáo chấm bài vứt vở xuống đất để các em học sinh lên nhặt; đánh học sinh thường xuyên đến mức cha mẹ các em phải đặt camera cho thấy sự xuống cấp của một bộ phận giáo viên. Vấn nạn học thêm dạy thêm, mua điểm gian lận thi cử hết sức nhức nhối, như tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La...", bà Thu cho biết.
Theo nữ đại biểu này, đây là hệ quả một nền giáo dục được quản lý lỏng lẻo, cải tiến giáo dục không đi đôi với đổi mới cơ chế.
"Dù vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục, tuy cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục tăng, phương tiện cho giáo dục hiện đại nhưng học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
Học giả, thi giả vẫn được thừa nhận, thậm chí được cấp bằng xuất sắc. Tìm được chỗ làm tốt nhờ cơ chế mua bán, xin cho. Điều này tác động lớn đến tâm lý học sinh, sinh viên, gia đình, làm mất động lực phấn đâu của những em học sinh nghèo học giỏi", bà Thu nhấn mạnh.
Chính vì điều này, theo đại biểu đoàn Khánh Hòa, cơ hội tìm kiếm nhân tài của quốc gia vì thế mà mất dần. Chảy máu chất xám không có dấu hiệu giảm xuống dù Chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài.
Để cảnh báo cho việc cần đẩy nhanh nâng cao chất lượng giáo dục, bà Thu đã trích dẫn phát biểu rất nổi tiếng của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
"Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy. Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy. Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia", đại biểu Thu trích dẫn.
Công Luân - Hoa Liên
Theo nguoiduatin
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 của Bộ GDĐT đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 trọng tâm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông...