Cận cảnh ‘tòa nhà thế kỷ’ tại ĐH Kinh tế Quốc dân
Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, giảng đường A2, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) với kiến trúc Pháp hiện đại, đã được đưa vào sử dụng trong sự háo hức, mong chờ của thầy và trò.
Được khởi công từ cuối năm 2003 với diện tích sàn 96.000 m2, đến nay, “tòa nhà thế kỷ” – tên gọi giảng đường A2 của các sinh viên NEU – cơ bản hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong năm học mới 2017-2018.
Tòa nhà 10 tầng có 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy.
“Đưa vào sử dụng giảng đường A2, trường sẽ không phải đi thuê phòng học bên ngoài, giải quyết 100% phòng học cho sinh viên”, đại diện nhà trường thông tin.
Theo người này, Pháp là một trong những nước đào tạo đại học tốt trên thế giới, nhà trường cũng định hướng giáo dục theo phương Tây.
Đó là lý do nhà trường quyết định xây dựng giảng đường theo lối kiến trúc Pháp hiện đại, do chính kiến trúc sư đến từ nước này thiết kế, tạo cho sinh viên môi trường mới mẻ, độc đáo để học tập.
Cuối năm 2013, giảng đường cơ bản được hoàn thiện phần thô. Đến năm 2014, công trình tiếp tục được hoàn thiện các bộ phận bên trong.
Video đang HOT
Tòa nhà được bao phủ màu trắng và đỏ giúp tỏa sáng ở mọi góc độ mà vẫn có những điểm nhấn thú vị.
Phòng hội thảo được bày trí đẹp mắt ngay tầng một.
Các phòng học đều có máy tính cho giáo viên, máy chiếu, âm thanh, điều hòa. Hệ thống đèn Led hiện đại chạy dọc sảnh hành lang. Đơn vị quản lý tòa nhà chuyên nghiệp.
Những bộ phận này sẽ được lắp đặt trong thời gian tới.
Các Neu-er sẽ được sử dụng Wi-Fi miễn phí phủ kín trong và ngoài tòa nhà. Hệ thống kích sóng điện thoại di động, hệ thống camera giám sát từng phòng học cũng được trang bị.
Không gian hoành tráng với hệ thống “giếng trời” khổng lồ góp phần tạo nên sự thoáng đãng, khoáng đạt cho toàn bộ cấu trúc. Dự kiến “giếng trời” sẽ được tận dụng làm bằng pin năng lượng mặt trời.
Không gian ấn tượng khi nhìn từ tầng 10.
Tòa nhà có khu vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật.
Hệ thống thang máy với 6 thang, mỗi bên 3 chiếc.
Hệ thống điện hiện đại được lắp đặt ngoài trời. Các cựu sinh viên của trường đã đóng góp nguồn kinh phí gần 40 tỷ cho trang thiết bị và cảnh quan trong và ngoài tòa nhà.
Thùy Linh và các bạn cùng lớp hào hứng khi được học trong giảng đường mới. “Em cảm thấy rất may mắn khi năm thứ tư vẫn có cơ hội được học trong môi trường hiện đại và phong cách như thế này. Hy vọng với một không gian mới, chúng em sẽ được tiếp thêm tinh thần học tập cho năm cuối”, nữ sinh nói.
Dự kiến, vào tháng 11 tới, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) sẽ chính thức khai trương toàn bộ công trình Nhà trung tâm đào tạo, Thư viện điện tử, khối nhà hành chính hiện đại nhất Việt Nam.
Theo Zing
Vụ Phó Hiệu trưởng mặc quần đùi giảng dạy: GS Thành chỉ là diễn viên!
"GS Thành là người thầy và cũng là diễn viên cho vở diễn, với mục đích truyền thông điệp, nguồn cảm hứng đến cho sinh viên", Đại học Hoa Sen cho hay.
GS Thành mặc quần soóc, áo vest để giảng bài cho sinh viên.
Liên quan về việc Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường Đại học Hoa Sen báo cáo về việc Giáo sư Trương Nguyện Thành mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên, ngày 26/4, trường Đại học Hoa Sen đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
Theo Đại học Hoa Sen, trong sân chơi sáng tạo và khởi nghiệp, GS.TS Trương Nguyện Thành - Phó Hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen đã chia sẻ về "Phương pháp phát triển tư duy sáng tạo".
Theo đó, GS.TS Trương Nguyện Thành đã đặt ra một bài tập tư duy sáng tạo dành cho các bạn sinh viên: Tư duy nếu quả trứng không để ăn thì còn có thể sử dụng vào mục đích gì và bộ trang phục đang mặc có thể biến hóa ra sao theo suy nghĩ khác biệt của các bạn.
Để thị phạm cho bài giảng này, GS.TS Trương Nguyện Thành đã tiên phong phá cách để gây sự ngạc nhiên và truyền tải thông điệp "dám suy nghĩ khác biệt" và "phá bỏ mọi giới hạn trong tư duy" để đột phá trong sáng tạo và khởi nghiệp.
Trường Đại học Hoa Sen khẳng định, nhà trường luôn tuân thủ quy định về việc thực hiện đạo đức, chuẩn mực nhà giáo. Tuy nhiên, vẫn luôn tôn trọng sự khác biệt và hoan nghênh những sáng tạo, đột phá của giảng viên, nhân viên, sinh viên trong giảng dạy, làm việc, học tập.
Theo Ban giám hiệu nhà trường, GS.TS Trương Nguyện Thành không phải mặc quần soóc, áo vest để lên giảng đường hằng ngày hoặc tiếp khách mà chỉ xuất hiện trong sân chơi tư duy sáng tạo ở Khóa học Innvation Roadmap (Lộ trình sáng tạo) trong 2 ngày 22 và 23/4 vừa qua.
GS. TS Trương Nguyện Thành đã lấy chính mình làm công cụ trực quan, chiếc áo vét tông với chiếc quần soóc như là đạo cụ để phục vụ cho một kịch bản trên sân khấu.
"GS Thành là người thầy và cũng là diễn viên cho vở diễn, với mục đích truyền thông điệp, nguồn cảm hứng đến cho sinh viên', Đại học Hoa Sen cho hay.
Thông qua hình ảnh này GS.TS Trương Nguyện Thành muốn truyền tải thông điệp đến các bạn sinh viên: Muốn phát triển tư duy sáng tạo cần bỏ những rào cản về tư tưởng, không giới hạn trong suy nghĩ, dũng cảm vượt qua định kiến. Nếu không dũng cảm dấn thân, vượt qua giới hạn của chính mình, bạn sẽ không bao giờ có ý tưởng đột phá.
Theo Trường Đại học Hoa Sen, đây là phương pháp sáng tạo mà các giáo viên, giảng viên trên thế giới đã thực hành và rất hiệu quả.
Theo Danviet
Dẫn bạn trai về thăm ngôi nhà lụp xụp, trở lại Hà Nội, anh liền cầu hôn tôi Tôi rất xấu hổ vì hoàn cảnh gia đình mình nên yêu anh gần 2 năm tôi vẫn không dám nghĩ anh sẽ phản ứng như thế nào khi biết nhà tôi nghèo như thế. Tôi lớn lên trong một gia đình nghèo, quanh năm túng thiếu bởi người bố và em trai tật nguyền. Trước đây, nhà tôi cũng thuộc diện khá...