Cận cảnh thành phố nguy hiểm nhất Syria
Adnan, một tín đồ hồi giáo dòng Alawite, chết ở bệnh viện trong thành phố Homs của Syria. Mặt ông bị rạch bởi một vết đao. Gần đó, mấy phụ nữ đang lau thi thể Nafla, cô bị giết khi đang mang thai bảy tháng.
Tám tháng sau khi cuộc nổi dậy chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra ở Syria, những vụ thảm sát càng ngày càng tăng cao ở khu vực điểm nóng Homs và ngày càng chia rẽ các giáo phái. Những người đàn ông được trang bị vũ khí đã bao vây khu vực trung tâm của 1,6 triệu dân. Những tín đồ Hồi giáo dòng Sunni và Alawites, một nhánh nhỏ của dòng Shiite mà cả gia đình Assad là những tín đồ trung thành, đổ lỗi cho nhau là đã gây ra những vụ thảm sát đẫm máu.
“Bố tôi, Adnan al-Ali, làm nghề lái xe tải. Ông bị những tay súng bịt mặt bắt cóc khi ông đang trên đường đến tiệm sửa xe,” người con trai Ali, 24 tuổi, giải thích.
“Sau đó chừng ba tiếng, xác bố tôi bị ném ngoài đường. Ông bị bắn vào cổ và trên mặt có một vết chém bằng đao,” Ali nói. Trong khi đó Abdel Karim, em trai Ali, gầm lên những câu chử thề nhắm vào những người Hồi giáo Sunni trong thành phố.
Người biểu tình ở thành phố Homs mang theo linh cữu của một nạn nhân bị giết trong những cuộc xung đột đẫm máu. Ảnh: AFP/Youtube.
Cách đó vài con phố, trong một túp lều, một gia đình đang đau buồn trước cái chết của Hassan al-Hussein, 46 tuổi, là một người lính Shiite. Anh bị bắn chết khi đang lái xe máy trên đường đi mua xăng.
Một trong số những người đang làm lễ trước thi thể Husseein, Shadi Halabi, 25 tuổi, nói rằng anh lo sợ điều tương tự có thể xảy ra với số phận của bố anh, ông Jamal. Đã bốn tháng nay Halabi không có tin tức gì của bố.
“Bố tôi đã bị mất tích trên đường đi làm,” Halabi nói.
Ở Homs, những vùng dân cư cũ chủ yếu là người thuộc phái Sunni sinh sống và những vùng dân cư mới như Zahra và Nizha được xây dựng cách đây 40 năm, chủ yếu là người Alawite.
“Đức tin của bạn không được chỉ ra trên chứng minh thư, nhưng những kẻ sát nhân đó có thể nhận biết từ việc bạn sống ở khu vực nào trong thành phố,” Mohamed Jubaili, một kỹ sư 48 tuổi cho biết.
Chồng của Nafla al-Darwish không muốn nói gì cả. Vợ anh là một tín đồ thuộc hệ phái Sunni 37 tuổi, bị giết khi đang mang thai bảy tháng. Hiện thi thể cô đang ở một bệnh viện công. Khi các bác sĩ hoàn tất công việc khám nghiệm, anh đau buồn gục bên thi thể vợ được phủ một tấm vải xanh mỏng.
Video đang HOT
“Quân đội ở đây là để bảo vệ người dân,” một người đàn ông Sunni đi cùng chồng của Nafla mỉa mai một cách cay đắng.
Có một số giải thích khác nhau về cái chết của Nafla.
Một bác sĩ nói rằng cô bị sát hại bởi một viên đạn bắn từ một chiếc xe chạy qua. Nhưng theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syrian, Nafla bị giết trong một vụ khám xét nhà.
Bên ngoài bệnh viện, ba chiếc xe tải lạnh đã trở thành những nhà xác tạm thời chứa 80 thi thể chưa có thân nhân nhận dạng. Luật của Syria yêu cầu các bệnh viện phải bảo quản thi thể không có người nhận trong vòng một tháng trước khi đem chôn.
Theo bác sĩ Basam al-Mohamed, ở Homs có tới 200 người bị giết trong tháng trước, và trong tháng này số người bị giết đã là 250.
“Phần lớn các nạn nhân đều bị trói chân tay. Một số thì bị bóp cổ đến nghẹt thở. Số khác lại bị bắn vào đầu. Cũng có nhiều nạn nhân bị cắt các bộ phận cơ thể và một số người bị chặt đầu,” ông vừa nói vừa lật sổ ghi chép cá nhân.
“Homs giờ đây là thành phố nguy hiểm nhất,” ông nói tiếp.
Theo các thông tin dựa trên tên và khu vực sinh sống của các nạn nhân, “hầu hết họ đều là những người phái Alawite hoặc Sunni,” một bác sĩ khác cho biết thêm.
“Ở Homs, khi một người Sunni bị người Alawites giết, những người Sunni sẽ rửa thù. Ngược lại khi một người Alawite bị bắt cóc, người Alawite cũng sẽ trả đũa.” một nhà hoạt động nhân quyền nói.
“Chính quyền giết những người biểu tình thuộc phái Sunni. Người Sunni phản ứng bằng cách giết người Alawite. Nhiều người Alawite nghĩ rằng một khi chính quyền bị lật đổ sẽ dẫn đến sự cáo chung cho cuộc sống của họ, vì thế họ ủng hộ chính quyền,” ông nói.
Ở Homs, khi mặt trời lặn, cả thành phố chìm trong sợ hãi.
Tiếng súng bắn, tiếng lựu đạn nổ và tiếng pháo xé tan màn đêm. Kể cả lực lượng an ninh của chính quyền cũng phải trú ẩn dưới các bao cát hoặc thùng sắt.
Ban ngày, Homs không có vẻ gì là nguy hiểm trừ khi bạn đến các khu vực của người Sunni. Ở đó, những đống rác vụn đổ đầy trên đường và gạch đá ngăn trên các tuyến phố như những lời cảnh báo những phương tiện không may bị đi lạc vào đây.
“Tôi không thể đưa các bạn đến đó bởi vì nếu những người đàn ông vũ trang bắt được tôi họ sẽ giết tôi và các bạn,” một nhân viên hộ tống nhóm phóng viên giải thích. “Ngoài ra, lực lượng an ninh không thấy xuất hiện ở đó.” Anh nói thêm. “Họ tránh những khu vực dân cư này.”
Theo VNExpress
Ai Cập: 50.000 người biểu tình chống chính phủ quân sự
Hơn 50.000 người Ai Cập hôm qua đã đổ về quảng trường Tahrir để đòi chính phủ quân sự trao quyền lực cho chính phủ dân sự, sau khi nội các đưa ra đề xuất hiến pháp trong đó cố gắng duy trì vai trò của quân đội.
Người biểu tình trên quảng trường Tahrir, nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ ông Mubarak hồi tháng 2.
Những người biểu tình, hầu hết là đàn ông để râu và phụ nữ che mạng, đã hát những khẩu hiệu tôn giáo trước lễ cầu nguyện ngày thứ sáu, trong khi những người khác giương cao các tấm biển ngữ yêu cầu rút lại đề xuất hiến pháp và yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống không muộn hơn 4/2012.
Người biểu tình đến từ nhiều đảng phái chính trị và nhóm khác nhau.
"Có phải chính phủ muốn làm bẽ mặt người dân? Người dân đã nổi dậy chống ông Mubarak và họ sẽ nổi dậy chống hiến pháp họ muốn áp đặt lên chúng tôi", một thành viên của nhó Hồi giáo chính thống Salafi hô vang qua loa phóng thanh, với sự hưởng ứng, hò reo của hàng ngàn người biểu tình.
Cuộc biểu tình làm người ta nhớ lại những cuộc biểu tình ở chính quảng trường Tahrir này trong suốt 18 ngày để lật đổ ông Mubarak vào ngày 18/2.
Bầu cử quốc hội vào ngày 28/11 có thể bị đổ bể nếu các đảng phái chính trị và chính phủ không giải quyết được bất đồng liên quan đến các điều khoản đề xuất nhằm ngăn quân đội giám sát quốc hội, từ đó có khả năng cho phép họ chống lại một chính phủ được bầu.
Hơn 39 đảng phái chính trị và các nhóm đã cùng tuyên bố sẽ biểu tình "để bảo vệ nền dân chủ và công cuộc chuyển giao quyền lực" sau khi các cuộc đàm phán giữa các nhóm Hồi giáo và nội các đổ bể. Trong số này có các đảng Hồi giáo Salafi và tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Một mục đích
Những người biểu tình dù dựng "vũ đài" biểu tình khác nhau, nhưng có một mục đích chung là chống các nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền.
Phỏ Thủ tướng Ali al-Silmi đã vào đầu tháng này đưa ra cho các nhóm chính trị một bản thảo hiến pháp trong đó quân đội có đặc quyền trong các vấn đề nội bộ và ngân sách.
Bất chấp kêu gọi thống nhất là chống lại các tướng lĩnh đang nắm quyền, Quảng trường Tahrir vẫn có sự chia rẽ giữa các đối thủ của Đảng Tự do và Công lý của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo và các đối thủ Salafi, đại diện cho rất nhiều đảng phái chính trị.
Những đối thủ Hồi giáo này dựng các bục đăng đàn riêng và tổ chức các bài phát biểu riêng, khẩu hiệu riêng và chỉ tập hợp chung khi cầu nguyện vào ngày thứ sáu.
"Mục đích của chúng tôi là một nhưng có sự khác biệt giữa chúng tôi và các nhóm Hồi giáo", Abdullah Galil, một thanh niên Salafi cho hay.
Các đảng tự do và cánh tả cũng tuần hành về Quảng trường Tahrir để tham gia biểu tình.
"Không có lựa chọn nào khác ngoài trả lại yêu cầu của cuộc nổi dậy, đó là phải trở lại đúng đường, qua một tiếng nói chính trị hợp nhất", Mohamed Anis , người sáng lập của Đảng Công lý xu hướng tự do cho hay.
Theo Dân Trí
Kinh tế Syria bị ảnh hưởng bởi biểu tình, trừng phạt Các tổ chức quốc tế ngày 10/11 cảnh báo, nền kinh tế Syria đang bị ảnh hưởng nặng nề do các cuộc biểu tình chống chính phủ và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Những người ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ở Sweida, phía nam thủ đô Damascus hồi tháng Mười. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Giám đốc Viện nghiên cứu...