Cận cảnh ’sát thủ tàu sân bay’ Moskva của Nga
Tuần dương hạm tên lửa Moskva của Nga hiện đã đi qua eo biển Gibranltar và đang tiến đến vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Tàu chiến này sẽ nhận vai trò chỉ huy lực lượng Hải quân Nga tại đây trong trường hợp chiến sự ở Syria nổ ra.
Tuần dương hạm tên lửa này sẽ tới nơi vào khoảng ngày 15-16/9.
“Các loại vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật của tuần dương hạm tên lửa đang trong điều kiện hoạt động. Đội thủy thủ đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu” một nguồn tin Hải quân Nga cho biết.
Video đang HOT
Nhận nhiệm vụ tại Địa Trung Hải lần này, chiến hạm Moskva mang theo 16 “ sát thủ tàu sân bay” P-500 và 64 tên lửa phòng không tầm xa S-300F (Volcano).
Ngoài ra, trang bị của chiến hạm Moskva còn có 40 tên lửa phòng không tầm thấp, hạ các mục tiêu gần, súng và các hệ thống vũ khí tầm gần.
Tàu còn được trang bị súng cối chống hạm, các ống phóng ngư lôi và mang theo trực thăng K-25 hoặc K-27.
Tàu được đưa vào biên chế năm 1983 và mang tên Moskva năm 1995.
Hình ảnh tuần dương hạm tên lửa Moskva, thuộc Hạm đội biển Đen của Nga, đang phóng tên lửa trong buổi tập trận bắn đạn thật.
Theo VNN
"Sát thủ" diệt tàu sân bay của Trung Quốc không đáng sợ
Một báo cáo mới của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ khẳng định tên lửa đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc (ASBM) có thể bị đánh bại và không phải là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh.
Nhiều nhà phân tích quốc phòng gần đây đã đưa ra hàng loạt cảnh báo mạnh mẽ rằng Mỹ có nguy mất tàu sân bay vì một tên lửa ASBM của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ronald O'Rourke, một chuyên gia hải quân từ Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), cho hay tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D của Trung Quốc, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có thể bị đánh bại bằng việc phối hợp các biện pháp khác nhau.
Theo báo cáo mang tựa đề: "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: những ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ" được công bố hồi cuối tháng 3, ông O'Rourke cho hay có vài khía cạnh mà các biện pháp có thể được thực hiện để ngăn chặn "sát thủ tàu sân bay". Những biện pháp này bao gồm khi tàu mục tiêu bị phát hiện và nhận dạng, khi dữ liệu bị truyền tới bệ phóng ASBM, khi bắn ASBM và khi đầu nổ tìm thấy tàu mục tiêu.
Ông O'Rourke đưa ra một loạt các gợi ý như hải quân Mỹ phải sở hữu các hệ thống để vô hiệu hóa hoặc làm nhiễu các hệ thống mục tiêu và giám sát hàng hải tầm xa của Trung Quốc, phá hủy các ASBM trong các giai đoạn khác nhau khi bay, giăng bẫy và đánh lừa các ASBM khi chúng tiến gần tới các mục tiêu đã định.
Các phương án để phá hủy ASBM trên không bao gồm việc phát triển các phiên bản tên lửa đánh chặn SM-3, trong đó có SM-3 Block IIA. Hải quân Mỹ cũng cần đẩy nhanh việc mua tên lửa đánh chặn giai đoạn đoạn cuối trên biển.
Các phương án khác bao gồm đẩy nhanh phát triển và triển khai các súng siêu điện từ, laser điện tử năng lượng cao dùng cho tàu và laser bán dẫn.
ASBM có thể bị đánh bại khi chúng lại gần các mục tiêu đã định bằng cách trang bị cho các tàu hệ thống chiến tranh điện tử hoặc hệ thống tạo ra các đám mây khói nhằm làm đánh lửa radar của ASBM.
Ông O'Rourke cũng nói thêm rằng quốc hội Mỹ nên đặt vấn đề xem liệu phiên bản Flight III của tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke, mà hải quân Mỹ dự định sẽ nhận vào năm 2016, có các khả năng thực hiện các sứ mệnh phòng thủ tên lửa và trên không chống lại các lực lượng Trung Quốc, trong đó có ASBM, hay không.
Theo Dantri
Sức hủy diệt của siêu tên lửa Kalibr/Club trên chiến hạm Nga Ngày 18-3, nhà máy đóng tàu Yantar cho biết, Nga sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hành trình Kalibr (ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler) cho 3 chiếc khinh hạm đầu tiên thuộc Dự án 11356 của họ. Một nhà máy trực thuộc Tổng công ty đóng tàu "Thống Nhất" sẽ sản xuất các hệ thống tên lửa này để trang...