Cận cảnh “sát thủ” của hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Trong trường hợp tế bào bị nhiễm virus hoặc chuyển thành dạng ác tính (tế bào ung thư), các tế bào lympho T độc sẽ nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường này.
Các tế bào của hệ miễn dịch chính là đội quân giúp bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi tác nhân gây hại. Lực lượng phòng vệ này được tổ chức một cách rất bài bản, với nhiều loại tế bào đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ:
- Đại thực bào: Tấn công các mầm bệnh, phân tử ngoại lai và thậm chí là tế bào đã chết của cơ thể, bằng cách hấp thụ và phá vỡ kết cấu của chúng.
- Tế bào lympho: Tế bào lympho B có nhiệm vụ tạo ra kháng thể để tiêu diệt đặc hiệu các kháng nguyên và hình thành đáp ứng miễn dịch lâu dài, để sẵn sàng tiêu diệt mầm bệnh trong lần tấn công tới. Trong khi đó, tế bào lympho T lại chuyên phá hủy các tế bào đã bị tổn thương hoặc có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các tế bào bạch cầu khác.
Trong trường hợp tế bào bị nhiễm virus hoặc chuyển thành dạng ác tính (tế bào ung thư), các tế bào lympho T độc sẽ nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường này. Đúng như tên gọi của chúng, tế bào lympho T độc sẽ phá hủy mục tiêu bằng cách tiết ra chất độc tế bào. Theo đánh giá của các chuyên gia, tế bào T độc là một “sát thủ” hiệu quả và chính xác, bởi nó chỉ tiêu diệt đúng những tế bào bất thường, trong khi đảm bảo sự lành lặn của tế bào khỏe mạnh ở xung quanh.
Đoạn video được thực hiện bởi Đại học Cambridge dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn cách mà tế bào lympho T độc nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư:
Cận cảnh “sát thủ” của hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Tế bào ung thư "mượn" thành phần của tế bào thường để khó bị tiêu diệt hơn
Tế bào ung thư đã trao đổi thành phần với tế bào khỏe mạnh, để trở nên đa dạng về kích thước và hình dáng, khiến chúng khó bị tiêu diệt bởi hóa trị liệu hơn.
Hầu hết các tế bào ung thư đều sẽ bị tiêu diệt thông qua hóa trị liệu. Tuy nhiên, vì mỗi tế bào lại có độ nhạy riêng với hóa chất dùng để điều trị, nên gần như luôn có một lượng tế bào thoát được phương pháp điều trị này. Đây cũng chính là nguyên nhân mà ung thư có thể quay trở lại sau khi được chữa khỏi.
Trước đây, giới khoa học cho rằng, sự đa dạng của các tế bào ung thư trong một khối u, chủ yếu đến từ sự khác nhau về hệ gen. Tuy nhiên, một nghiên cứu vừa được công bố của các chuyên gia đến từ Đại học Sydney, lại khám phá ra một nguồn gốc hoàn toàn mới dẫn đến sự đa dạng này.
Năm 2012, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS Hans Zoellner đã công bố rằng, các tế bào ung thư có thể trao đổi thành phần của mình với các nguyên bào sợi khỏe mạnh xung quanh nó. Tuy nhiên, phải đến công trình lần này, cơ chế của quá trình trao đổi mới được giải thích một cách cụ thể.
Nhấn để phóng to ảnh
"Tất cả các tế bào trong cơ thể liên tục thăm dò những người hàng xóm, thông qua kết cấu giống như xúc tua. Chúng sẽ vươn xúc tua ra để thăm dò tế bào lân cận rồi sau đó rút lại, đấy là cách các tế bào cảm nhận môi trường xung quanh mình. Khi xúc tua của tế bào rút lại, áp suất chất lỏng bên trong đó sẽ tăng lên nhằm kéo tế bào chất quay về" - GS Hans Zoellner cho biết.
Nghiên cứu về các tế bào thông qua phim tua nhanh thời gian, GS Hans Zoellner nhận thấy rằng, quá trình trao đổi các thành phần giữa 2 tế bào sẽ xảy ra khi xúc tua bắt đầu rút lại. Điều thú vị là một phần tế bào chất từ xúc tua có thể thâm nhập vào bên trong tế bào mà nó đã tạm thời tiếp hợp, trong quá trình thăm dò.
Đi sâu vào nghiên cứu về quá trình trao đổi thành phần giữa tế bào ung thư và tế bào thường, nhóm của GS Hans Zoellner nhận thấy, tế bào ung thư đã trở nên đa dạng về kích thước và hình dáng, đồng thời di chuyển nhanh hơn từ sau khi xảy ra sự tiếp xúc giữa 2 tế bào.
"Giải mã được quá trình này, chúng ta sẽ có thể tìm được cách ngăn chặn tiếp xúc giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, từ đó giảm đi sự đa dạng của chúng và giúp hóa trị liệu trở nên hiệu quả hơn" - GS Hans Zoellner nhấn mạnh.
Minh Nhật
Ho mãi không khỏi, bác sĩ thông báo chỉ còn sống vài tháng vì mắc 3 ung thư cùng lúc Bà mẹ trẻ bị ho nhiều ngày, uống kháng sinh cũng không đỡ. Khi đi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bị ung thư thứ phát, đã lan vào gan, phổi và xương. Vicki Marshall, 33 tuổi sống tại Anh hiện là mẹ của 2 cậu con trai kháu khỉnh 8 tuổi và 5 tuổi. Cách đây 2 năm, cô từng được...