Cận cảnh quá trình vận chuyển F0 trở nặng đi cấp cứu của nhóm tình nguyện 0 đồng vượt nghìn km ra Hà Nội
Ở môi trường khác hoàn toàn so với TP.HCM nhưng những thành viên trong đoàn xe cấp cứu thiện nguyện Nhất Tâm vẫn nỗ lực hỗ trợ F0 bị chuyển nặng đến bệnh viện cấp cứu.
Liên tục những ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca mắc Covid-19, có thời điểm nhiều F0 trở nặng, xe của trung tâm cấp cứu 115 không thể đến kịp. Dự báo được tình hình này nên từ đầu tháng 1/2022, nhóm thiện nguyện Nhất Tâm đã ra Hà Nội, chia sẻ công việc với ngành y tế Thủ đô
Cách đây vài tháng, thời điểm TP.HCM bùng dịch Covid-19, nhóm thiện nguyện này đã tham gia hỗ trợ người dân mắc bệnh nên công việc lần này ra Thủ đô không còn bỡ ngỡ nữa. Ngày ngày, các thành viên trong nhóm chở F0 là người già, người có bệnh nền, người nghèo đi cách ly, cấp cứu. Trước khi ra Hà Nội, nhóm chủ động liên hệ với Trung tâm Y tế quận Đống Đa và đang hỗ trợ chính cho quận này, cùng với quận Hoàng Mai và Thanh Xuân
Thời điểm dịch bùng phát ở TP. HCM, nhóm có 20 xe cấp cứu tham gia hỗ trợ ngành y tế nhưng khi dịch Covid-19 ổn định, họ buộc phải bán một số xe để lấy kinh phí duy trì hoạt động. Hiện nhóm có 12 xe, trong đó 6 xe được đưa ra ngoài Hà Nội. Trung bình mỗi ngày, đường dây nóng của nhóm thiện nguyện nhận được khoảng 50 cuộc gọi hỗ trợ, ngày cao điểm lên tới 100. Kể cả ngày hay đêm, chỉ cần nhận được cuộc gọi là nhóm thiện nguyện sẽ có mặt, giúp đỡ người dân
“Ban đầu, chúng tôi có gặp khó khăn về đường xá ngoài Hà Nội, dù đã đi theo google map nhưng có nhiều ngóc ngách vào cũng không được mà ra cũng không được”, một thành viên trong nhóm chia sẻ. Ngoài việc làm quen đường, nhóm thiện nguyện cũng mong muốn số hotline của nhóm sẽ được nhiều người biết tới để gọi khi cần trợ giúp
Các thành viên trong nhóm đều đã được tập huấn sơ cứu, phòng vệ an toàn và được trải qua rất nhiều chuyến vận chuyển cấp cứu, hỗ trợ oxy tại nhà. Trong nhóm, có nhiều người đã từng bị nhiễm bệnh nên họ không ngại tiếp xúc với bệnh nhân. “Chúng tôi đã làm công việc này thì chấp nhận thôi, có những lúc tôi đến tận giường họ, đưa ống thở cho họ, thậm chí bế họ lên xe để đưa đến trung tâm y tế hoặc khu cách ly. Như thế là không sợ chết rồi”, thành viên trong nhóm nói tiếp
Video đang HOT
Các thành viên trong nhóm cho biết, giúp đỡ bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm là bản thân cảm thấy vui rồi. “Những người xung quanh, tôi cảm thấy họ hơi xa lánh nhưng người nhà nhìn thấy chúng tôi họ vui mừng lắm. Nhiều khi họ còn cảm ơn, cho tiền nhưng chúng tôi làm miễn phí nên nhất quyết không nhận tiền”
Cụ bà 90 tuổi, mắc Covid-19 ở phường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội) có biểu hiện trở nặng cần được trợ giúp đưa tới bệnh viện. Sau khi người nhà cụ liên lạc với cấp cứu 115 nhưng dường như quá tải nên tìm kiếm sự hỗ trợ của đội thiện nguyện Nhất Tâm. Sau khi đến nhà, các thành viên trong nhóm hướng dẫn cụ rồi cõng lên cáng, đưa ra xe cứu thương
Do thời tiết Hà Nội đang lạnh nên các thành viên mang đắp thêm cho bệnh nhân chiếc chăn giữ ấm cơ thể
Chiều cùng ngày, nhận được cuộc gọi khác từ phường Khương Đình, quận Thanh Xuân về một bệnh nhân mắc Covid-19 có bệnh nền ung thư vòm họng, bắt đầu trở nặng từ hai ngày nay. Các thành viên nhanh chóng mặc áo bảo hộ, mang theo bình Oxy do bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, chỉ số SpO2 giảm chỉ còn 60%
Bằng các phương pháp sơ cứu, tình nguyện viên yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng, sau đó vỗ rung lồng ngực giúp đờm dễ thoát ra rồi cho bệnh nhân thở Oxy
Đợi bệnh nhân khỏe lại, tình nguyện viên mới quyết định chuyển bệnh nhân lên xe cấp cứu. Do các bệnh viện đều quá tải nên người nhà quyết định đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Thanh Oai
Hiện tại, nhóm thiện nguyện đang ở nhờ nhà một người dân tại quận Đống Đa, mọi hoạt động của nhóm đều tự lập, không kêu gọi hỗ trợ. Sắp tới, nhóm dự kiến mở thêm quán ăn 0 đồng ở Hà Nội
Người dân ở Hà Nội khi cần vận chuyển cấp cứu, hỗ trợ oxy hoặc hỗ trợ vận chuyển F0, hãy gọi số hotline của nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm: 0795.686970 và số 0988.682235 để được hỗ trợ kịp thời.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa đánh giá, đội thiện nguyện Nhất Tâm đã hỗ trợ rất tốt. Nhóm đã đến hỗ trợ 24/24g nên lượng F0 được vận chuyển đi cơ sở thu dung, điều trị rất nhiều.
“Sự hỗ trợ này vô cùng quý báu”, ông Tuấn nói.
F0 chậm được đưa đi cách ly điều trị, Sở Y tế Hà Nội nói gì?
Gần đây, nhiều người dân ở Hà Nội phản ánh tình trạng F0 chậm được đưa đi cách ly, điều trị và đặt vấn đề về trách nhiệm này của Trung tâm Cấp cứu 115, chính quyền địa phương hay y tế cơ sở.
Tối 16/12, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, theo quy định của Thành phố, hiện nay việc vận chuyển F0 từ nhà đến các cơ sở thu dung điều trị tầng 1 (với các F0 thể nhẹ), vận chuyển bệnh nhân từ các cơ sở thu dung tầng 1 lên các tầng 2 và tầng 3 là do chính quyền địa phương phụ trách.
" Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các đơn vị khác trong ngành y tế của Thành phố sẽ đáp ứng vận chuyển những bệnh nhân nặng trong trường hợp quận, huyện, thị xã quá tải" - ông Cương nói.
Ảnh minh hoạ
Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:
Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Hà Nội liên tục ghi nhận sự gia tăng ca mắc COVID-19 trong 2 tuần gần đây. Cao điểm, hai ngày 15-16/12, mỗi ngày Hà Nội phát hiện hơn 1.300 ca mắc mới, xấp xỉ 50% trong đó là ca cộng đồng.
Dù vậy, những ngày gần đây, liên tục có những phản ánh của người dân về việc một số người dân có kết quả dương tính SARS-CoV-2 nhiều ngày nhưng không được đưa đi tới cơ sở thu dung, điều trị.
Hơn 1.000 F0 đang điều trị tại nhà
Cũng theo ông Cương, hiện có hơn 1.000 F0 đang triển khai điều trị tại nhà, tính đến ngày 16/12.
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Hiện Hà Nội có 3 túi thuốc để cấp, phát miễn phí cho F0 điều trị tại nhà:
- Túi thuốc A (gồm có thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc bổ sung vitamin), các túi thuốc này, kèm theo hướng dẫn sử dụng được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát.
- Túi thuốc B: gồm có thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống đông chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sỹ đánh giá và kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất trước khi chuyển người bệnh (sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng)
- Túi thuốc C gồm các thuốc kháng Virus: Molnupiravir, Favipiravir, đây là các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, phân bổ theo chương trình của Bộ Y tế, sử dụng có kiểm soát, do đó để được sử dụng, F0 phải được khám sàng lọc, đánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương trình, khi sử dụng thuốc kháng vi rút phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
"Việc cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà là do Trạm Y tế xã phường thị trấn hoặc có thể do Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (do Chính quyền địa phương thành lập) cấp phát" - ông Cương khẳng định, đồng thời cho biết hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định. Các F0 có thể liên hệ với Trạm Y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Muôn kiểu lợi dụng, lừa đảo từ thiện trong dịch Hà Nội đã trải qua hơn 20 ngày giãn cách toàn thành phố. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều tổ chức, cá nhân, nhóm thiện nguyện triển khai giúp đỡ các mảnh đời khốn khó. Thế nhưng, lòng tốt của những nhà hảo tâm đôi khi vẫn bị lợi dụng. Một tài khoản thông báo trường hợp xin hỗ trợ nhều lần....