Cận cảnh nơi bán thịt đẹp như… cung điện
Một cửa hàng thịt được lát đá cẩm thạch trắng và gỗ, trưng bày trong lồng kính theo những góc nhìn nghệ thuật.
Nếu đến phố Queen ở Woolhara, Sydney, Úc bạn sẽ thấy cửa hàng cao cấp đang bày bán thăn bò hảo hạng chễm chệ trong lồng kính, thay vì thời trang cao cấp hay nội thất xa hoa…
Đây là cửa hàng Victor Churchill thuộc sở hữu của Công ty thịt chất lượng cao Vic’s do 2 cha con Vic và Anthony Puharich sáng lập từ năm 1876.
Nhìn bề ngoài, nó giống như bảo tàng về… thịt hơn là nơi bán thịt thông thường, song nó cung cấp thực phẩm chất lượng hảo hạng cho những nhà hàng cao cấp ở Úc, Trung Quốc và Singapore.
Để thực hiện ý tưởng về ‘cung điện thịt’ thời hiện đại, Vic đã chọn Công ty thiết kế Dreamtime Australia Design và phối các cách trưng bày theo những góc nhìn nghệ thuật.
Victor Churchill nổi bật với rất nhiều lồng kính lạnh ngắt, sáng loáng dài từ trần nhà đến sàn nhà, chứa thịt đỏ và gia cầm chỉ từ Úc.
Quầy làm việc cho nhân viên cũng được lát đá cẩm thạch trắng và gỗ, đặt bên các loại máy cắt chuyên dụng, máy nướng tại chỗ phục vụ nhu cầu dùng ngay của khách hàng.
Một điều tinh tế khác là bức tường bao quanh cửa hàng được làm từ đá muối Himalaya thay mỗi năm 2 lần, giúp khử trùng không khí và làm khô để giữ hương vị thịt.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trong ‘thiên đường ẩm thực’ này luôn được giữ ổn định từ 21 – 28 độ C, giúp thịt không bị cứng hay ươn.
Theo Tinngan
Sức sống kỳ diệu của "cậu bé bàn tay"
Cậu bé được nhặt lại từ túi rác chợt òa khóc gây ngạc nhiên và xúc động cho toàn bộ gia đình trong khi chính các bác sĩ đỡ đẻ đã quyết định bỏ cuộc.
Vợ chồng Dương Phi, người gốc Tứ Xuyên, dời đến Lạc Thanh, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc làm ăn. Ngày 23 tháng 2 năm 2013, vợ Dương Phi không may sinh non bé trai mới được 26 tuần tuổi. Khi được sinh ra, cậu bé chỉ to bằng bàn tay người lớn với cân nặng vẻn vẹn 800gr. Mặc dù các bác sĩ đỡ đẻ đã quyết định bỏ cuộc nhưng vợ chồng Dương Phi vẫn cố bế đứa trẻ từ túi rác bệnh viện lên và bỗng nhiên bé òa khóc.
Hình ảnh "Cậu bé bàn tay" lúc mới được đưa vào lồng kính.
Cậu bé được sinh ra lúc mới 26 tuần và chỉ nặng vẻn vẹn 800gr.
"Cậu bé bàn tay" được chuyển đến bệnh viện Nhân Dân Lạc Dương sau khi chào đời 2 tiếng và lập tức được đưa vào chế độ chăm sóc đặc biệt. Cậu bé đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh sinh tử sau 76 ngày được nuôi trong lồng kính. Hiện, cậu bé gần 3 tháng tuổi này đã phát triển khỏe mạnh bình thường và được cho xuất viện vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.
Hình ảnh hiện tại của "cậu bé bàn tay".
"Cậu bé bàn tay" không chỉ nhận được sự yêu quý đặc biệt của các bác sĩ nơi đây mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng cư dân mạng. Trưởng khoa nhi bệnh viện, ông Lâm Chấn Lãng cho biết, phụ nữ sinh nở bình thường ở giai đoạn từ 37 tuần trở đi, tính theo tỷ lệ sinh non, trẻ có thể sống sót thì ít nhất cũng phải từ tuần 28. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ thai nhi khoảng 6 tháng tuổi có thể tồn tại ở Âu Mỹ khoảng 50%, ở Nhật Bản từ 60 - 70% nhưng ở Trung Quốc con số này là rất thấp. "Cậu bé bàn tay" là trường hợp hiếm thấy và sức sống của cậu được đánh giá là kỳ tích không chỉ ở Chiết Giang mà trên toàn Trung Quốc.
Theo Kenh14
Bí ẩn nghệ thuật... nhịn đói Từ thế kỷ 19 đã có một show diễn kỳ quái xuất hiện tại các lễ hội, hội chợ hàng năm. Người ta nhịn đói hàng tuần trước bàn dân thiên hạ. Với nhiều người, đó là một "sự nghiệp nghệ thuật". Nhịn đói trong tư thế đứng - nghệ sĩ nhịn đói Papus người Nam Phi Người tiếp nối Truyền thống 130...