Cận cảnh những trang đầu tiên trong bộ sách giáo khoa mới
Ngoài 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam còn có 1 bộ sách của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sư phạm Hà Nội, gồm 8 quyển tương ứng 8 môn học và hoạt động trải nghiệm.
Bìa sách Tiếng Việt 1. Ảnh: Tiền Phong
Tháng 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã giới thiệu các bản mẫu SGK lớp 1 mới do đơn vị biên soạn theo chương trình phổ thông mới.
4 bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bao gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Ngày 3/12, báo Tiền Phong đưa tin, theo thông tin từ GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên SGK tiếng Việt, ngoài 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam còn có 1 bộ sách của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sư phạm Hà Nội. Theo đó, bộ sách có 8 quyển tương ứng 8 môn học và hoạt động trải nghiệm.
Bộ sách này thu hút được 41/56 thành viên của ban soạn thảo chương trình. Trong đó có chủ biên các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Khoa học tự nhiên, Tin học, Địa lý, Âm nhạc và Mỹ Thuật cùng nhiều thành viên trong ban soạn thảo chương trình.
Theo tác giả, bộ sách được biên soạn thống nhất trên triết lý giáo dục: “Thực học thực nghiệp” được thực hiện ở khẩu hiệu Mang cuộc sống vào bài học đưa bài học vào cuộc sống.
Đây cũng được cho là bộ sách có đầy đủ môn học và hoạt động trải nghiệm. Khi trình lên Hội đồng thẩm định quốc gia, bộ sách không có quyển nào bị loại.
Ngoài 8 quyển SGK các môn học và hoạt động giáo dục, hai nhà xuất bản này cũng có 2 quyển SGK Tiếng Anh. Được biết, SGK này là giáo trình của tác giả người Mỹ được biên tập, chỉnh sửa theo chương trình Việt Nam. Hiện, đã lọt qua 2 vòng thẩm định nhưng chưa được Bộ GD&ĐT phê duyệt, thông qua.
GS Thuyết cho rằng, Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK mới, giao quyền lựa chọn cho các nhà trường và chọn sách theo từng môn là hợp lý, tránh hiện tượng “bán bia kèm lạc”. Các nhà trường có thể chọn cuốn này ở bộ này, cuốn khác ở bộ khác nếu đánh giá hay và phù hợp.
Video đang HOT
Một số hình ảnh trong bộ sách giáo khoa mới:
Một số hình ảnh trong bộ sách giáo khoa mới. Ảnh: Tiền Phong
Trước đó, trả lời trên báo Lao Động, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, việc lựa chọn sách giáo khoa đưa vào giảng dạy trong các nhà trường thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Việc lựa chọn này được Hội đồng thẩm định chọn theo từng môn.
“Việc lựa chọn các cuốn sách được thực hiện theo từng môn chứ không bắt buộc phải lựa chọn theo từng bộ. Thẩm quyền lựa chọn thuộc UBND các tỉnh”, TS Thái Văn Tài cho biết.
Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư để hướng dẫn các địa phương. Theo lộ trình, từ nay tới tháng 3.2020, các địa phương phải công bố kết qủa lựa chọn SGK trong danh mục được công bố, theo đúng quy định là 6 tháng trước khi bắt đầu năm học mới.
Liên quan tới chất lượng sách giáo khoa mới, TS Thái Văn Tài cho biết, sự khác biệt trong sách giáo khoa mới với sách giáo khoa hiện hành đó là sách giáo khoa hiện hành tiếp cận theo hướng nội dung còn sách giáo khoa mới tiếp cận năng lực học sinh. Các mạch nội dung của bộ sách được xây dựng vào 2 sự khác biệt này.
Đánh giá chung, GS Trần Kiều – Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK môn Toán lớp 1, nhận định, bản mẫu SGK mới cập nhật được về hình thức trình bày, cấu trúc, kênh chữ, kênh hình, đẹp, rõ ràng, không thua kém sách nước ngoài. Với 6 bản mẫu SGK môn Toán theo chương trình mới, sự khác biệt thể hiện ở triết lý giáo dục, cách thức trình bày, việc sắp xếp trật tự chủ đề, cách dẫn dắt học sinh khám phá cái mới, cách tổ chức dạy học để tạo hứng thú cho người học.
Mộc Miên
Theo ĐSPL
Vì sao Bộ GD&ĐT chưa công bố sách giáo khoa tiếng Anh
Bộ GD&ĐT mới chỉ công bố 32 cuốn sách giáo khoa cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm. Còn môn tiếng Anh, tại sao Bộ GD&ĐT chưa công bố?
Sách môn tiếng Anh, tại sao chưa được công bố. Ảnh minh hoạ
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tại hội thảo "Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông", ở khu vực phía Bắc, NXB đã giới thiệu 4 bộ SGK bản mẫu đã được Hội đồng thẩm định 2 vòng.
Trong số các bản mẫu này có bản mẫu SGK tiếng Anh. Trong bộ SGK "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK tiếng Anh là cuốn "Family and Friends (National Edition), "Student book" của tác giả Naomi Simmons, NXB ĐH Oxford, Anh.
Một chuyên gia tiếng Anh cho biết cuốn sách này đã được dùng rộng rãi tại Việt Nam 10 năm nay. Và theo vị này thì nếu đáp ứng được yêu cầu của Chương trình thì rất hợp lý. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cái "lý" nào.
Nhiều câu hỏi được đặt ra
Theo quy định tại khoản 1, điều 5, thông tư 33 về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; Tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK , nội dung SGK thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Do đó, nếu lấy SGK nước ngoài làm SGK của Việt Nam thì phải có quy định, tiêu chuẩn riêng. Bởi lấy sách nước ngoài, chẳng qua các NXB buôn sách, liên kết xuất bản đề kiếm lời. Còn quy trình biên soạn SGK phải hoàn toàn khác, phải có tổ chức viết bản thảo, thực nghiệm, đánh giá... theo điểm b, khoản 1 điều 9 của Thông tư 33.
Nếu chỉ cần liên kết, hoặc nhập SGK của nước ngoài về thì chắc chắn Bộ Thông tin và Truyền Thông không cần phải phê duyệt để có 7 NXB đủ năng lực xuất bản SGK.
Lý giải về việc chưa công bố SGK tiếng Anh, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết danh mục 32 SGK đã được phê duyệt, công bố là sách của môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc; sáu bản thảo SGK tiếng Anh là môn học tự chọn (đối với lớp 1, 2) sẽ được công bố phê duyệt sau.
Tuy nhiên việc chưa công bố SGK tiếng Anh lớp 1, trên thực tế có nhiều vấn đề trái ngược với giải thích của Bộ GD&ĐT.
Một số đơn vị làm SGK cho biết, sau khi Hội đồng thẩm định đánh giá "đạt" thì xảy ra vướng mắc về tính pháp lý bởi phần lớn bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 do các tác giả người nước ngoài biên soạn.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các NXB bổ sung chủ biên sách là người Việt Nam, dự kiến hoàn thành trong đầu tháng 12 này. Cũng theo một số đơn vị làm SGK, lý do Bộ GD&ĐT yêu cầu chủ biên SGK là người Việt Nam vì Thông tư 33 quy định người biên soạn SGK phải "có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt".
Những ai đã thẩm định SGK tiếng Anh?
Đối với hội đồng thẩm định SGK, thông tư 33 cũng quy định rất rõ. Trong đó, có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 người. Trong nhiều lần trả lời báo chí, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, thành viên trong hội đồng là những giáo viên đại diện cho các vùng miền của Việt Nam.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn với "xuất thân" của các thành viên là giáo viên trong hội đồng thẩm định môn tiếng Anh. Danh sách mà Tiền Phong có được, Hội đồng thẩm định môn tiếng Anh có 9 người.
Trong đó có 5/9 thành viên là giáo viên. 5 giáo viên này thì 2 người đến từ hai trường tiểu học ở hai quận trung tâm của Hà Nội, 1 người là giáo viên tiểu học đến từ quận 1 TPHCM, 1 người đến từ Thành phố Hải Phòng. Như vậy, yếu tố "vùng miền" được thể hiện ở đây là có 1 giáo viên tiểu học đến từ thành phố Buôn Ma Thuật của Đắc Lắc.
Thành viên hội đồng thẩm định là giáo viên đến từ thành phố lớn, SGK được viết bởi các chuyên gia nước ngoài, không hiểu học sinh nông thôn, học sinh miền núi học tiếng Anh như thế nào cho đạt?
Theo Tiền phong
Chọn sách giáo khoa: Lo cạnh tranh không lành mạnh Hôm nay, 22/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) mới. Thông tin được đưa ra "nháp" trước đó là có 5 bộ SGK được hội đồng thẩm định thông qua sau khi đánh giá 2 vòng. Nhiều người lo ngại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra khi các địa phương lựa...