Cận cảnh những phận người sống chung với rác
Đó là số phận của những con người sống ở bãi nhà nổi, phượng Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Tài sản cả đời của họ chỉ là mái nhà bằng phên liếp tre trôi nổi trên dòng sông Hồng nay cạn mai ngập.
Bãi nhà nổi trên sông Hồng hình thành hơn hai chục năm nay, có khoảng 14 hộ gia đình sống ở đây. Người đến từ khắp mọi nơi, người Hà Nội cũng có
Những căn nhà ọp ẹp nổi trên sông nước nhờ những thùng xốp, thùng phuy buộc chằng chịt dưới nhà
Bà Phạm Thị Lĩnh đã sống ở đây 14 năm ngồi chơi cùng con cháu trên chiếc sa – lông rách nát, nhặt được ở bãi rác ven sông
Mùa khô, căn nhà nổi lọt trong bãi rác
Bãi rác khổng lồ ven sông nằm ngay trước mặt các ngôi nhà nổi
Em bé 6 tuổi không được đi học
Video đang HOT
Em nhỏ nhem nhuốc đi chân trần đang vụng về ăn chiếc bánh được người đến thăm cho. Đối với em, đây là một thứ quà chưa bao giờ có
Đồ đạc ngồn ngang, cũ kĩ trong ngôi nhà nổi
Theo Thiên Hà (Gia đình & Xã hội)
Những gia đình sống trong ngôi nhà phao nổi ven sông Hồng
Cứ đến mùa nước là 13 hộ dân ven sông Hồng thuộc phường Phúc Xá, Hà Nội lại phải kéo những ngôi nhà phao vào sát bờ neo đậu chống chọi với dòng nước chảy xiết.
Sống trên những ngôi nhà phao gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn
Mỗi người một hoàn cảnh trôi dạt về đây sinh sống tạm bợ. Hàng ngày họ sống bằng những bữa cơm đạm bạc với những con cá, tôm, tép đánh bắt ở ven sông Hồng. Mọi sinh hoạt hàng ngày trên những căn nhà nổi rộng vài mét vuông kết bằng những chiếc thùng phi sắt hay những hộp xốp kết lại thành bè neo đậu bằng cọc dọc bờ sông Hồng.
Bác Học, 50 tuổi, quê Hưng Yên sống tại khu nhà nổi từ năm 1991 đến nay, cách đây vài năm được khuyến khích trồng rau tăng gia sản xuất đã nuôi được con đi học, là người đầu tiên khai phá bãi sông Hồng để trồng rau củ.
Bác Học được tổ dân phố vận động khuyến khích tăng gia trồng rau đã nuôi được con ăn học.
Ngày trước bác Học thường xuyên ốm yếu, tàn tật, ngồi xuống là hai chân đau nhức. "Hàng ngày thường dẫn con đi ăn xin, nhặt phế liệu ở chợ đêm, từ khi được tổ dân phố vận động đã khai phá bãi lau sậy, trồng rau đem ra chợ bán và nuôi được 3 người con ăn học. Hiện nay 2 người con lớn của bác Học đã có việc làm, cô con gái nhỏ nhất cũng đang được đi học lớp 4", bác Học nói.
Ông Nguyễn Văn Bình tổ trưởng dân phố 7, Phúc Xá cho biết: "Ngày trước tất cả các hộ dân ở đây đều thuộc tổ dân phố số 7, nhưng hiện nay chỉ còn 3 hộ dân ở lại và 10 hộ khác đã di chuyển xuống ven sông của tổ dân phố số 8, 9".
Rác thải, cùng những sinh hoạt hàng ngày xả thẳng xuống sông Hồng gây mất vệ sinh và những ngôi nhà phao tạm bợ không an toàn có thể nguy hiểm đến tính mạng những người sống trên những ngôi nhà đó.
Bà Vũ Kim Xuyến (53 tuổi) đến định cư ở những ngôi nhà nổi này từ năm 1997 - 1998 đến nay được hơn 10 năm, cả gia đình có 6 nhân khẩu sống trong ngôi nhà chỉ được hơn 10 mét vuông. Do không có hộ khẩu, giấy chứng sinh nên cháu trai của bà Xuyến là Nguyễn Văn Nam (SN 2003) giờ mới đang học lớp 3.
Tất cả những hộ dân trên những ngôi nhà phao này đã có điện để sử dụng, dùng công tơ điện riêng với những nhà phía bên trên với giá 4.000 đồng 1 số điện.
Sống trên những ngôi nhà phao tạm bợ phía dưới sông Hồng là 13 hộ dân được tổ dân phố sổ 7, 8, 9 và UBND phường Phúc Xá, Hà Nội quản lý.
Trao đổi với PV, đại diện UBND phường Phúc Xá cho biết: "Hiện tại 13 hộ dân sinh sống ven sông Hồng thuộc địa bàn phường là bất hợp pháp, do sinh sống theo kiểu du mục trên những ngôi nhà nổi không an toàn thường hay di dời địa điểm và không có hộ khẩu nên rất khó quản lý. Hiện tại phường có mái ấm khuyến khích, vận động học miễn phí cho con em của những hộ gia đình đến học".
Điện được mua từ những hộ dân trên bờ với giá 4.000 đồng 1 số.
Bà Xuyến sống trong căn nhà phao được hơn 10 năm, đang cho cháu ăn bột.
Tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày đều thực hiện trên ngôi nhà phao rộng khoảng 10 mét vuông.
Những đứa trẻ ở đây thường không có hộ khẩu và giấy chứng sinh để đi học.
Những cụ già dọn dẹp nhà cửa.
Ngôi nhà được neo đậu bằng dây thừng vào bờ.
Lối vào nhà chỉ là những thanh gỗ.
Trôi nổi trên mặt nước.
Bên dưới những ngôi nhà này chủ yếu là những chiếc hộp xốp và thùng phi sắt.
Những ngôi nhà tạm bợ.
Bữa ăn hàng ngày chỉ là những con cá đánh bắt ở ven sông Hồng.
Theo Xahoi
Chùm ảnh: Cầu Long Biên và cuộc sống đời thường người Hà Nội Với mỗi người con Hà Nội, cầu Long Biên được coi là kí ức, biểu tượng lịch sử gắn bó như một phần máu thịt của mình. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra 3 phương án để di dời 9 nhịp cầu Long Biên nhằm bảo tồn và xây cầu mới tại vị trí tim cầu cũ nhưng đã...