Cận cảnh ngôi trường mầm non bị giải tán có giáo viên nhốt học sinh vào tủ
Sau sự việc một trẻ tại trường Maple Bear Westlake Point (số 24 đường Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) bị cô giáo nhốt vào tủ đựng đồ, phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đã kiểm tra và rút giấy phép thành lập trường do không đủ điều kiện hoạt động.
Trường mầm non Canada Maple Bear thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu Maple Bear có trụ sở tại Vancouver (Canada). Hiện, tổ chức này có hơn 350 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia. Tại Hà Nội, hệ thống trường Maple Bear có 9 cơ sở. Cơ sở Maple Bear Westlake Point (24 Quảng Bá) hoạt động được hai năm, hiện có 50 học sinh, chia làm 4 lớp.
Ngày 18/8, theo phản ánh của chị L.M.L. – người có con đang theo học lớp Panda Bears của cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point (24 Quảng Bá) phản ánh về việc con gái chị sợ đi học và khi nói đến cô giáo. Sau nhiều lần yêu cầu nhà trường cho xem camera lớp học, chị phát hiện con bị tát, còn học sinh khác bị cô giáo phạt nhốt trong tủ.
Theo tường trình của cô giáo, nguyên nhân dẫn đến hành động trên có thể do cảm xúc không tốt nên đã làm điều sai trái. Cô xin nhận lỗi và nhà trường cũng xin nhận trách nhiệm về vấn đề này.
Sau sự việc trên, ngày 19/8, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết, cơ sở này chỉ là chi nhánh của trường Maple Bear, được cấp phép thành lập từ hai năm trước, nhưng chưa được cấp phép hoạt động do thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường Mầm Non Maple Bear Westlake Point (24 Quảng Bá) không được giao chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2019-2020. Tuy nhiên, cơ sở này đã lờ đi thông tin công văn số 1015/QĐ-UBND ngày 28/5/2019 do ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ trực tiếp ký, theo đó, cơ sở này vẫn tự ý thực hiện kế hoạch tuyển sinh “chui” năm học 2019-2020. Thực tế 2 năm qua trường vẫn tuyển sinh, hiện có 50 trẻ ở 4 lớp, học phí mỗi em từ 15 đến 17 triệu đồng một tháng.
Ngày 21/8, trang facebook Maple Bear Westlake Point (24 Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) – cơ sở có cô giáo nhốt trẻ vào tủ vì không nghe lời phát đi thông báo về việc nhà trường sẽ dừng hoạt động sau ngày 31/8/2019.
Theo thông báo này, Ban Giám Hiệu Trường Mầm Non Maple Bear Westlake Point nhận được yêu cầu dừng hoạt động từ phía cơ quan quản lý trực tiếp là phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, cơ quan này cũng đã thông báo sẽ rút giấy phép thành lập trường trước 30/8/2019.
Ông Lê Hồng Vũ, Trường Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho hay, Maple Bear có nhiều cơ sở đang hoạt động tại Hà Nội. Do đó, có thể các học sinh sẽ được chuyển sang cơ sở khác cùng hệ thống. Còn đội ngũ giáo viên, nhà trường có thể sàng lọc và đưa sang cơ sở khác.
Được cấp phép thành lập từ hai năm trước nhưng trường Maple Bear Westlake Point chưa được cấp phép hoạt động do thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, sau 2 năm không đủ điều kiện hoạt động, trường sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập.
Theo nguoiduatin
Hà Nội công bố danh sách các trường 100% vốn đầu tư nước ngoài
Sở GD&ĐT Hà Nội công bố danh sách 25 trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 39 trường tư thục giảng dạy chương trình nước ngoài.
Ngày 30/8, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin một số nội dung về cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài, trường tư thục giảng dạy chương trình nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Tính đến tháng 8/2019, 14 trường mầm non và 11 trường phổ thông có 100% vốn nước ngoài đã đăng ký hoạt động với Sở GD&ĐT Hà Nội. 3 trường mầm non có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài.
Danh sách 14 trường mầm non 100% vốn đầu tư nước ngoài và 3 trường có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài. Ảnh: Chụp màn hình.
Hiện nay, một số trường như UNIS, Alexandre Yersin, HIS, Nhật Bản... được thành lập bởi liên Bộ GD&ĐT và Bộ Ngoại giao, đang làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở GD&ĐT Hà Nội theo quy định của Nghị định 86.
Về cơ bản, các trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn do Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý và cấp phép đã hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai công tác đào tạo. Đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về bằng cấp, giấy phép lao động và các giấy tờ pháp lý khác.
Danh sách 11 trường phổ thông quốc tế tại Hà Nội. Ảnh: Chụp màn hình.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng thông tin về 2 loại hình trường tư thục khác đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Một là các trường có vốn đầu tư Việt Nam nhưng đăng ký với các tổ chức quốc tế để trở thành trường dạy chương trình quốc tế. Những trường này được tổ chức quốc tế công nhận và cấp phép trở thành trường thành viên tại Việt Nam.
Hai là các trường tư thục có giảng dạy một số môn theo chương trình nước ngoài, tích hợp với chương trình nước ngoài, được Bộ GD&ĐT thẩm định và cấp phép.
24 trường phổ thông và 15 trường mầm non đang hoạt động theo 2 hình thức trên.
Ngành giáo dục thành phố Hà Nội nêu rõ hiện nay, nhiều phụ huynh hiểu trường "quốc tế" là dạy chương trình nước ngoài hoặc có giáo viên nước ngoài giảng dạy. Tuy nhiên, Nhà nước chưa có văn bản nào quy định khái niệm trường quốc tế tại Việt Nam. Pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận 3 loại hình trường: Trường công lập, trường tư thục và trường dân lập.
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý phụ huynh tên gọi "quốc tế" của trường không nói lên tất cả. Do đó, khi chọn trường cho con, cha mẹ cần xem xét đầy đủ các thông tin như chương trình giáo dục, ngôn ngữ giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, mô hình quản trị, vốn đầu tư... thông qua nhiều kênh khác nhau.
Các trường phổ thông tư thục giảng dạy chương trình nước ngoài. Ảnh: Chụp màn hình.
Danh sách 15 trường mầm non tư thục dạy chương trình nước ngoài. Ảnh: Chụp màn hình.
Theo Zing
Đón năm học mới: Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui Đối với những học sinh vừa chia tay trường mầm non để bước vào ngôi trường tiểu học, đây thực sự là một dấu mốc đặc biệt bởi các em sẽ bước vào môi trường học tập mới. Với trẻ bước vào lớp 1, ngôi trường mới sẽ khiến các em ít nhiều cảm thấy bỡ ngỡ. Ảnh minh họa. (Ảnh: Trịnh Duy...