Cận cảnh “nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới”

Theo dõi VGT trên

Đó là một phần trong công trình nghiên cứu “Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay?” của TS Toán học Lê Tự Hỷ, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu tại Mỹ. Công trình nghiên cứu này là một chuyên luận công phu, bổ ích và sâu sắc, rất cần cho việc hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam.

Trước năm 1994, nền giáo dục của Thụy Điển cũng gần giống như ở Anh, dưới sự quản lý khá nghiêm ngặt từ Bộ Giáo dục với những chương trình của các cấp học và phương pháp dạy học theo truyền thống cũ.

Năm 1994, Bộ Giáo dục Thụy Điển cho thực hiện cuộc cải cách giáo dục từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông, theo chủ thuyết xây dựng kiến thức (constructivism) kết hợp với việc chuẩn bị cho lực lượng lao động trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là hướng cải cách mà Dewey, J – một nhà cải cách Giáo dục Mỹ đã cổ xúy từ cách đây gần 1 thế kỷ.

Tiến trình cải cách tới nay đã hơn 10 năm. Thừa nhận đây là đường lối giáo dục tiên tiến nhất và cũng mong muốn áp dụng, Mỹ đã cử một phái đoàn điều tra tại hiện trường tìm hiểu, xem xét các kết quả của công cuộc cải cách này.

Kết quả điều tra tại hiện trường cho thấy:

Học sinh làm chủ việc học tập

Học sinh được hướng dẫn, khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình.

Bắt đầu từ mẫu giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ 2, các em ngồi thành vòng tròn với cô giáo, mỗi em sẽ nói lên những gì mình dự định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở nên dễ thực hiện. Vào ngày thứ 6, mỗi em lại nói lên những việc mình đã làm trong tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn chưa tốt thì nhăn mặt.

Sau đó, người thầy sẽ bàn luận sự tiến bộ của các em. Người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu để rèn luyện, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ không tranh giành nhau, đánh lộn nhau.

Ở các trường trung học cơ sở, thầy giáo và học sinh gặp nhau hàng tuần trong hội trường để bàn luận về việc họ cảm nhận việc học đang tiến triển như thế nào. Việc học của từng nhóm học sinh được đem ra xem xét cái gì đang tốt, cái gì là xấu.

Trước đó các nhóm học sinh đã nộp cho các thầy các bản tự nhận xét, đánh giá của họ.

Còn tại trường trung học phổ thông, các học sinh tham gia vào hầu hết các mặt của quá trình học tập từ việc lập kế hoạch học tập, đánh giá, và cả tiêu chuẩn cho việc đánh giá.

Video đang HOT

Cận cảnh nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới - Hình 1

Hướng dẫn chứ không chỉ thị, áp đặt, độc đoán

Mặc dù, học sinh được yêu cầu đạt tới các tiêu chuẩn học lực do Bộ Giáo dục Thụy Điển thiết lập và ban hành. Theo đó, có 17 chương trình cấp phổ thông trung học cho toàn thể 278 học khu ở Thụy Điển. Nhưng các tiêu chuẩn và chương trình chỉ có tính hướng dẫn những nét đại cương, rất uyển chuyển và có thể được thay đổi qua các cuộc trao đổi giữa học sinh và thầy giáo.

Toàn bộ tài liệu hướng dẫn này cho cả đất nước Thụy Điển mà chỉ có 103 trang (Regeringskansliet, 1995) trong khi 4 tập hướng dẫn về Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, và Ngôn ngữ cho hệ thống K-12 của bang Ohio ở Mỹ lên tới 1196 trang.

Trao quyền tự chủ cho học sinh

Trong trường trung học cơ sở, không có chuông reo báo hiệu giờ học, học sinh tự động vào lớp học, vào làm việc theo nhóm. Đôi khi cũng làm việc cá thể. Thầy giáo hiếm khi bắt đầu buổi học bằng cách đứng trước lớp nói với học sinh, mà thường ngồi trong một nhóm nào đó với học sinh để bắt đầu một đồ án.

Theo chủ thuyết xây dựng kiến thức, việc giảng dạy được cá nhân hoá: mỗi học sinh tự quyết định việc học như thế nào cho tốt đối với riêng mình khi ngồi vòng tròn với nhau và với thầy giáo. Mỗi học sinh được yêu cầu triển khai và dạy một bài học trong một tuần cho các bạn trong lớp, mà không phụ thuộc vào bài in sẵn trong sách giáo khoa.

Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ sáng tạo hơn, và làm phù hợp với sự ưa thích học tập của các bạn trong lớp. Sau mỗi bài học, học sinh phải viết ra một vài suy nghĩ về những điều được cho là đúng và những gì chúng sẽ phải thay đổi.

Đó là một thông lệ mà thầy giáo hướng dẫn và nhắc nhở học sinh làm hàng ngày.

Dạy và học ngoại ngữ ở Thụy Điển.

Tại các trường tiểu học, trong khi các học sinh chơi ngoài trời quanh nhà trường như trên các sườn đồi có tuyết hay trên một sân băng, thì có thể không có một thầy giám thị nào ở gần đó.

Các bạn đã biết rõ các cách ứng xử với nhau trong các trò chơi vì chính các em đã cùng với các thầy bàn bạc thảo ra nội quy của mọi cuộc chơi. Và chính các em đã tuân thủ một cách tự giác và thống nhất với nhau cách ứng xử thân thiện, không đánh đập hay chơi xấu nhau…

Vào thời gian dùng trà giữa buổi sáng, chỉ 2 học sinh tiểu học cỡ 11 tuổi lo chuẩn bị trà phục vụ cho tất cả người lớn trong trường, trong khi mọi học sinh khác chơi bên ngoài mà không có người lớn nào giám sát.

Các nhà nghiên cứu Mỹ rất ngạc nhiên, họ cho rằng không có người lớn giám sát, lỡ xảy ra sự cố hay tai nạn gì thì sao? Ông hiệu trưởng trả lời là có gì thì học sinh sẽ báo ngay với chúng tôi.

Người Thụy Điển không lo sợ các vấn đề như người Mỹ vì họ cho rằng, việc giáo dục cấp mẫu giáo và tiểu học của Thụy Điển là tập trung vào rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, tập cho học sinh biết cách sống hòa hợp với người khác, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong mọi sinh hoạt tập thể hơn là học kiến thức. Họ cho rằng có ích gì khi chỉ dạy cho trẻ em biết đọc biết viết, biết nhiều thứ để rồi cuối cùng chúng hành xử để bị vào tù.

Tỉ lệ phạm tội và bị tống giam ở Thụy Điển thấp hơn ở Mỹ khá nhiều. Tuy ít chú trọng về dạy kiến thức ở mấy năm đầu cho học sinh, nhưng lên bậc trung học phổ thông thì học sinh Thụy Điển đã chứng tỏ vượt trội hơn về học lực so với học sinh ở nhiều nước công nghiệp hoá cao nhất trong đó có Mỹ.

Nền giáo dục ở Thụy Điển không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng mệnh lệnh của người lớn, mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu chuẩn hành xử dân chủ được chính học sinh tham gia thiết lập, vì lợi ích chung và công bình của mọi người trong cộng đồng.
Rèn luyện tinh thần dân chủ và sự trao quyền hợp pháp cho học sinh

Cuộc cải cách giáo dục năm 1994 cũng tăng cường việc rèn luyện tinh thần dân chủ và trao quyền hợp pháp cho giới trẻ.

Các thầy giáo được nhiều quyền tự quản hơn trong việc tạo ra các quyết định về công việc của họ trong nhà trường. Trong trường có một số thầy giáo được yêu cầu tham gia ý kiến giúp ban giám hiệu xem xét các vấn đề để đưa ra các quyết định của nhà trường.

Sự phân quyền này đã khai sinh ra một “Quốc hội học sinh” gồm 3 học sinh cấp 2 và 3 học sinh cấp 3 do tất cả học sinh trong một học khu bầu chọn ra. Sáu thành viên của quốc hội này được yêu cầu tham gia vào các cuộc họp của các giới chức chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan tới giới trẻ.

Chuẩn bị cho khả năng lao động trong nền kinh tế toàn cầu

Nhà trường mẫu giáo và tiểu học chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống trong xã hội, còn ở cấp 3 thì học sinh được chuẩn bị lao động theo tinh thần trường trung học tổng hợp.

Trong mỗi học khu ở Thụy Điển có 16 chương trình trung học cấp 3 chú trọng về hướng nghiệp (career-centered programs of study). Những chương trình này được dạy cùng trong một trường, mỗi thầy thường chỉ làm việc trong một chương trình với quyền tự trị đáng kể.

Bộ Giáo dục Thụy Điển chỉ đưa ra các đề cương tổng quát cho mỗi chương trình, cho phép thầy giáo và học sinh bàn bạc cùng quyết định với nhau nên học cái gì.

Tất cả 5 môn học chính là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên đều là 5 môn bắt buộc trong mỗi chương trình. Nhưng những môn này lại được học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng chương trình.

Có hai chương trình không tỏ ra hướng nghiệp rõ như 14 chương trình kia mà nặng về chuẩn bị cho học sinh lên đại học hay cao đẳng. Tuy nhiên, dù học ở 14 chương trình hướng nghiệp kia thì học sinh vẫn hợp lệ và đủ trình độ vào đại học.

Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp trung học được chọn vào đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp trung học.

Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị loại ra khỏi một trong 16 chương trình chính quy.

Học sinh học theo chương trình 17 là để bổ sung, củng cố kiến thức để cuối cùng được quay trở về một trong 16 chương trình chính quy.

Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship).

Các phong cách này được rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán.

Mỗi cộng đồng dân cư đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phương trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Họ thường kỳ tổ chức nói chuyện cho học sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng. Trong đó nêu rõ các học sinh nên được chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động.

Như các nhà giáo dục hướng nghiệp, hội đồng này cho biết họ mong muốn những gì và họ cảm nhận học sinh nay đang ở mức nào, đó chính là cách giáo dục hướng nghiệp vững chắc cho học sinh.

Các doanh nghiệp địa phương thường hỗ trợ các phương tiện, thiết bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học sinh tốt nghiệp. Ở Thụy Điển mọi nhu cầu tài chính của nhà trường đều do sự đóng góp bắt buộc của các cấp chính quyền.

Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Hơn nữa, có những buổi học cốt tập cho học sinh tinh thần dấn thân. Chẳng hạn, học sinh được cho vay một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thường dưới dạng dịch vụ trực tuyến.

Học sinh được vay tiền từ một ngân hàng địa phương dưới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải được hoàn trả cho ngân hàng trước khi học sinh tốt nghiệp. Thống kê cho biết, rất hiếm khi các doanh nghiệp này làm mất tiền vay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Mẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải MyMẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải My
16:17:27 20/12/2024
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi
16:31:27 20/12/2024
Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?
17:38:04 20/12/2024
Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng
19:28:21 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?
16:22:36 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít

Sức khỏe

21:33:24 20/12/2024
Sau khi căng chỉ nâng mũi tại một cơ sở gần nhà được khoảng 3 tháng, mũi cô gái bị nhiễm trùng, hoại tử, thủng ở sống mũi, lộ chỉ chi chít dọc sống mũi.
Phở áp chảo thịt bò - món ngon dễ làm cho bữa ăn ấm nóng ngày cuối tuần

Phở áp chảo thịt bò - món ngon dễ làm cho bữa ăn ấm nóng ngày cuối tuần

Ẩm thực

21:28:26 20/12/2024
Phở áp chảo thịt bò là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn ấm nóng, thơm ngon, đầy đủ hương vị và dinh dưỡng ngày cuối tuần.
Danh tính chàng phi công trẻ có màn biểu diễn máy bay "xuyên" mặt trời khai mạc triển lãm quốc phòng

Danh tính chàng phi công trẻ có màn biểu diễn máy bay "xuyên" mặt trời khai mạc triển lãm quốc phòng

Netizen

21:26:10 20/12/2024
Trong ngày Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 được diễn ra vào sáng ngày 19/12 vừa qua, có một màn trình diễn để lại rất dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí của tất cả mọi người khi dõi theo.
Đường đua phim tết 2025: Những gương mặt cũ

Đường đua phim tết 2025: Những gương mặt cũ

Hậu trường phim

21:24:42 20/12/2024
Tết Ất Tỵ 2025 chỉ có 3 phim Việt được xác nhận bước vào đường đua cạnh tranh phòng vé: Bộ tứ báo thủ , Yêu nhầm bạn thân và Nụ hôn bạc tỷ .
MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine báo động đỏ khẩn cấp trên cả nước

MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine báo động đỏ khẩn cấp trên cả nước

Thế giới

21:24:12 20/12/2024
Không quân Ukraine phát báo động đỏ trên cả nước do tiêm kích MiG-31K mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga cất cánh.
Đàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard

Đàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard

Sao việt

21:21:29 20/12/2024
Đàm Vĩnh Hưng xin rút lại đơn hủy vụ kiện trước đó, đồng thời ủy quyền cho luật sư H.H tiếp tục vụ kiện thay cho văn phòng luật sư cũ.
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Pháp luật

21:17:05 20/12/2024
Đến trưa 20/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận Tân Bình tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm nhiều người thương vong.
'Dương Quá' Lý Minh Thuận không muốn con trai vào showbiz

'Dương Quá' Lý Minh Thuận không muốn con trai vào showbiz

Sao châu á

21:11:05 20/12/2024
Gia nhập làng giải trí gần 30 năm và hiểu rõ những vấn đề trong showbiz, Lý Minh Thuận muốn con trai của anh và Phạm Văn Phương theo đuổi việc học nghiêm túc thay vì nối nghiệp cha mẹ.
Phim 'Hear me our summer' gây sốt ở Hàn Quốc được chiếu tại Việt Nam

Phim 'Hear me our summer' gây sốt ở Hàn Quốc được chiếu tại Việt Nam

Phim châu á

21:07:18 20/12/2024
Hear me our summer là tác phẩm của đạo diễn Cho Sun Ho được làm lại dựa trên bộ phim Hear me ra mắt năm 2009 của Đài Loan với sự tham gia của nam tài tử Bành Vu Yến.
Trai đẹp bóng rổ cao 2m10 vừa gặp đã phải lòng cô gái 1m93, lập tức gọi cho bố nhờ một điều khi phát hiện ra "sự thật"

Trai đẹp bóng rổ cao 2m10 vừa gặp đã phải lòng cô gái 1m93, lập tức gọi cho bố nhờ một điều khi phát hiện ra "sự thật"

Sao thể thao

21:03:06 20/12/2024
Sau khi gặp gỡ và nảy sinh tình cảm, cặp đôi mới phát hiện ra điều bất ngờ về mối quan hệ từ hai gia đình. Wu Guanxi là cầu thủ nổi tiếng điển trai tại làng bóng rổ với chiều cao khủng lên tới 2m10.
Taylor Swift đính hôn với Travis Kelce?

Taylor Swift đính hôn với Travis Kelce?

Sao âu mỹ

20:31:38 20/12/2024
Taylor Swift làm rộ lên tin đồn cô đính hôn với Travis Kelce sau khi người hâm mộ nhận thấy một chi tiết đáng chú ý trong những bức ảnh tiệc kết thúc chuyến lưu diễn The Eras Tour của cô.