Cận cảnh lô tiêm kích L-159 sắp được giao cho Iraq
15 máy bay tiêm kích L-159 đang trong tình trạng tốt, sẵn sàng được chuyển giao cho Quân đội Iraq sử dụng để chống IS.
Theo một số nguồn tin, trong 15 chiếc L-159 được Czech bán cho Iraq gồm có 13 chiếc thuộc biến thể L-159A – biến thể tiêm kích đa năng một chỗ ngồi và 2 chiếc L-159T1 – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi.
Nhiều khả năng, toàn bộ số máy bay L-159 này sẽ được bàn giao chỉ trong vài tháng tới cho Không quân Iraq sử dụng, bởi nhu cầu cấp thiết trong cuộc chiến chống IS. Các máy bay này sẽ được dùng để tấn công mục tiêu mặt đất quân IS, chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất đồng minh tiến công giành lại các vùng, thành phố bị IS chiếm giữ nhiều tháng nay.
Máy bay tiêm kích đa năng L-159 là thiết kế của hãng Aero Vdochody ( Cộng hòa Czech) dành cho Không quân Czech và phục vụ xuất khẩu. Nó được phát triển dựa trên mẫu máy bay huấn luyện huyền thoại L-39 Albastros, chuyến bay thử lần đầu thực hiện vào tháng 8/1997, chính thức giới thiệu tháng 4/2000.
Dù đã ra mắt từ năm 2000 nhưng cho tới thời điểm hiện tại chỉ có 72 chiếc được sản xuất dù đơn giá là khá rẻ – chỉ khoảng 13-17 triệu USD. Có lẽ lý do một phần vì nhu cầu Không quân Czech không quá lớn, trong khi L-159 cũng không giành được nhiều đơn hàng xuất khẩu. Hiện ngoài Czech và mới nhất là Iraq thì khách hàng thứ 2 của L-159 là các công ty tư nhân ở Mỹ.
Video đang HOT
Biến thể L-159A xuất khẩu cho Iraq được thiết kế cho 3 nhiệm vụ chính: tác chiến không đối không; không đối đất và trinh sát. Nó có chiều dài 12,72m, cao 4,87m, sải cánh 9,54m, trọng lượng rỗng 4,35 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 8 tấn.
L-159A nói riêng và dòng tiêm kích L-159 nói chung thiết kế với 7 giá treo (6 trên cánh và 1 dưới thân) cho phép mang tổng cộng 2,34 tấn tên lửa, bom do Mỹ – châu Âu sản xuất. Việc dùng hệ vũ khí Mỹ sẽ thuận tiện hơn cho Iraq trong việc tận dung các loại tên lửa, bom có sẵn Mỹ đã chuyển giao trước đây.
Trong nhiệm vụ không đối không, tiêm kích L-159 có thể mang được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9M Sidewinder hoặc IRIS-T (Đức sản xuất, tầm bắn 25km) hoặc tầm ngắn – trung AIM-132 (Anh sản xuất, tầm bắn 50km).
Trong tác chiến đối đất, L-159 mang được tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, bom dẫn đường laser GBU hoặc bom chùm CBU hoặc bom đa công dụng Mk82. Trong ảnh, tiêm kích L-159 nã pháo 20mm tấn công mục tiêu mặt đất.
Hệ thống điện tử hàng không trên L-159 được đánh giá là tương đương các tiêm kích, cường kích thế hệ thứ 4. Trong ảnh là bảng điều khiển buồng lái L-159 với màn hình HUD, 2 màn hình màu đa năng MFD, thanh điều khiển HOTAS. Nhìn chung, tiện nghi nhưng khá đơn giản, trực quan, dễ sử dụng.
L-159 được trang bị radar điều khiển hỏa lực Grifo-L có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, hệ thống chiến tranh điện tử (gồm radar cảnh báo sớm, mồi bẫy nhiệt). Như vậy, L-159 có khả năng đối phó hiệu quả với tên lửa tầm nhiệt – thứ vũ khí mà quân IS có rất nhiều.
L-159 trang bị động cơ tuốc bin phản lực F124-GA-100 cho tốc độ tối đa 936km/h, tốc độ thấp nhất có thể bay 185km/h, tầm bay cực đại 1.570km, trần bay 13,2km, vận tốc leo cao 62m/s.
Máy bay đạt bán kính tác chiến 565km nếu mang 2 bom Mk82, 2 teenl ửa AIM-9 và 2 thùng nhiên liệu 500 lít.
Theo_Kiến Thức
Czech trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga tội gián điệp
- Hôm 12-3, theo Đài phát thanh của Cộng hòa Czech, cơ quan phản gián của quốc gia này đã trục xuất 3 nhà ngoài giao Nga ở thủ đô Prague ra khỏi đất nước.
"Cơ quan phản gián của Czech mới đây đã phát hiện 3 nhà ngoại giao Nga làm gián điệp ở Prague. Các điệp viên này buộc phải bí mật rời khỏi lãnh thổ của Cộng hòa Czech và không được gia hạn thêm giấy phép cư trú", đài phát thanh Czech cho biết.
Tòa nhà Đại sứ quán Nga tại Cộng hòa Czech (Ảnh: AP)
Đáp trả lại động thái này, Nga đã cấm một điệp viên Czech xâm nhập vào lãnh thổ Nga và buộc một nhà ngoại giao khác phải rời đi khỏi lãnh thổ Nga. Cơ quan tình báo nước ngoài (SVR) của Nga và Đại sứ quán Nga ở Prague từ chối bình luận về vụ việc.
Vào năm 2009, quốc gia Trung Âu này đã trục xuất 2 điệp viên Nga ra khỏi Prague vì cáo buộc hành động của họ có liên quan đến việc phân phối năng lượng hạt nhân cũng như dầu và khí đốt. Nga mô tả động thái này là một sự khiêu khích. Trong những tháng qua, Cộng hòa Lithuania và Ba Lan tuyên bố họ đã bắt giữ các quan chức quân sự đã công khai thừa nhận làm gián điệp cho Nga.
Ngọc Như
Theo_PLO
Máy bay nào vừa bất ngờ dội bom Trung Quốc? Theo Diplomat ngày 11/3, Trung Quốc vừa xác nhận việc chiến đấu cơ của Myanmar bất ngờ dội bom vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc trong một cuộc diễn tập. Theo nguồn tin trên, cuộc không kích vào Trung Quốc diễn ra tại tỉnh Vân Nam hôm 8/3. Vụ ném bom may mắn không gây ra thiệt hại nào về người, nhưng...